Tổng thống Afghanistan nói gì khi bị chỉ trích khi tháo chạy hèn nhát?

Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bị chỉ trích vô trách nhiệm, không yêu nước, lừa dối người dân và hèn nhát vì chọn rời khỏi đất nước khi Taliban tiến vào Kabul. Tuy nhiên ông Ghani cho biết, việc ông rời đi là 'lựa chọn khó khăn' để tránh đổ máu và khẳng định sẽ 'luôn tiếp tục phục vụ' đất nước.

"Tổng thống Afghanistan đã rời khỏi Afghanistan. Ông ấy đã bỏ lại đất nước trong tình trạng này và thần thánh sẽ bắt ông ấy phải chịu trách nhiệm", Abdullah Abdullah, chủ tịch Hội đồng cấp cao về Hòa giải quốc gia, đăng trên Facebook hôm 15/8, sau khi Tổng thống Ghani cùng một số thành viên nội các rời khỏi đất nước.

"Tổng thống Afghanistan đã rời khỏi Afghanistan. Ông ấy đã bỏ lại đất nước trong tình trạng này và thần thánh sẽ bắt ông ấy phải chịu trách nhiệm", Abdullah Abdullah, chủ tịch Hội đồng cấp cao về Hòa giải quốc gia, đăng trên Facebook hôm 15/8, sau khi Tổng thống Ghani cùng một số thành viên nội các rời khỏi đất nước.

Ngay sau đó là hình ảnh các thành viên Taliban chiếm Phủ tổng thống, họ thậm chí ngồi vào bàn làm việc của Tổng thống Ashraf Ghani.

Ngay sau đó là hình ảnh các thành viên Taliban chiếm Phủ tổng thống, họ thậm chí ngồi vào bàn làm việc của Tổng thống Ashraf Ghani.

Taliban kiểm soát thủ đô Kabul sau khi chiếm các thành phố lớn chỉ trong vòng một tuần nhờ chiến dịch quân sự chớp nhoáng khiến thế giới ngỡ ngàng.

Taliban kiểm soát thủ đô Kabul sau khi chiếm các thành phố lớn chỉ trong vòng một tuần nhờ chiến dịch quân sự chớp nhoáng khiến thế giới ngỡ ngàng.

Các phiến quân Taliban gần như không gặp bất cứ sự chống đối đáng kể nào từ quân chính phủ, gần như mọi vị trí đều bỏ trống và tháo chạy.

Các phiến quân Taliban gần như không gặp bất cứ sự chống đối đáng kể nào từ quân chính phủ, gần như mọi vị trí đều bỏ trống và tháo chạy.

Sự ra đi của Tổng thống Ashraf Ghani khiến nhiều người dân Afghanistan cảm thấy tức giận và rối trí.

Sự ra đi của Tổng thống Ashraf Ghani khiến nhiều người dân Afghanistan cảm thấy tức giận và rối trí.

Sự hỗn loạn đang xảy ra tại sân bay quốc tế Hamid Karzai khi nhiều người dân Afghanistan tìm cách lên phi cơ phi tản ra nước ngoài.

Sự hỗn loạn đang xảy ra tại sân bay quốc tế Hamid Karzai khi nhiều người dân Afghanistan tìm cách lên phi cơ phi tản ra nước ngoài.

Chính trị gia giấu tên từ một tỉnh phía đông mô tả sự ra đi của Tổng thống Ghani là "nỗi ô nhục". Ông cáo buộc ông Ghani "lừa dối người dân suốt thời gian qua".

Chính trị gia giấu tên từ một tỉnh phía đông mô tả sự ra đi của Tổng thống Ghani là "nỗi ô nhục". Ông cáo buộc ông Ghani "lừa dối người dân suốt thời gian qua".

Chính trị gia này chỉ ra tuyên bố được ghi âm trước của Ghani hôm 14/7 là ví dụ về nói dối người dân Afghanistan. Trong bài phát biểu đó, ông Ghani, người có vẻ đang đọc từ máy nhắc chữ, cam kết "tập trung ngăn chặn bất ổn, bạo lực lan rộng, cũng như việc người dân phải di tản".

Chính trị gia này chỉ ra tuyên bố được ghi âm trước của Ghani hôm 14/7 là ví dụ về nói dối người dân Afghanistan. Trong bài phát biểu đó, ông Ghani, người có vẻ đang đọc từ máy nhắc chữ, cam kết "tập trung ngăn chặn bất ổn, bạo lực lan rộng, cũng như việc người dân phải di tản".

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau bài phát biểu, hai thành phố lớn nhất của Afghanistan là Jalalabad và Mazar-i-Sharif lần lượt rơi vào tay Taliban.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau bài phát biểu, hai thành phố lớn nhất của Afghanistan là Jalalabad và Mazar-i-Sharif lần lượt rơi vào tay Taliban.

Theo chính trị gia này, việc Tổng thống Ghani nói dối hoặc che giấu thông tin đã trở nên phổ biến hơn trong hai tháng qua, khi các huyện, rồi đến các tỉnh bắt đầu rơi vào tay Taliban.

Theo chính trị gia này, việc Tổng thống Ghani nói dối hoặc che giấu thông tin đã trở nên phổ biến hơn trong hai tháng qua, khi các huyện, rồi đến các tỉnh bắt đầu rơi vào tay Taliban.

Vài giờ trước khi ông Ghani rời đi, Atta Mohammad Noor, cựu chỉ huy tỉnh Balkh ở phía bắc, cáo buộc chính phủ có "âm mưu hèn nhát và có tổ chức".

Vài giờ trước khi ông Ghani rời đi, Atta Mohammad Noor, cựu chỉ huy tỉnh Balkh ở phía bắc, cáo buộc chính phủ có "âm mưu hèn nhát và có tổ chức".

Ông Noor, người từ lâu chỉ trích Ghani, đang đề cập giả thuyết ngày càng được tin tưởng rằng các huyện và tỉnh thất thủ những tuần gần đây là một phần kế hoạch chính phủ có thể đã thực hiện nhưng không cho người dân biết.

Ông Noor, người từ lâu chỉ trích Ghani, đang đề cập giả thuyết ngày càng được tin tưởng rằng các huyện và tỉnh thất thủ những tuần gần đây là một phần kế hoạch chính phủ có thể đã thực hiện nhưng không cho người dân biết.

Một cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết sự ra đi của Tổng thống là "dễ hiểu" do ông Ghani đã thất bại, nhưng ông vẫn thất vọng vì mọi việc diễn ra quá nhanh. Ông Ghani chọn không xuất hiện trước công chúng từ sau bài phát biểu được ghi sẵn cũng là "không yêu nước và đáng buồn".

Một cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết sự ra đi của Tổng thống là "dễ hiểu" do ông Ghani đã thất bại, nhưng ông vẫn thất vọng vì mọi việc diễn ra quá nhanh. Ông Ghani chọn không xuất hiện trước công chúng từ sau bài phát biểu được ghi sẵn cũng là "không yêu nước và đáng buồn".

Trong khi đó Tổng thống Afghanistan Ghani cho biết, việc ông rời đi khi Taliban tiến vào Kabul là "lựa chọn khó khăn" và để tránh đổ máu, đồng thời khẳng định sẽ "luôn tiếp tục phục vụ" đất nước.

Trong khi đó Tổng thống Afghanistan Ghani cho biết, việc ông rời đi khi Taliban tiến vào Kabul là "lựa chọn khó khăn" và để tránh đổ máu, đồng thời khẳng định sẽ "luôn tiếp tục phục vụ" đất nước.

"Hôm nay, tôi đã phải đưa ra một lựa chọn khó khăn, liệu tôi nên đối mặt với quân Taliban có vũ trang đang muốn tiến vào phủ tổng thống hay rời bỏ đất nước thân yêu mà tôi đã dành cả cuộc đời để bảo vệ và chăm sóc trong 20 năm qua", Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ngày 16/8 viết trên Facebook.

"Hôm nay, tôi đã phải đưa ra một lựa chọn khó khăn, liệu tôi nên đối mặt với quân Taliban có vũ trang đang muốn tiến vào phủ tổng thống hay rời bỏ đất nước thân yêu mà tôi đã dành cả cuộc đời để bảo vệ và chăm sóc trong 20 năm qua", Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ngày 16/8 viết trên Facebook.

"Taliban đã nêu rõ ý muốn loại bỏ tôi, họ đến để tấn công Kabul và người dân Kabul. Nhằm tránh đổ máu, tôi nghĩ tốt nhất là nên ra đi", ông Ghani viết.

"Taliban đã nêu rõ ý muốn loại bỏ tôi, họ đến để tấn công Kabul và người dân Kabul. Nhằm tránh đổ máu, tôi nghĩ tốt nhất là nên ra đi", ông Ghani viết.

Dù vậy, Tổng thống Ghani nói thêm rằng, ông sẽ "luôn phục vụ đất nước của mình bằng cách đưa ra những ý tưởng và chương trình hành động".

Dù vậy, Tổng thống Ghani nói thêm rằng, ông sẽ "luôn phục vụ đất nước của mình bằng cách đưa ra những ý tưởng và chương trình hành động".

Theo ông Ghani, Taliban đã chiếm quyền kiểm soát "bằng gươm và súng" và "phải chịu trách nhiệm bảo vệ cho danh dự, phồn thịnh cũng như tự trọng" của Afghanistan.

Theo ông Ghani, Taliban đã chiếm quyền kiểm soát "bằng gươm và súng" và "phải chịu trách nhiệm bảo vệ cho danh dự, phồn thịnh cũng như tự trọng" của Afghanistan.

Tuy vậy ông vẫn tiếp tục hứng chỉ trích, "Lịch sử sẽ không nhớ đến Ghani một cách tử tế", một cựu đại sứ của Afghanistan nói. "Là tổng thống, ông ấy lẽ ra có thể quản lý quá trình chuyển đổi chính trị có trật tự và hòa bình trước khi rời khỏi đất nước. Ông ấy đã không làm".

Tuy vậy ông vẫn tiếp tục hứng chỉ trích, "Lịch sử sẽ không nhớ đến Ghani một cách tử tế", một cựu đại sứ của Afghanistan nói. "Là tổng thống, ông ấy lẽ ra có thể quản lý quá trình chuyển đổi chính trị có trật tự và hòa bình trước khi rời khỏi đất nước. Ông ấy đã không làm".

Tổng thống Ghani là nhà kinh tế học, từng giảng dạy ở Đại học Berkeley và Johns Hopkins ở Mỹ giai đoạn 1983-1991, sau đó làm việc cho Ngân hàng Thế giới. Ông từng bỏ quốc tịch Mỹ để tham gia cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan năm 2009 nhưng thất bại. Ghani đắc cử tổng thống lần đầu năm 2014 và tái đắc cử hồi tháng 9/2019.

Tổng thống Ghani là nhà kinh tế học, từng giảng dạy ở Đại học Berkeley và Johns Hopkins ở Mỹ giai đoạn 1983-1991, sau đó làm việc cho Ngân hàng Thế giới. Ông từng bỏ quốc tịch Mỹ để tham gia cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan năm 2009 nhưng thất bại. Ghani đắc cử tổng thống lần đầu năm 2014 và tái đắc cử hồi tháng 9/2019.

Cả hai lần Ghani thắng cử năm 2014 và 2019 đều sa vào tranh cãi và bị cáo buộc gian lận, dàn xếp. Một nhà hoạt động nữ quyền nói rằng Ghani và sự ra đi của ông không nên là tâm điểm trong tương lai. "Ghani đã ra đi, nhưng vẫn còn 38 triệu người Afghanistan", một cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Afghanistan nói.

Cả hai lần Ghani thắng cử năm 2014 và 2019 đều sa vào tranh cãi và bị cáo buộc gian lận, dàn xếp. Một nhà hoạt động nữ quyền nói rằng Ghani và sự ra đi của ông không nên là tâm điểm trong tương lai. "Ghani đã ra đi, nhưng vẫn còn 38 triệu người Afghanistan", một cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Afghanistan nói.

Phiến quân hôm qua tiến vào Kabul mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Như vậy, Taliban chắc chắn sẽ khôi phục quyền lực bị lật đổ 20 năm trước, nhanh hơn rất nhiều so với thời hạn 90 ngày mà tình báo Mỹ đánh giá về đà tiến của nhóm này.

Phiến quân hôm qua tiến vào Kabul mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Như vậy, Taliban chắc chắn sẽ khôi phục quyền lực bị lật đổ 20 năm trước, nhanh hơn rất nhiều so với thời hạn 90 ngày mà tình báo Mỹ đánh giá về đà tiến của nhóm này.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-tong-thong-afghanistan-noi-gi-khi-bi-chi-trich-khi-thao-chay-hen-nhat-post476986.antd