Tổng thống Obama và Lãnh đạo các nước đến Việt Nam trong năm 2016

Trong năm 2016, Việt Nam đón nhiều nguyên thủ nước ngoài đến thăm như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; Tổng thống Mỹ; Tổng thống Pháp,..

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Volachith thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 25 - 27/4/2016. Đây là chuyến thăm Việt Nam và nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachith trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Lào. (Ảnh: Vũ Duy)

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith và các lãnh đạo Việt Nam đã gặp gỡ trao đổi, tái khẳng định thiện chí và nguyện vọng của cả hai phía trong quan hệ hợp tác, tiếp tục phát huy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam có truyền thống từ lâu đời. (ảnh: Vũ Duy)

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith và các lãnh đạo Việt Nam đã gặp gỡ trao đổi, tái khẳng định thiện chí và nguyện vọng của cả hai phía trong quan hệ hợp tác, tiếp tục phát huy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam có truyền thống từ lâu đời. (ảnh: Vũ Duy)

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Hà Nội vào tối 22/5 và thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/5/2016. (Ảnh: Ngọc Thành)

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Hà Nội vào tối 22/5 và thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/5/2016. (Ảnh: Ngọc Thành)

10h30 sáng 23/5, Lễ đón trọng thể Tổng thống Obama đã được tổ chức tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Lễ đón. (Ảnh: Ngọc Thành)

10h30 sáng 23/5, Lễ đón trọng thể Tổng thống Obama đã được tổ chức tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Lễ đón. (Ảnh: Ngọc Thành)

Tại Hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Barack Obama nhất trí sẽ sớm thúc đẩy Quốc hội Hoa Kỳ thông qua TPP, cam kết trợ giúp Việt Nam nâng cao năng lực để triển khai thỏa thuận này. Nhân dịp này, Tổng thống Mỹ tuyên bố, Hoa Kỳ chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Thành)

Chiều 23/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Obama. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò và tầm nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo đất nước giành được những thành tựu to lớn trong thời gian vừa qua nói chung và trong chủ trương chiến lược đối với tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nói riêng. (Ảnh: Vũ Duy)

Chiều 23/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Obama. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò và tầm nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo đất nước giành được những thành tựu to lớn trong thời gian vừa qua nói chung và trong chủ trương chiến lược đối với tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nói riêng. (Ảnh: Vũ Duy)

Cũng chiều 23/5, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng thống Obama. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Obama đã trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó ưu tiên thúc đẩy hợp tác phát triển làm trọng tâm và động lực của quan hệ trong thời gian tới. (Ảnh: Quang Hiếu)

Cũng chiều 23/5, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng thống Obama. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Obama đã trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó ưu tiên thúc đẩy hợp tác phát triển làm trọng tâm và động lực của quan hệ trong thời gian tới. (Ảnh: Quang Hiếu)

Sau lễ đón và hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trưa 23/5, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã mời Tổng thống Obama thăm Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ao cá Bác Hồ. (Ảnh: Trọng Đức)

Sau lễ đón và hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trưa 23/5, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã mời Tổng thống Obama thăm Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ao cá Bác Hồ. (Ảnh: Trọng Đức)

Trưa 23/5, sau hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama đã chủ trì cuộc họp báo với sự tham gia của hàng trăm nhà báo. Hai nhà lãnh đạo đã trả lời nhiều nội dung liên quan đến quan hệ hai nước, hợp tác trong khuôn khổ đa phương, TPP. Đặc biệt, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Thành)

Trưa 23/5, sau hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama đã chủ trì cuộc họp báo với sự tham gia của hàng trăm nhà báo. Hai nhà lãnh đạo đã trả lời nhiều nội dung liên quan đến quan hệ hai nước, hợp tác trong khuôn khổ đa phương, TPP. Đặc biệt, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Thành)

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2-3/9/2016. (ảnh: Nguyễn Hùng)

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2-3/9/2016. (ảnh: Nguyễn Hùng)

Đây là chuyến thăm chính thức song phương đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam trong 15 năm qua (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Đây là chuyến thăm chính thức song phương đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam trong 15 năm qua (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Sau khi thăm Nhà sàn Bác Hồ, Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Ao cá Bác Hồ và cho cá ăn. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Sau khi thăm Nhà sàn Bác Hồ, Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Ao cá Bác Hồ và cho cá ăn. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển sâu rộng và thực chất trên các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2007. Trên cơ sở đó, để đáp ứng nguyện vọng của Lãnh đạo và nhân dân hai nước, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, cũng như mong muốn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ “Đối tác chiến lược” lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện”. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5-7/9/2016. Ngài Francois Hollande là vị Tổng thống thứ ba của Cộng hòa Pháp sang thăm Việt Nam, sau các chuyến thăm của Tổng thống Francois Mitterrand (năm 1993) và Tổng thống Jacques Chirac (các năm 1997 và 2004). (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Tại cuộc hội đàm, hai nhà Lãnh đạo khẳng định hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ song phương và nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác trong các dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không, y tế - dược phẩm, môi trường, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. (Ảnh: Việt Cường)

Sáng 6/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng thống Pháp Hollande. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để tiếp tục thúc đẩy, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Pháp trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. (Ảnh: Nhật Bắc)

Sáng 6/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng thống Pháp Hollande. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để tiếp tục thúc đẩy, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Pháp trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. (Ảnh: Nhật Bắc)

Chiều 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Pháp Hollande. Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí và luôn dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Pháp. (Ảnh: Vũ Duy)

Chiều 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Pháp Hollande. Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí và luôn dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Pháp. (Ảnh: Vũ Duy)

Cũng chiều 6/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Tổng thống Pháp Hollande. Chủ tịch Quốc hội nhất trí với đề xuất của Tổng thống Pháp cho rằng hai nước cần tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa, trong đó có giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam. (Ảnh: Lê Tuyết)

Cũng chiều 6/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Tổng thống Pháp Hollande. Chủ tịch Quốc hội nhất trí với đề xuất của Tổng thống Pháp cho rằng hai nước cần tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa, trong đó có giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam. (Ảnh: Lê Tuyết)

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Rodrigo Roa Duterte thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28-29/9. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên và là chuyến thăm nước ngoài thứ tư của Tổng thống Rodrigo Duterte kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2016.

(Ảnh: TTXVN)

Tại cuộc hội đàm, hai bên đánh giá hợp tác an ninh, quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước; đồng thời nhất trí tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, trong đó có cơ chế Đối thoại chính sách cấp Thứ trưởng quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. (Ảnh: Việt Cường)

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Philippines, hai bên đã ra tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Philippines. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Philippines, hai bên đã ra tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Philippines. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Sáng 20/12/2016, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ đón trọng thể Thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia nêu rõ: Hai bên cam kết sẽ tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam-Campuchia năm 1999, 2005, 2009, 2011 và 2014, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng đàm phán hòa bình.

(Ảnh: Nguyễn Hùng)

Phạm Hà/VOV.VN (Tổng hợp)

Nguồn VOV: http://vov.vn/chinh-tri/anh-tong-thong-obama-va-lanh-dao-cac-nuoc-den-viet-nam-trong-2016-580121.vov