Tôn giáo qua góc nhìn lịch sử và xuyên văn hóa
Mọi xã hội đã nhận biết rõ đều thực hành tôn giáo, mặc dù bản chất của tín ngưỡng và thực hành tôn giáo khác nhau giữa các xã hội.
Mục tiêu học tập
1. Mô tả những diễn biến chính trong lịch sử tôn giáo từ thời cổ đại.
2. Liệt kê các tôn giáo lớn trên thế giới ngày nay.
3. Vạch ra những tín ngưỡng chính của các tôn giáo.
Mọi người khi thực hành tôn giáo, cần hiểu rõ bản chất của tín ngưỡng và thực hành tôn giáo khác nhau giữa các nhóm xã hội và văn hóa khác nhau.
Người tiền sử tìm đến tôn giáo để giúp họ hiểu về sự ra đời, cái chết và các sự kiện tự nhiên như cơn cuồng phong hay bão lốc. Họ cũng dựa vào tôn giáo để được giúp đỡ trong việc giải quyết các nhu cầu hàng ngày để tồn tại: thời tiết tốt, mùa màng bội thu, nhiều loài động vật để săn bắn (Noss & Grangaard, 2008).
Mặc dù các tôn giáo phổ biến nhất thế giới ngày nay là độc thần giáo (tin vào một vị thần), nhiều xã hội thời cổ đại, đáng chú ý nhất là Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, lại là đa thần giáo (tin vào nhiều vị thần). Bạn đã quen thuộc với tên của các vị thần ấy: Như Aphrodite, nữ thần Hy Lạp cổ đại gắn liền với tình yêu, tình dục, sắc đẹp, niềm vui, đam mê và phồn thực, Apollo, vị thần Hy Lạp, chủ yếu được biết đến là vị thần của Mặt trời và ánh sáng, Pallas Athena, nữ thần của trí tuệ, chiến tranh, và thủ công, Mars, vị thần sinh sản cổ xưa của Ý, Zeus, thần trị vì các vị thần và là thần của bầu trời cũng như sấm và sét trong thần thoại Hy Lạp và nhiều vị thần khác.
Mỗi vị thần “chuyên môn hóa” trong một lĩnh vực; Ví dụ, Aphrodite là nữ thần tình yêu của Hy Lạp, trong khi Mars là thần chiến tranh của La Mã (Noss & Grangaard, 2008).
Hy Lạp và La Mã cổ đại là những quốc gia đa thần giáo, vì họ tin vào nhiều vị thần. Bức tượng này mô tả Zeus, vua của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Thời Trung cổ, Giáo hội Công giáo La Mã thống trị đời sống châu Âu. Quyền kiểm soát của Giáo hội này bắt đầu suy yếu với cuộc Cải cách Tin lành, bắt đầu vào năm 1517 khi nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo Martin Luther (1483-1546), lên tiếng phản đối các hoạt động của Giáo hội. Đến cuối thế kỷ, đạo Tin Lành đã chiếm ưu thế ở nhiều nơi tại châu Âu.
Một nhà sáng lập khác của ngành xã hội học, Max Weber, đã lập luận cách đây một thế kỷ rằng sự trỗi dậy của đạo Tin lành lại dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản.
Trong cuốn sách tuyệt vời của ông, Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, nhà xã hội học, nhà sử học, nhà luật học và nhà kinh tế chính trị người Đức Max Weber (1864–1920) đã viết rằng niềm tin của đạo Tin lành vào nhu cầu làm việc chăm chỉ và thành công về mặt kinh tế như một dấu hiệu của sự cứu rỗi vĩnh cửu đã góp phần dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản và Cách mạng Công nghiệp (Weber, 1904/1958).
Mặc dù một số học giả thách thức quan điểm của nhà kinh tế chính trị Max Weber vì một số lý do, bao gồm cả thực tế là chủ nghĩa tư bản cũng phát triển trong số những người không theo đạo Tin lành, nhưng phân tích của ông vẫn là một cách giải quyết hấp dẫn về mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội.
Khi di chuyển từ Châu Âu đến Hoa Kỳ, các nhà sử học đã ghi chép lại tầm quan trọng của tôn giáo kể từ thời kỳ thuộc địa. Nhiều người thực dân đã đến vùng đất mới để thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo ở quê hương của họ. Những người thực dân nói chung rất sùng đạo và đức tin của họ chi phối cuộc sống hàng ngày của họ cũng như trong cả hoạt động của chính phủ và các thể chế khác.
Về bản chất, tại nhiều khu vực chính phủ và tôn giáo hầu như là cùng một thực thể, và giáo hội và nhà nước không tách biệt. Các chức sắc trong giáo hội đã thực hiện nhiều nhiệm vụ mà chính phủ thực hiện ngày nay và cơ sở tín ngưỡng tôn giáo không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là trung tâm cộng đồng ở hầu hết các thuộc địa (Gaustad & Schmidt, 2004).
Những người Thanh giáo đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1629, Thuộc địa Saybrook năm 1635, Thuộc địa Connecticut năm 1636 và Thuộc địa New Haven năm 1638 đã từ chối chấp nhận các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo khác với họ và ngược đãi những người có quan điểm tôn giáo khác. Năm 1637 họ trục xuất cố vấn tinh thần Thanh giáo, nhà cải cách tôn giáo Anne Hutchinson (1591-1643) vì không đồng tình với tín ngưỡng của Giáo hội Công lý (Congregational Church) của những người Thanh giáo và năm 1660 treo cổ một người Anh và người Mỹ gốc Thanh giáo chuyển sang Quaker, bà Mary Dyer (1611–1660) đã bị treo cổ tại Boston, Massachusetts Bay Colony , vì nhiều lần bất chấp luật Thanh giáo cấm Quaker vào thuộc địa Mary Dyer (1611–1660).
Các tôn giáo chính trên thế giới ngày nay
Ngày nay, tôn giáo lớn nhất thế giới là Thiên Chúa giáo, với hơn 2 tỷ người, hay khoảng một phần ba dân số thế giới, theo tôn giáo này. Thiên Chúa giáo bắt đầu cách đây 2.000 năm tại Palestine dưới ảnh hưởng hấp dẫn lực của Chúa Jesus Christ là tên gọi của Jesus thành Nazareth (dc 30 CE), một nhà tiên tri Do Thái lưu động từ Galilee ở miền bắc Israel và ngày nay là một tôn giáo phương Tây, vì hầu hết những người theo đạo Thiên chúa sống ở châu Mỹ và châu Âu.
Bắt đầu như một giáo phái, Thiên Chúa giáo lan rộng khắp Địa Trung Hải và sau đó là khắp châu Âu trước khi trở thành tôn giáo chính thức của Đế chế La Mã. Ngày nay, hàng chục giáo phái Thiên Chúa giáo tồn tại ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Quan điểm của họ khác nhau ở nhiều khía cạnh, nhưng nhìn chung tất cả đều coi Chúa Jesus Christ không phải là một người tự xưng mình là Chúa. Ngài là Con trai của Đức Chúa Trời trong xác thịt con người (Giăng 10:36-38 và nhiều người tin rằng sự cứu rỗi đang chờ họ nếu họ noi gương Người (Young, 2010).
Tôn giáo lớn thứ hai là đạo Hồi, bao gồm khoảng 1,6 tỷ tín đồ Hồi giáo, phần lớn ở Trung Đông, Bắc Phi và một số vùng ở Châu Á. Đạo Hồi này được thành lập vào đầu thời kỳ Trung cổ trên Bán đảo Ả Rập, một phần của Trung Đông. Người sáng lập ra tôn giáo này là nhà tiên tri Muhammad, sống vào khoảng năm 570 đến 632 sau Tây lịch. Khi đã ở tuổi trung niên, Muhammad được cho là đã nhận được sự mặc khải từ Chúa và ngày nay được coi là một nhà tiên tri là hậu duệ của Abraham.
Trong khi Kinh thánh là sách thiêng liêng của Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo, thì Kinh thánh là sách thiêng liêng của Hồi giáo.
Năm Cột trụ của Hồi giáo (أركان الإسلام) là những điều cơ bản để vận hành Hồi giáo, đồng thời là những hành vi hành đạo bắt buộc đối với tất cả những người theo tôn giáo này.
Cả hai nhánh quan trọng của Hồi giáo là Sunni và Shia đều đồng thuận về những điều cơ bản của những cột trụ này và thực hiện chúng:
(a) Chấp nhận Allah là Chúa và Muhammad là sứ giả của Người;
(b) thờ cúng theo nghi lễ, bao gồm cầu nguyện hàng ngày hướng về Mecca, nơi sinh của Muhammad;
(c) tuân thủ tháng Ramadan, một tháng cầu nguyện và ăn chay;
(d) bố thí cho người nghèo; và
(e) hành hương đến Mecca ít nhất một lần trước khi qua đời.
Nhiều thành viên của mỗi nhà thờ Hồi giáo cầu nguyện đến tận đêm khuya
Những người này đang cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo, nơi thờ phụng của tôn giáo Hồi giáo. Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới, với ước tính 1,6 tỷ tín đồ.
Tôn giáo lớn thứ ba là Ấn Độ giáo, bao gồm hơn 800 triệu người, hầu hết sống ở Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ giáo bắt đầu vào khoảng năm 2000 trước Tây lịch và không giống như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, không có mối liên hệ lịch sử nào với bất kỳ một cá nhân nào và không có niềm tin thực sự vào một vị Thiên Chúa toàn năng.
Tín đồ Ấn Độ giáo sống theo một tập hợp các giới luật tôn giáo được gọi là luật của tự nhiên (dharma). Vì những lý do này, Ấn Độ giáo thường được gọi là một tôn giáo đạo đức.
Người Ấn Độ giáo tin vào sự tái sinh và đức tin tôn giáo của họ nói chung có liên quan chặt chẽ đến hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ (xem Chương 9 “Phân tầng toàn cầu”), vì một khía cạnh quan trọng của đức tin Ấn Độ giáo là người ta nên sống theo các quy tắc của đẳng cấp của mình.
Đạo Phật là một tôn giáo quan trọng khác và có gần 400 triệu tín đồ, hầu hết sống ở Châu Á. Phật giáo phát triển từ Ấn Độ giáo và được đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhartha Gautama) sáng lập hơn 500 năm trước khi Chúa Jesus ra đời.
Lịch sử ghi chép rằng, Thái tử Siddhartha đã từ bỏ cuộc sống vương giả của đẳng cấp thượng lưu theo đạo Hindu để sống hành khất và luôn thiểu dục tri túc.
Ngài đã đạt được sự giác ngộ và có được danh hiệu là Phật (Buddha), hay “người giác ngộ” (enlightened one). Những kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của Ngài hiện được gọi là dhamma, và qua nhiều thế kỷ, chúng đã ảnh hưởng đến những người theo đạo Phật để họ sống một cuộc sống đạo đức. Giống như người theo đạo Hindu, những người theo đạo Phật thường tin vào sự tái sinh và họ cũng tin rằng mọi người sẽ trải qua đau khổ trừ khi họ từ bỏ những mối quan tâm vật chất và tuân theo các nguyên tắc Phật giáo khác.
Một tôn giáo quan trọng khác là Do Thái giáo, với hơn 13 triệu tín đồ trên toàn thế giới, phần lớn là ở Israel và Hoa Kỳ. Do Thái giáo bắt đầu cách đây khoảng 4.000 năm khi theo truyền thống, Abraham được Chúa chọn để trở thành tổ tiên của “dân tộc được Người chọn”, đầu tiên được gọi là người Do Thái hoặc người Israel và bây giờ được gọi là người Do Thái.
Người Do Thái đã bị đàn áp trong suốt lịch sử của họ, với chủ nghĩa bài Do Thái có biểu hiện tàn ác nhất trong cuộc diệt chủng Holocaust những năm 1940, khi 6 triệu người Do Thái chết dưới tay Đức Quốc xã. Là một trong những tôn giáo độc thần đầu tiên, Do Thái giáo dựa rất nhiều vào Ngũ Thư, năm quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh Hebrew.
Trong Do Thái giáo, Ngũ Thư được gọi là Torah, và là phần đầu của Tanakh; trong khi đó với Kitô giáo, đây là phần đầu của Cựu Ước. Ngũ Thư này trình bày về công cuộc sáng tạo vũ trụ và muôn loài của Thiên Chúa, sự kiện cả dân tộc Israel được giải thoát ra khỏi Ai Cập, giao ước của dân với Thiên Chúa, hành trình tiến về miền đất hứa Canaan, các luật lệ tôn giáo và dân sự, những vấn đề lớn có liên quan đến lịch sử sơ khai của Israel v.v.. Torah, là năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh, và Talmud, một văn bản tôn giáo của giáo sĩ Do Thái giáo (Rabbinic) và Mishnah, bộ sưu tập và hệ thống hóa luật truyền khẩu Do Thái có thẩm quyền lâu đời nhất sau Kinh thánh, được biên soạn một cách có hệ thống bởi nhiều học giả (gọi là tannaim), cả hai đều là tập hợp các luật tôn giáo và các diễn giải cổ xưa của giáo sĩ Do Thái về các luật này. Do Thái giáo bao gồm ba nhánh chính, và hầu hết người Do Thái đã chọn liên kết với một trong số chúng: Chính thống giáo (truyền thống), Cải cách (tự do, ở châu Âu còn được gọi là Tự do hoặc Tiến bộ), và Bảo thủ (một nhánh trung dung; được gọi là Masorti bên ngoài Bắc Mỹ), được liệt kê theo thứ tự từ các truyền thống.
Do Thái giáo chính thống, về mặt thần học, nó được định nghĩa chủ yếu bằng cách liên quan đến Torah, cả bằng văn bản và truyền miệng, như được Thiên Chúa tiết lộ theo nghĩa đen trên núi Sinai và được truyền đi một cách trung thực kể từ đó. Các tín đồ Do Thái Chính thống hiểu Kinh thánh theo nghĩa đen và tuân thủ chặt chẽ các giáo lý và quy tắc của Torah, Talmud và Mishnah, trong khi các tín đồ Do Thái giáo Cải cách nhấn mạnh bản chất phát triển của đức tin, tính ưu việt của các khía cạnh đạo đức của nó so với các nghi lễ, và niềm tin vào sự mặc khải liên tục, gắn bó chặt chẽ với lý trí của con người và trí tuệ, và không tập trung vào thần linh ở Núi Sinai, các tín đồ Do Thái Cải cách cho rằng Kinh thánh chủ yếu là một tài liệu lịch sử và không tuân theo nhiều tập tục truyền thống của người Do Thái. Các tín đồ Do Thái bảo thủ thường được coi là trung gian giữa người Do Thái cải cách và người Do Thái chính thống xét về mức độ tuân thủ luật lệ. Trong Do Thái giáo bảo thủ, những hướng dẫn quan trọng nhất là Torah và Talmud, hai cuốn sách chính của kinh thánh Do Thái.
Một tôn giáo quan trọng nhất trên thế giới ngày nay là Nho giáo, đã ảnh hưởng Trung Hoa trong nhiều thế kỷ nhưng đã chính thức bị bãi bỏ vào năm 1949 sau khi Cách mạng Trung Quốc kết thúc dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người thực hành Nho giáo ở Trung Quốc ngày nay thực hiện điều đó một cách bí mật và số lượng tín đồ ước tính vào khoảng 5 hoặc 6 triệu người. Nho giáo được sáng lập bởi Khổng Phu Tử, khoảng 500 năm trước khi Chúa Jesus ra đời.
Những lời dạy của ông, được biên soạn trong một cuốn sách có tên là “Luận ngữ” (論語) ra đời vào thời Chiến Quốc (khoảng năm 476 - 221 trước Tây lịch), ghi chép lại ngôn hành của Khổng Tử, đồng thời cũng ghi chép cả ngôn hành của một số đệ tử Khổng môn. “Luận ngữ” không đơn thuần chỉ là sách luân lý của Nho gia, đây là một tác phẩm có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có thể ứng dụng vào chính trị, thậm chí cả lĩnh vực kinh doanh, về cơ bản là một bộ quy tắc ứng xử đạo đức liên quan đến kỷ luật bản thân, tôn trọng thẩm quyền và truyền thống, và đối xử tử tế với mọi người. Mặc dù Nho giáo đã chính thức bị bãi bỏ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền toàn trị, các nguyên tắc của nó vẫn tiếp tục quan trọng đối với gia đình và đời sống văn hóa Trung Quốc.
Như bản tổng quan này chỉ ra, tôn giáo có nhiều hình thức khác nhau trong các xã hội khác nhau. Tuy nhiên, bất kể hình thức nào, tôn giáo đều có những hậu quả quan trọng. Những hậu quả này có thể tốt hoặc xấu đối với xã hội và các cá nhân trong xã hội. Quan điểm xã hội học mở rộng về những hậu quả này và giờ chúng ta sẽ chuyển sang chúng.
Những điểm chính
Mặc dù Giáo hội Công giáo La Mã ảnh hưởng châu Âu thời trung cổ, nhưng Tin lành đã chiếm ưu thế vào cuối thế kỷ 16. Theo nhà kinh tế chính trị Max Weber, Tin lành đã góp phần dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản.
Các tôn giáo chính trên thế giới ngày nay là Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và Nho giáo.
Để bạn đánh giá
Mặc dù Giáo hội và Nhà nước không tách biệt ở nhiều thuộc địa của Mỹ, nhưng quốc gia mới này đã sớm đưa ra sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước và quyền tự do thực hành tôn giáo trong Tu chính án 1 (Tu chính án I) Hiến pháp Hoa Kỳ cấm việc đưa ra bất kỳ luật nào không tôn trọng việc thiết lập tôn giáo, đảm bảo rằng không có lệnh cấm tự do tôn giáo, giảm bớt quyền tự do ngôn luận, xâm phạm tự do báo chí, can thiệp vào quyền tụ tập ôn hòa, hoặc cấm yêu cầu kiến nghị sửa đổi các khiếu nại của chính phủ. Nó đã được thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm 1791, là một trong mười sửa đổi tạo thành Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Tại sao chính phủ mới lại áp dụng cách tiếp cận này?
Tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới hiện nay là Hồi giáo, tôn giáo đã khơi dậy niềm đam mê mạnh mẽ ở Hoa Kỳ kể từ ngày 11/9.
Và bây giờ sau khi đọc bài báo này, bạn hãy tự tư duy về việc thực hành tôn giáo của mình?
Tài liệu tham khảo
Gaustad, E. S., & Schmidt, L. E. (2004). Lịch sử tôn giáo của Hoa Kỳ. San Francisco, CA: HarperSanFrancisco.
Noss, D. S., & Grangaard, B. R. (2008). Lịch sử các tôn giáo trên thế giới (ấn bản lần thứ 12). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
Weber, M. (1958). Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (T. Parsons, Biên dịch). New York, NY: Scribner. (Tác phẩm gốc xuất bản năm 1904).
Young, W. A. (2010). Các tôn giáo trên thế giới: Quan điểm thế giới và các vấn đề đương đại (ấn bản lần thứ 3). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://pressbooks.howardcc.edu