Tôi thích ở một mình nhưng cũng ghét cảm giác chỉ có một mình

Những người nhìn bề ngoài có vẻ giàu lòng tự tôn nhưng thực ra lại không phải như vậy. Vì thiếu tự tin, họ luôn tìm cách để người khác phải ngưỡng mộ mình.

 Ảnh minh họa: Engin Akyurt/Pexels.

Ảnh minh họa: Engin Akyurt/Pexels.

Trạng thái tâm lý mâu thuẫn giữa một mặt là mong muốn trở nên gần gũi, thân mật, nhưng mặt khác cũng muốn duy trì một khoảng cách nhất định với người khác được gọi là “nghịch lý của nhím gai”.

Bản thân tôi thích ở một mình nhưng mặt khác cũng ghét cảm giác chỉ có một mình.

Ai cũng có khuynh hướng hướng phụ thuộc vào người khác. Khi dựa dẫm vào ai đó, tôi có cảm giác ổn định nhưng đồng thời lại nảy sinh tâm lý bất mãn, cảm giác không hài lòng cũng ngày một nhiều lên.

Khi rời xa người đó, tôi tự chủ hơn nhưng lại có cảm giác bất an và hụt hẫng. Lúc nào tôi cũng muốn dựa vào ai đó nhưng lại đối xử với họ một cách tùy tiện. Càng những người quan tâm nhiều đến tôi thì tôi lại càng cảm thấy nhàm chán và tẻ nhạt. Tự tôi cũng ghét cái tính đó của mình.

Nhưng nếu chỉ ở bên cạnh những người luôn nhường nhịn, cho tôi là đúng thì tôi sẽ không tránh khỏi trở thành một “bánh bèo nhõng nhẽo”. Tôi hiểu rằng nếu cứ nấp kỹ trong hàng rào an toàn đó, dần dần tôi sẽ trở thành một kẻ hèn nhát.

Chính vì vậy, tôi không dám nghỉ việc ở công ty. Và đó cũng là tính cách từ trước đến nay của tôi.

Vấn đề không phải là đánh giá cách sống như vậy là tốt hay xấu, mà quan trọng là làm thế nào để cuộc sống trở nên vững vàng và lành mạnh.

Lý trí cho tôi biết câu trả lời đúng nhưng để hành động theo lại chẳng hề dễ dàng. Tự tôi luôn nghiêm khắc với bản thân hơn mức cần thiết, vì vậy tôi luôn cần được an ủi và có ai đó đứng về phía mình.

Baek Se-Hee/NXB Công thương & Thái Hà Books.

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/toi-thich-o-mot-minh-nhung-cung-ghet-cam-giac-chi-co-mot-minh-post1445227.html