Toàn cảnh hai nhà thờ lớn ở Huế trong dịp Giáng sinh

Gắn bó với dòng chảy lịch sử, văn hóa Huế suốt hàng thập kỷ, 2 nhà thờ lớn nhất cố đô gần gũi, tôn nghiêm lại càng thêm phần tráng lệ dịp Giáng sinh về.

Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

Nhà thờ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, được khởi công xây dựng vào đầu năm 1963. Tiến độ thi công nhà thờ Phủ Cam chậm và kéo dài vì nhiều lý do. Ngày 1/5/1999, công trình tiếp tục khởi công xây dựng 2 tháp chuông. Sau gần 37 năm, ngày 29/6/2000, nhà thờ chánh tòa Phủ Cam được khánh thành, trở thành ngôi thánh đường rộng lớn bậc nhất tại thành phố Huế.

Nhà thờ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, được khởi công xây dựng vào đầu năm 1963. Tiến độ thi công nhà thờ Phủ Cam chậm và kéo dài vì nhiều lý do. Ngày 1/5/1999, công trình tiếp tục khởi công xây dựng 2 tháp chuông. Sau gần 37 năm, ngày 29/6/2000, nhà thờ chánh tòa Phủ Cam được khánh thành, trở thành ngôi thánh đường rộng lớn bậc nhất tại thành phố Huế.

Phủ Cam có hai ngọn tháp chuông cao 43,5 m (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80x24 m. Phía trước sân nhà thờ có 2 pho tượng Thánh Phêrô (Saint Peter) và Thánh Phaolô (Paul the Apostle) bằng xi măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP.HCM) đúc. Tượng được di chuyển bằng đường thủy từ TP.HCM ra cảng Đà Nẵng và đưa bằng ôtô ra Huế.

Phủ Cam có hai ngọn tháp chuông cao 43,5 m (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80x24 m. Phía trước sân nhà thờ có 2 pho tượng Thánh Phêrô (Saint Peter) và Thánh Phaolô (Paul the Apostle) bằng xi măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP.HCM) đúc. Tượng được di chuyển bằng đường thủy từ TP.HCM ra cảng Đà Nẵng và đưa bằng ôtô ra Huế.

Với những đường nét thanh thoát, đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời, hai đường lượn phía trước tiền đường được xây bằng đá uốn cong xuống như chiếc khăn quàng khổng lồ vắt ngang trời. Không gian kiến trúc của ngôi nhà thờ chính tòa hoành tráng, vừa gần gũi, gợi cảm, vừa thánh thiện, tôn nghiêm.

Với những đường nét thanh thoát, đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời, hai đường lượn phía trước tiền đường được xây bằng đá uốn cong xuống như chiếc khăn quàng khổng lồ vắt ngang trời. Không gian kiến trúc của ngôi nhà thờ chính tòa hoành tráng, vừa gần gũi, gợi cảm, vừa thánh thiện, tôn nghiêm.

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (hay còn gọi là nhà thờ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp) là công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo với khu đất hình tam giác tọa lạc giữa 2 con đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến (tên cũ là đường Quỳnh Lưu, nay thuộc phường Phú Nhuận, TP Huế).

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (hay còn gọi là nhà thờ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp) là công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo với khu đất hình tam giác tọa lạc giữa 2 con đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến (tên cũ là đường Quỳnh Lưu, nay thuộc phường Phú Nhuận, TP Huế).

Dù không có tuổi đời lâu như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế vẫn để lại nhiều dấu ấn riêng biệt trong dòng chảy lịch sử văn hóa Huế với hơn nửa thế kỷ tồn tại.

Dù không có tuổi đời lâu như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế vẫn để lại nhiều dấu ấn riêng biệt trong dòng chảy lịch sử văn hóa Huế với hơn nửa thế kỷ tồn tại.

Bản thiết kế nhà thờ là tác phẩm nổi bật của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc vào tháng 1/1959 và việc xây dựng nhà thờ được hoàn thành vào tháng 8/1962. Tuy nhiên, lịch sử của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tồn tại từ những năm 20 của thế kỷ 20.

Bản thiết kế nhà thờ là tác phẩm nổi bật của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc vào tháng 1/1959 và việc xây dựng nhà thờ được hoàn thành vào tháng 8/1962. Tuy nhiên, lịch sử của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tồn tại từ những năm 20 của thế kỷ 20.

Nhà thờ có mặt bằng đối xứng qua trục trung tâm, tạo nên hình ảnh cây thánh giá khi nhìn từ trên cao xuống. Phía trước nhà thờ, tượng Chúa Giêsu mở rộng hai cánh tay như ôm trọn và thấu suốt hết mọi tâm tư để bao dung với mọi con chiên của Người. Hang Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng bên cánh trái được thiết kế như một quả núi quanh năm hoa trái tốt tươi.

Nhà thờ có mặt bằng đối xứng qua trục trung tâm, tạo nên hình ảnh cây thánh giá khi nhìn từ trên cao xuống. Phía trước nhà thờ, tượng Chúa Giêsu mở rộng hai cánh tay như ôm trọn và thấu suốt hết mọi tâm tư để bao dung với mọi con chiên của Người. Hang Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng bên cánh trái được thiết kế như một quả núi quanh năm hoa trái tốt tươi.

Hàng ngày, khuôn viên nhà thờ luôn có rất nhiều người tới cầu nguyện, gặp cha quản xứ để chuyện trò và nghe giảng đạo hoặc vui chơi, chụp ảnh, ôn bài... Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc và thân thiện của người dân xứ Huế.

Hàng ngày, khuôn viên nhà thờ luôn có rất nhiều người tới cầu nguyện, gặp cha quản xứ để chuyện trò và nghe giảng đạo hoặc vui chơi, chụp ảnh, ôn bài... Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc và thân thiện của người dân xứ Huế.

Không khí nhộn nhịp tại trung tâm TP.HCM mùa Giáng sinh Gần tới ngày Giáng sinh, các trung tâm thương mại ở TP.HCM trang trí nhiều tiểu cảnh đẹp, lạ mắt thu hút đông đảo người đến chụp hình.

Lê Huy Hoàng Hải

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/toan-canh-hai-nha-tho-lon-o-hue-trong-dip-giang-sinh-post1028684.html