Toàn cảnh con đường độc đạo xuyên rừng nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

Tuyến đường nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước có tổng chiều dài khoảng 74 km đi xuyên Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai gần 30 km.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước qua cầu Mã Đà.

Bộ Xây dựng đánh giá, việc nghiên cứu để đầu tư công trình giao thông kết nối trực tiếp giữa 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai là cần thiết. Với vai trò kết nối trực tiếp giữa 2 tỉnh, Bộ Xây dựng cho rằng nên nghiên cứu với quy mô đầu tư thích hợp để kết hợp yêu cầu đáp ứng nhu cầu vận tải, hỗ trợ phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch khu vực.

 Hiện tại ở Bình Phước, đường 753 đã được thảm nhựa đến gần cầu Mã Đà, giáp ranh với tỉnh Đồng Nai. UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị điều chỉnh quy mô quy hoạch tuyến đường này từ 2 - 4 làn xe lên thành 8 - 10 làn xe.

Hiện tại ở Bình Phước, đường 753 đã được thảm nhựa đến gần cầu Mã Đà, giáp ranh với tỉnh Đồng Nai. UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị điều chỉnh quy mô quy hoạch tuyến đường này từ 2 - 4 làn xe lên thành 8 - 10 làn xe.

 Hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai với đường ranh giới địa chính dài 160 km, hiện vẫn chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp do địa hình chủ yếu là rừng và bị chia cắt bởi sông Mã Đà.

Hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai với đường ranh giới địa chính dài 160 km, hiện vẫn chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp do địa hình chủ yếu là rừng và bị chia cắt bởi sông Mã Đà.

 Cầu Mã Đà cũ, từng nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã bị phá hủy trong chiến tranh, chỉ còn lại hai trụ ở bờ Bình Phước. Tuyến đường độc đạo nối huyện Đồng Phú (Bình Phước) với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) nhưng đã bị cấm lưu thông hàng chục năm nay với kế hoạch bảo vệ động vật trong Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai.

Cầu Mã Đà cũ, từng nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã bị phá hủy trong chiến tranh, chỉ còn lại hai trụ ở bờ Bình Phước. Tuyến đường độc đạo nối huyện Đồng Phú (Bình Phước) với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) nhưng đã bị cấm lưu thông hàng chục năm nay với kế hoạch bảo vệ động vật trong Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai.

 Vì tuyến đường bị chia cắt và nằm trong Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai để bảo vệ động vật, sinh vật nên tỉnh Đồng Nai đã hạn chế việc đi lại qua khu vực và không đầu tư xây dựng đoạn đường đi qua khu rừng nguyên sinh.

Vì tuyến đường bị chia cắt và nằm trong Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai để bảo vệ động vật, sinh vật nên tỉnh Đồng Nai đã hạn chế việc đi lại qua khu vực và không đầu tư xây dựng đoạn đường đi qua khu rừng nguyên sinh.

 Do đó, từ cầu Mã Đà cũ theo hướng Đồng Nai đến Ngã ba vào Trung ương cục miền Nam (Chiến khu Đ) vẫn là đất đỏ, chủ yếu phục vụ công tác bảo vệ rừng và đi lại của các kiểm lâm Trạm Rang Rang.

Do đó, từ cầu Mã Đà cũ theo hướng Đồng Nai đến Ngã ba vào Trung ương cục miền Nam (Chiến khu Đ) vẫn là đất đỏ, chủ yếu phục vụ công tác bảo vệ rừng và đi lại của các kiểm lâm Trạm Rang Rang.

 Đường 761, nối trung tâm thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) vào Chiến khu Đ được thảm nhựa và chạy xuyên rừng Mã Đà.

Đường 761, nối trung tâm thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) vào Chiến khu Đ được thảm nhựa và chạy xuyên rừng Mã Đà.

 Do hướng tuyến kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai qua cầu Mã Đà đi qua Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nên Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương rà soát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các tác động đến môi trường, hệ sinh thái, liên kết đa dạng sinh học để lựa chọn hướng tuyến chi tiết phù hợp; đánh giá kỹ lưỡng tác động môi trường, di sản văn hóa, điều ước quốc tế… để phối hợp với các cơ quan quản lý hoàn thiện hồ sơ và thủ tục đầu tư dự án trong quá trình triển khai đầu tư theo quy định.

Do hướng tuyến kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai qua cầu Mã Đà đi qua Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nên Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương rà soát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các tác động đến môi trường, hệ sinh thái, liên kết đa dạng sinh học để lựa chọn hướng tuyến chi tiết phù hợp; đánh giá kỹ lưỡng tác động môi trường, di sản văn hóa, điều ước quốc tế… để phối hợp với các cơ quan quản lý hoàn thiện hồ sơ và thủ tục đầu tư dự án trong quá trình triển khai đầu tư theo quy định.

 Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 74 km, trong đó, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 30 km (từ TP Đồng Xoài đến cầu Mã Đà); đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài khoảng 44 km (từ cầu Mã Đà đến đường Vành đai 4 - TP.HCM). Trong đó có khoảng 27 km đi qua Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai.

Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 74 km, trong đó, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 30 km (từ TP Đồng Xoài đến cầu Mã Đà); đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài khoảng 44 km (từ cầu Mã Đà đến đường Vành đai 4 - TP.HCM). Trong đó có khoảng 27 km đi qua Khu bảo tồn Văn hóa - Thiên nhiên tỉnh Đồng Nai.

VŨ HỘI

Nguồn PLO: https://plo.vn/toan-canh-con-duong-doc-dao-xuyen-rung-noi-tinh-dong-nai-va-binh-phuoc-post845904.html