TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT, BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng ghi nhận và đánh giá cao việc Thái Nguyên vào cuộc chủ động, tích cực triển khai Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này, tôn trọng pháp luật, song cũng phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, sự bình đẳng giữa các tôn giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình chủ trì buổi làm việc

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình chủ trì buổi làm việc

Chiều 28/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện hính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn giai đoạn 2018 - 2020. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình chủ trì buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 3 tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động là: Phật giáo, Công giáo và Tin lành, với trên 120 nghìn tín đồ, chiếm 10% dân số toàn tỉnh; có 85 chức sắc, 1.390 chức việc; 229 cơ sở tôn giáo; 591 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 117 cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích.

Những năm qua, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cơ bản tuân thủ pháp luật, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Nhiều lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hút thu đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương trong và ngoài nước tham dự, góp phần tích cực vào hoạt động quảng bá du lịch văn hóa tâm linh, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo

UBND tỉnh đã ban hành quy định về trình tự, thủ tục xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giao cho Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện. Trong 2 năm 2018 - 2019, Sở Xây dựng đã cấp phép xây dựng mới cho 14 công trình tôn giáo, đảm bảo đúng quy định.

Tỉnh cũng quan tâm chú trọng tới việc quy hoạch, xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với du lịch như: Khu di tích Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử quốc gia 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái (TP Thái Nguyên), Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc (huyện Đại Từ). Nhiều dự án đang trong kế hoạch xây dựng như: Dự án phát triển khu du lịch đền Gàn tại xã Vạn Thọ (huyện Đại Từ) gắn liền với khu du lịch Hồ Núi Cốc, đền Đá Thiên (huyện Đồng Hỷ).

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho rằng, cần có hướng dẫn, chế tài để vừa quản lý tốt vừa phát huy được các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho rằng, cần có hướng dẫn, chế tài để vừa quản lý tốt vừa phát huy được các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Tuy nhiên, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế như: Xảy ra tình trạng tranh chấp tài sản, quyền sở hữu tại cơ sở tín ngưỡng; công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại một số lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo chưa đạt yêu cầu; việc sinh hoạt tôn giáo trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích vẫn chưa được giải quyết triệt để…

Tỉnh Thái Nguyên kiến nghị rà soát, đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai thực thi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; sửa đổi, bổ sung quy định về thành lập, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc và chủ thể đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; bổ sung các quy định của pháp luật đất đai về hạn mức, mục đích, kế hoạch sử dụng, quyền tặng cho… đất đai liên quan đến tôn giáo; quy định về tiêu chuẩn và chế độ đặc thù đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ và các cơ quan liên quan cũng cần sớm ban hành nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; ban hành quy định về quản lý tài chính, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Đoàn giám sát đánh giá cao sự vào cuộc chủ động, tích cực của Thái Nguyên trong triển khai chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Đoàn giám sát đánh giá cao sự vào cuộc chủ động, tích cực của Thái Nguyên trong triển khai chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao việc Thái Nguyên vào cuộc chủ động, tích cực trong triển khai Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, như sớm thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban; đồng thời ban hành nhiều văn bản thi hành, rà soát cán bộ làm công tác tôn giáo, giao nhiệm vụ đến tận cơ sở. Với một số vụ tranh chấp tài sản, quyền sở hữu tại cơ sở tín ngưỡng, Đoàn giám sát đề nghị địa phương xử lý triệt để, tránh trở thành điểm nóng, trong đó xem lại lịch sử đất đai, xây dựng và hoạt động tín ngưỡng tại đền Đá Thiên.

Đoàn giám sát cũng kiến nghị Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh triển khai Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, tôn trọng pháp luật, song cũng phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, sự bình đẳng giữa các tôn giáo; làm rõ đất tín ngưỡng, tôn giáo và đất phục vụ du lịch tại một số dự án đầu tư trên địa bàn.

Trước đó, chiều 27.7 và sáng 28.7, Đoàn giám sát đã làm việc với đại diện một số tổ chức tôn giáo trên địa bàn, UBND huyện Đồng Hỷ, và khảo sát tại đền Đá Thiên./.

Nguồn Quốc Hội: http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=47283