Tổng thống Nga trình Hạ viện dự luật rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên, trong đó có Nga và Mỹ, thực hiện các chuyến bay giám sát trong không phận của nhau... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên, trong đó có Nga và Mỹ, thực hiện các chuyến bay giám sát trong không phận của nhau, công khai thu thập thông tin về các lực lượng và hoạt động quân sự của nhau theo các hạn ngạch bay đã được thống nhất từ trước. Tuy nhiên, cả Moskva và Washington thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận. Tháng 5-2020, Mỹ đã khởi động tiến trình rút khỏi Hiệp ước và tiến trình này đã hoàn tất ngày 22-11-2020. Tháng 1-2021, Moskva cũng thông báo khởi động các thủ tục trong nước để rút khỏi Hiệp ước, viện dẫn lý do “thiếu tiến bộ” trong việc duy trì Hiệp ước sau khi Mỹ rút khỏi khuôn khổ này.

Brazil hạn hán tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ gây áp lực lên lưới điện

Ngày 11-5, hãng Reuters dẫn nguồn tin từ Công ty Vận hành hệ thống điện quốc gia Brazil (ONS) cho biết, tình trạng hạn hán tồi tệ nhất tại Brazil trong vòng hai thập kỷ sẽ buộc nước này phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy nhiệt điện để bù đắp cho lượng thủy điện bị giảm sút. Theo Tổng Giám đốc ONS Luiz Carlos Ciocchi, điều này có thể khiến giá điện tăng cao. Tuy nhiên, tình hình vẫn khả quan khi nguy cơ thiếu điện hoặc nguồn phân phối bị gián đoạn chưa xảy ra. Khoảng 3/4 sản lượng điện của Brazil được tạo ra từ các nhà máy thủy điện. Đây là một trong những tỷ lệ lớn nhất so với các quốc gia trên thế giới. Tuần trước, Ủy ban Giám sát điện lực Brazil đã phê duyệt các biện pháp bổ sung tiềm năng để đáp ứng nhu cầu điện, bao gồm tăng cường sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện và nhập khẩu năng lượng từ Argentina và Uruguay. Ông L.Ciocchi cho rằng, chính phủ nên dự trữ nước trong các hồ để đáp ứng nhu cầu của người dân và duy trì sản lượng thủy điện cần thiết./.

Theo baotintuc.vn

Nguồn Nam Định: http://baonamdinh.com.vn/channel/5089/202105/tin-van-quoc-te-tong-thong-nga-trinh-ha-vien-du-luat-rut-khoi-hiep-uoc-bau-troi-mo-2544027/