Toàn cảnh khủng hoảng nợ Venezuela
Hãng tín nhiệm Standard & Poor's tuyên bố đưa Venezuela vào trạng thái vỡ nợ khi nhận định nước này không có khả năng trả được món nợ 200 triệu USD.
Mặc dù Tổng thống Venezuela cố gắng thuyết phục mọi người rằng nước này “sẽ không bao giờ vỡ nợ”, hãng tín nhiệm Standard & Poor's nhận định vào ngày 13/11 rằng nước này đang trong tình trạng “vỡ nợ từng phần”.
Đối với hầu hết các nhà phân tích, câu hỏi lớn được đặt ra là liệu quốc gia này có thể vỡ nợ hay không. Hiện, trong tình hình kinh tế thế giới bất ổn, dù sở hữu trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, chính phủ Venezuela chỉ còn ít hơn 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối và trả nợ.
Vỡ nợ từng phần là gì?
Theo nhiều nguồn tin, các khoản nợ nước ngoài của Venezuela lên đến 100 đến 150 tỷ USD. Nhưng Standard & Poor's chỉ ghi nhận nước này không có khả năng hoàn trả lại nợ trái phiếu 200 triệu USD sau khi được gia hạn thêm 30 ngày. Standard & Poor's cũng nhận định thêm có thể Venuezuela sẽ bị tuyên bố vỡ nợ thêm 2 lần nữa trong vòng 3 tháng tới.
Đây không phải trường hợp đầu tiên một quốc gia bị một hãng tín nhiệm tuyên bố vỡ nợ toàn phần. Năm 2012, hãng tín nhiệm này cũng tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ toàn phần sau khi Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) yêu cầu nước này phải tự trả nợ nhằm giảm gánh nặng về phía tổ chức.
Hậu quả của thông báo vỡ nợ?
Về mặt kỹ thuật, nếu 25% người sở hữu trái phiếu tuyên bố vỡ nợ, họ có thể yêu cầu hoàn lại số cổ phần. Các nhà đầu tư cũng có thể khởi kiện các vụ kiện cá nhân. Nếu quốc gia không đáp ứng được yêu cầu của các chủ nợ, nước này có nguy cơ bị tịch thu tài sản ở nước ngoài cũng như các công ty con được đặt ở nước ngoài.
Nhưng tiến trình này không phải là một tiến trình bắt buộc. Theo một số nhà phân tích, hãng tín nhiệm Standard & Poor's có thể thăng hạng tín nhiệm cho Venezuela nếu nước này sau đó có thể trả nợ trước khi bị các tổ chức yêu cầu bồi thường. Các nhà đầu tư cũng có thể không kiện nếu họ có niềm tin sẽ được hoàn lại số nợ. Họ cũng tránh các hoạt động cản trở quá trình tái cấu trúc nợ vốn rất phức tạp của các quốc gia.
Trên lý thuyết, tuyên bố vỡ nợ có thể đưa ra bởi một cơ quan xếp hạng, chủ nợ hay chính quốc gia đó. Trường hợp của Venezuela thì tuyên bố vỡ nợ của hãng tín nhiệm Standard & Poor's chỉ là một tuyên bố đơn phương. Tuy nhiên, quyết định của hãng có thể đẩy các chủ nợ, gồm 15 công ty tài chính nằm trong Hiệp hội giao dịch phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) sẽ có tuyên bố tương tự. Vào chiều 14/11, Hiệp hội này đã họp mặt để quyết định khả năng tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA (bị tố cáo chậm trả 116,1 triệu USD) đã tuyên bố họ không thể có quyết định ngay lập tức vì thiếu thông tin đầy đủ. Ủy ban ISDA cho biết họ sẽ tiếp tục thảo luận để những hậu quả nếu PDVSA không thể trả nợ vào thứ Năm tới tại New York.
Trên thực tế, Venezuela đã chìm trong khủng hoảng trong thời gian dài nên tuyên bố vỡ nợ này không gây sốc đối với thị trường khu vực và quốc tế. Tháng trước, IMF cho biết họ đã dự đoán “những tổn thất của cuộc khủng hoảng này đối với nước khác đã được tối thiểu hóa” bao gồm các nguy cơ khủng hoảng lâu lan sang quốc gia khác trong khu vực hay các quốc gia đang phát triển có khoản nợ khổng lồ khác.
Các cuộc đàm phán giữa Venezuela và các chủ nợ diễn ra như thế nào?
Tổng thống Maduro đã mời các chủ nợ quốc tế đến Caracas vào hôm 13/11 để thảo luận về việc cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư nắm giữ phần nợ lớn nhất của Venezuela đã không tham dự cuộc họp kéo dài 30 phút này. Bên cạnh đó, hàng trăm người tham dự đã bỏ về giữa chừng.
Hãng tín nhiệm Standard & Poor's cho biết, bất kỳ cuộc tái cơ cấu nợ nào của Venezuela cũng là một cuộc hoán đổi nợ khó khăn và bị coi là vỡ nợ do tính thanh khoản bên ngoài bị hạn chế. Việc này càng phức tạp hơn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt lệnh trừng phạt tài chính vào tháng 8 vừa qua đối với Caracas, cấm các nhà đầu tư Hoa Kỳ mua trái phiếu mới của Caracas hoặc PDVSA.
Nguồn Mặt Trận: http://tapchimattran.vn/the-gioi/toan-canh-khung-hoang-no-venezuela-10589.html