Tổng Thư ký Quốc hội Lào: Hoạt động hiệu quả của Quốc hội Việt Nam là bài học kinh nghiệm quý giá cho Quốc hội Lào
Trong thời quan qua, Quốc hội hai nước Việt Nam và Lào đã có mối quan hệ rất chặt chẽ, chia sẻ, hỗ trợ nhau để cùng nâng cao chất lượng hoạt động của cả hai Quốc hội. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962-5/9/2022), Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Ping khăm Laxásỉmma, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội Lào.
Xin trân trọng cảm ơn Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma đã nhận lời trả lời phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Thưa bà, "Thỏa thuận hợp tác giữa quốc hội hai nước và Thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Thư ký Quốc hội hai nước" vừa được ký nhân chuyến thăm chính thức vào tháng 5 vừa qua của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ, xin bà cho biết những hoạt động trong thời gian vừa qua và sắp tới đây để việc hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký hai nước trong việc thực hiện thỏa thuận này? Sau khi hai bên ký thỏa thuận hợp tác, hai cơ quan đã làm tốt công tác tham mưu, tạo điều kiện thuận lợi để hai cơ quan lập pháp luân phiên cử các đoàn đại biểu cấp cao sang trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đây cũng là những hoạt động góp phần quan trọng trong việc tổ chức kỷ niệm năm Hữu nghị Lào -Việt Nam. Chúng ta cũng chủ động trong công tác tổ chức cuộc họp trực tuyến giữa hai Quốc hội chúng ta trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát nghiêm trọng; Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam cũng được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tổ chức lớp bồi dưỡng đào tạo chuyên môn và tiếng Việt. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục tham mưu cho hai Quốc hội có các hoạt động thường xuyên và liên tục hơn. Việc qua lại lẫn nhau ở các cấp từ Trung ương đến địa phương gắn liền với bài học kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện vai trò của cơ quan lập pháp. Năm nay, hai bên sẽ tập trung vào công tác tổ chức kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại như tổ chức các đoàn đại biểu trẻ, đại biểu nữ, tổ chức cuộc thi đạp xe đạp, sắp tới cũng sẽ tổ chức hội thảo ở Đà Nẵng để trao đổi về nhiều vấn đề hai bên quan tâm đồng thời tiếp tục triển khai các hoạt động khác để hỗ trợ lẫn nhau và cùng trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên. Trên các diễn đàn quốc tế, hai bên luôn hợp tác và hỗ trợ nhau như: AIPA, APPF và đặc biệt sắp tới Lào sẽ chủ trì Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) vào năm 2023, Hội nghị 3 nước CLV vào năm 2023. Ngoài ra hai bên cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hai Quốc hội trong công tác giám sát thanh tra các dự án đầu tư lớn của hai nước. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký hai nước đã có những tác động như thế nào vào hoạt động Quốc hội Lào và hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội Lào, thưa bà? Tôi đánh giá cao về cơ chế trao đổi kinh nghiệm và giao lưu công tác lần này được tổ chức tại Quảng Bình, Việt Nam. Hai bên chúng ta đã trao đổi về việc nâng cao chất lượng công tác thư ký, tổng hợp, phục vụ Kỳ họp Quốc hội; Đổi mới công tác phục vụ kỳ họp Quốc hội; Kỳ họp không văn bản giấy và kỳ họp trực tuyến; Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội và tăng cường công tác phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố, đây là những nội dung rất hữu ích với chúng tôi và phù hợp với việc tổ chức thực hiện chuyên môn trong thực tiễn. Những hoạt động này đã giúp chúng tôi có cơ hội để gặp gỡ trao đổi bài học kinh nghiệm và đóng góp ý kiến thẳng thắn, phát huy đoàn kết hữu nghị giữa hai nước cho cán bộ, công chức của thế hệ kế tiếp của hai Quốc hội. Xin bà cho biết những đánh giá về sự đổi mới của Quốc hội Việt Nam trong một năm qua? Trong một năm qua, tôi đánh giá cao và xin chúc mừng Quốc hội Việt Nam đã tập trung thực hiện vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã quy định tại Hiến pháp và Pháp luật một cách hiệu quả nhất là việc triển khai nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vào việc thực hiện ba vai trò của cơ quan lập pháp trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đưa ra các mục tiêu và phương hướng chiến lược đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 để đạt được mục tiêu phát triển đất nước. Quốc hội Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy và khuyến khích chính sách mở cửa du lịch toàn quốc chính thức từ ngày 15/3/2022 sau khi bùng phát đại dịch Covid 19 giảm dần. Kỳ họp bất thường được tổ chức đã thông qua ngân sách để kích thích phát triển kinh tế. Quốc hội Việt Nam cũng đã sửa đổi nhiều văn bản luật nhằm phát triển kinh tế xã hội, xem xét nhiều dự án quan trọng quốc gia, giải quyết về vấn đề đất đai. Việc tổ chức thực hiện các vai trò khác của Quốc hội cũng đạt được thành tựu đáng kể và toàn diện. Đây là những bài học kinh nghiệm rất quý giá cho chúng tôi trong việc tổ chức thực hiện chức năng của Quốc hội.
Thực hiện : Phan Xanh Tuấn Anh Thế Anh