Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986 có bao nhiêu tên? Fan ruột 38 năm cũng chưa chắc đã trả lời đúng
Tôn Ngộ Không có rất nhiều tên gọi trong Tây Du Ký. Nếu đã xem phiên bản nổi tiếng năm 1986, chắc chắn bạn đã từng nghe qua một lượt.
Tây Du Ký là tiểu thuyết hàng đầu của Ngô Thừa Ân. Không chỉ đơn giản là một tác phẩm văn học hay, nó đã trở thành biểu tượng của văn học Trung Quốc, có tầm ảnh hưởng lan rộng ra thế giới. Sau này, các nhà làm phim đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim. Bộ phim Tây Du Ký năm 1986 được đánh giá cao nhất, để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng khán giả. Đến mức các diễn viên đóng trong phiên bản đó cũng được khán giả yêu mến xem như một phần tuổi thơ của họ.
Tôn Ngộ Không có lẽ là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tây Du Ký. Với tính cách mạnh mẽ, khí phách hiên ngang, dũng cảm, lại thần thông quảng đại, không mấy bất ngờ khi đại đồ đệ của Đường Tăng được lòng khán giả nhất. Thế nhưng, nhiều fan của Tôn Ngộ Không, từng xem đi xem lại Tây Du Ký 1986 hàng chục lần cũng chưa chắc đã nhớ hết các tên gọi của nhân vật này.
Nếu bạn chưa biết thì trong Tây Du Ký 1986, Tôn Ngộ Không có tất cả 7 tên gọi, tước hiệu. Nó lần lượt là:
Thạch hầu (Khỉ đá): Đây là tên gọi đầu tiên của Tôn Ngộ Không. Sở dĩ gọi như vậy là vì lão tôn sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc.
Mỹ hầu vương (Vua khỉ): Tôn Ngộ Không từng liều mình xông qua thác nước để vào động Thủy Liêm. Từ đó hắn được bầy khỉ tôn làm Hầu vương, đứng đầu Hoa Quả Sơn, tự xưng là Mỹ hầu vương.
Tôn Ngộ Không: Đây là cái tên nổi tiếng nhất, cũng là danh xưng thường được Tôn Ngộ Không sử dụng nhất. Tên này do Bồ Đề tổ sư đặt cho Tôn Ngộ Không ngay khi đến bái sư.
Bật mã ôn: Tên gọi này bắt nguồn từ chức vụ trông coi ngựa trên thiên đình của Tôn Ngộ Không.
Tề thiên đại thánh (Thánh lớn bằng trời): Đây là tước hiệu do Độc Giác quỷ vương đề xuất cho Tôn Ngộ Không.
Tôn hành giả, giả hành Tôn, hành giả Tôn (Người tu hành họ Tôn): Đường Tăng là người đặt cho Tôn Ngộ Không tên gọi này sau khi giải thoát hắn khỏi Ngũ Hành Sơn.
Đấu chiến thắng Phật: Sau khi thỉnh kinh xong, Tôn Ngộ Không đã tu thành chánh quả, được người đời thờ phụng và được phong cho danh hiệu này.