Tổng hợp sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần từ 2-9/6 qua ảnh

Thế giới đã trải qua một tuần với những sự kiện nổi bật như tai nạn đường sắt thảm khốc ở Ấn Độ; Luật trần nợ công được thông qua, nước Mỹ thoát nguy cơ vỡ nợ; cháy rừng nghiêm trọng ở Canada...

 Sau cuộc họp ngày 8/6 tại thành phố Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ra tuyên bố chung về việc đạt được sự ổn định chính trị và kinh tế khu vực Trung Đông. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng và triển vọng hứa hẹn của các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy hội nhập và kết nối khu vực, góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng của Trung Đông. Ngoại trưởng các nước GCC và Mỹ tái khẳng định tầm quan trọng của việc chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực khu vực cũng như trên toàn thế giới. (Ảnh: SPA/TTXVN)

Sau cuộc họp ngày 8/6 tại thành phố Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ra tuyên bố chung về việc đạt được sự ổn định chính trị và kinh tế khu vực Trung Đông. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng và triển vọng hứa hẹn của các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy hội nhập và kết nối khu vực, góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng của Trung Đông. Ngoại trưởng các nước GCC và Mỹ tái khẳng định tầm quan trọng của việc chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực khu vực cũng như trên toàn thế giới. (Ảnh: SPA/TTXVN)

 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2, trái) và những người đồng cấp các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) chụp ảnh chung trước cuộc họp ở thành phố Riyadh, Saudi Arabia ngày 7/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2, trái) và những người đồng cấp các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) chụp ảnh chung trước cuộc họp ở thành phố Riyadh, Saudi Arabia ngày 7/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Tối 2/6, một vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc liên quan đến ba đoàn tàu đã xảy ra tại bang Odisha, miền Đông Ấn Độ, khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 850 người bị thương. Đây là vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm qua tại Ấn Độ. Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw thông báo nguyên nhân của vụ tai nạn là do sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tối 2/6, một vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc liên quan đến ba đoàn tàu đã xảy ra tại bang Odisha, miền Đông Ấn Độ, khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 850 người bị thương. Đây là vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm qua tại Ấn Độ. Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw thông báo nguyên nhân của vụ tai nạn là do sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Đây là vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm qua tại Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đây là vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm qua tại Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw thông báo nguyên nhân của vụ tai nạn là do sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw thông báo nguyên nhân của vụ tai nạn là do sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh) ngày 3/6 đã ký "Đạo luật Trách nhiệm Tài chính năm 2023," đình chỉ chính sách áp dụng trần nợ công để gia hạn khoản vay và duy trì việc thanh toán các hóa đơn, qua đó tránh được tình trạng vỡ nợ có thể gây ra sự hoảng loạn trên thị trường. Trước đó, Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật này, sau khi Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đạt được thỏa thuận sau nhiều cuộc thương lượng căng thẳng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh) ngày 3/6 đã ký "Đạo luật Trách nhiệm Tài chính năm 2023," đình chỉ chính sách áp dụng trần nợ công để gia hạn khoản vay và duy trì việc thanh toán các hóa đơn, qua đó tránh được tình trạng vỡ nợ có thể gây ra sự hoảng loạn trên thị trường. Trước đó, Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật này, sau khi Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đạt được thỏa thuận sau nhiều cuộc thương lượng căng thẳng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Ngày 6/6, đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson, miền Nam Ukraine, bị vỡ sau một vụ nổ khiến nhiều hộ gia đình phải sơ tán. Quan chức tỉnh Kherson cho biết mức độ thiệt hại tại Nhà máy thủy điện Kakhovka là "rất nghiêm trọng." (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 6/6, đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson, miền Nam Ukraine, bị vỡ sau một vụ nổ khiến nhiều hộ gia đình phải sơ tán. Quan chức tỉnh Kherson cho biết mức độ thiệt hại tại Nhà máy thủy điện Kakhovka là "rất nghiêm trọng." (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Lệnh tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại thị trấn Nova Kakhovka, khi hơn 600 ngôi nhà thuộc 3 khu dân cư ở bên bờ sông Dnieper bị ngập. Đất nông nghiệp dọc sông Dnieper bị cuốn trôi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Lệnh tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại thị trấn Nova Kakhovka, khi hơn 600 ngôi nhà thuộc 3 khu dân cư ở bên bờ sông Dnieper bị ngập. Đất nông nghiệp dọc sông Dnieper bị cuốn trôi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh đây là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh đây là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Đất nước Canada rộng lớn đang đối mặt với thảm họa cháy rừng chưa từng có với hơn 2.200 vụ, thiêu rụi hơn 3,3 triệu ha rừng tính từ đầu năm đến nay. Khoảng 120.000 người dân ở 6 tỉnh và vùng lãnh thổ đã phải sơ tán, trong đó, 26.000 người vẫn chưa thể trở về. Trong ảnh: Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Nova Scotia, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đất nước Canada rộng lớn đang đối mặt với thảm họa cháy rừng chưa từng có với hơn 2.200 vụ, thiêu rụi hơn 3,3 triệu ha rừng tính từ đầu năm đến nay. Khoảng 120.000 người dân ở 6 tỉnh và vùng lãnh thổ đã phải sơ tán, trong đó, 26.000 người vẫn chưa thể trở về. Trong ảnh: Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Nova Scotia, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Khói của cháy rừng cũng đang bao phủ một khu vực rộng lớn và lan sang cả quốc gia láng giềng Mỹ, khiến Cơ quan Môi trường hai nước phải ra cảnh báo đặc biệt về chất lượng không khí. Trong ảnh: Máy bay cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng ở Nova Scotia, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

Khói của cháy rừng cũng đang bao phủ một khu vực rộng lớn và lan sang cả quốc gia láng giềng Mỹ, khiến Cơ quan Môi trường hai nước phải ra cảnh báo đặc biệt về chất lượng không khí. Trong ảnh: Máy bay cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng ở Nova Scotia, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Khói mù do cháy rừng ở Canada bao trùm thành phố New York (Mỹ) ngày 7/6. (Ảnh: THX/TTXVN)

Khói mù do cháy rừng ở Canada bao trùm thành phố New York (Mỹ) ngày 7/6. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Khói mù do cháy rừng ở Canada bao trùm thành phố New York (Mỹ) ngày 7/6. (Ảnh: THX/TTXVN)

Khói mù do cháy rừng ở Canada bao trùm thành phố New York (Mỹ) ngày 7/6. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Ngày 8/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak (trái) đang ở thăm Washington D.C đã nhất trí tăng cường các mối quan hệ kinh tế song phương chặt chẽ, cam kết đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và củng cố chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 8/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak (trái) đang ở thăm Washington D.C đã nhất trí tăng cường các mối quan hệ kinh tế song phương chặt chẽ, cam kết đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và củng cố chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã ký "Tuyên bố Đại Tây Dương," mà Thủ tướng Sunak mô tả là quan hệ đối tác kinh tế chưa từng có, vạch ra sự hợp tác trong tương lai về các vấn đề như trí tuệ nhân tạo (AI), các mối quan hệ kinh tế và thương mại. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã ký "Tuyên bố Đại Tây Dương," mà Thủ tướng Sunak mô tả là quan hệ đối tác kinh tế chưa từng có, vạch ra sự hợp tác trong tương lai về các vấn đề như trí tuệ nhân tạo (AI), các mối quan hệ kinh tế và thương mại. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, Bảo tàng Van Gogh tại thành phố Amsterdam, Hà Lan và nhiều nơi khác đã tổ chức một loạt các hoạt động tôn vinh di sản của Vincent van Gogh - nghệ sỹ bậc thầy người Hà Lan có sức ảnh hưởng lớn đến lịch sử hội họa thế giới. Trong ảnh: Triển lãm tác phẩm của họa sỹ Vincent van Gogh bằng công nghệ thực tế ảo tại Milan, Italy ngày 8/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, Bảo tàng Van Gogh tại thành phố Amsterdam, Hà Lan và nhiều nơi khác đã tổ chức một loạt các hoạt động tôn vinh di sản của Vincent van Gogh - nghệ sỹ bậc thầy người Hà Lan có sức ảnh hưởng lớn đến lịch sử hội họa thế giới. Trong ảnh: Triển lãm tác phẩm của họa sỹ Vincent van Gogh bằng công nghệ thực tế ảo tại Milan, Italy ngày 8/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Người xem trải nghiệm tác phẩm của họa sỹ Vincent van Gogh bằng công nghệ thực tế ảo tại Milan, Italy ngày 8/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Người xem trải nghiệm tác phẩm của họa sỹ Vincent van Gogh bằng công nghệ thực tế ảo tại Milan, Italy ngày 8/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/tong-hop-su-kien-quoc-te-noi-bat-trong-tuan-tu-296-qua-anh/867334.vnp