Toàn cảnh tuyến đường 10 làn xe kết nối Tây hồ Tây với Sơn Tây

Tuyến đường Tây Thăng Long dài 33km khi hoàn thành sẽ tạo thành trục huyết mạch và thông suốt nối từ khu vực Tây hồ Tây đến thị xã Sơn Tây.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, dự án đường Tây Thăng Long có điểm đầu giao với đường Võ Chí Công (đường Vành đai 2); điểm cuối giao với quốc lộ 32 thị xã Sơn Tây. Tổng chiều dài tuyến 33,18km (Tây Hồ 300m; Bắc Từ Liêm 8,56km; Đan Phượng 10km; Phúc Thọ 13,4km; Sơn Tây 920m).

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, dự án đường Tây Thăng Long có điểm đầu giao với đường Võ Chí Công (đường Vành đai 2); điểm cuối giao với quốc lộ 32 thị xã Sơn Tây. Tổng chiều dài tuyến 33,18km (Tây Hồ 300m; Bắc Từ Liêm 8,56km; Đan Phượng 10km; Phúc Thọ 13,4km; Sơn Tây 920m).

Đến nay, có 6,04km đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch, 9,04km đang có dự án nghiên cứu để đầu tư xây dựng nhưng tới 18,1km chưa có dự án nghiên cứu đầu tư.

Đến nay, có 6,04km đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch, 9,04km đang có dự án nghiên cứu để đầu tư xây dựng nhưng tới 18,1km chưa có dự án nghiên cứu đầu tư.

Trong số 6,04km đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch có 4 đoạn tuyến. Trong đó, đoạn tuyến ở quận Tây Hồ dài 300m, 2 đoạn tuyến trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm dài 4,82km và 1 đoạn trên địa bàn thị xã Sơn Tây dài 920m.

Trong số 6,04km đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch có 4 đoạn tuyến. Trong đó, đoạn tuyến ở quận Tây Hồ dài 300m, 2 đoạn tuyến trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm dài 4,82km và 1 đoạn trên địa bàn thị xã Sơn Tây dài 920m.

Hai đoạn tuyến đang đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư (9,04km). Trong đó, 1 đoạn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, có chiều dài 3,24km (đoạn từ Văn Tiến Dũng đến Phạm Văn Đồng) và 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng, có chiều dài 5,8km (đoạn từ Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài).

Hai đoạn tuyến đang đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư (9,04km). Trong đó, 1 đoạn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, có chiều dài 3,24km (đoạn từ Văn Tiến Dũng đến Phạm Văn Đồng) và 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng, có chiều dài 5,8km (đoạn từ Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài).

Ba đoạn tuyến chưa có dự án đầu tư (18,1km). Trong đó, 1 đoạn trên địa bàn Bắc Từ Liêm có chiều dài 500m (hầm chui khác mức với đường Phạm Văn Đồng), 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng chiều dài 4,2km (đoạn từ đường kênh Đan Hoài đến đê La Thạch) cùng đoạn trên địa bàn huyện Phúc Thọ có chiều dài 13,4km.

Ba đoạn tuyến chưa có dự án đầu tư (18,1km). Trong đó, 1 đoạn trên địa bàn Bắc Từ Liêm có chiều dài 500m (hầm chui khác mức với đường Phạm Văn Đồng), 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng chiều dài 4,2km (đoạn từ đường kênh Đan Hoài đến đê La Thạch) cùng đoạn trên địa bàn huyện Phúc Thọ có chiều dài 13,4km.

Trong ảnh một số đoạn của dự án vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Trong ảnh một số đoạn của dự án vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Đoạn tuyến từ đường Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng đang trong quá trình triển khai thi công với chiều dài 3,2km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Công trình khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành năm 2021 nhưng đến nay mới hoàn thành khoảng 50% khối lượng công việc.

Đoạn tuyến từ đường Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng đang trong quá trình triển khai thi công với chiều dài 3,2km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Công trình khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành năm 2021 nhưng đến nay mới hoàn thành khoảng 50% khối lượng công việc.

Nguyên nhân chậm trễ là do gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Nguyên nhân chậm trễ là do gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Quận Bắc Từ Liêm đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Quận Bắc Từ Liêm đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Những đoạn tuyến của dự án chưa thể giải phóng được mặt bằng, vẫn là cánh đồng hoang vu.

Những đoạn tuyến của dự án chưa thể giải phóng được mặt bằng, vẫn là cánh đồng hoang vu.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Tây Thăng Long là trục giao thông chính kết nối khu vực Tây hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây. Sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phát triển khu vực phía Tây Hà Nội.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Tây Thăng Long là trục giao thông chính kết nối khu vực Tây hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây. Sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phát triển khu vực phía Tây Hà Nội.

Lê Tươi

Biển Ngọc

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/toan-canh-tuyen-duong-10-lan-xe-ket-noi-tay-ho-tay-voi-son-tay-192241118150928251.htm