Tổng thuật: Khánh thành hai dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Bộ GTVT tổ chức lễ khánh thành hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm: Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

15h chiều nay (18/6), Bộ GTVT tổ chức lễ khánh thành hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm: Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tạp chí Giao thông vận tải tường thuật trực tiếp sự kiện quan trọng này.

17h20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại điểm cầu Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại điểm cầu Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt bằng khánh thành 2 dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết ở điểm cầu Bình Thuận

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt bằng khánh thành 2 dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết ở điểm cầu Bình Thuận

16h35, tại điểm cầu Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Khánh Hòa

Đại biểu, người dân, công nhân thi công cao tốc lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng

Đại biểu, người dân, công nhân thi công cao tốc lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng

16h25, tại điểm cầu Bình Thuận, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại buổi lễ

Ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại buổi lễ

Ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại buổi lễ

Ông Dũng cho biết, dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo dài 100km là 1 trong 3 dự án thành phần qua địa bàn tỉnh Bình Thuận (tổng chiều dài 160 km) thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Cùng với đoạn Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kết nối hạ tầng giao thông liên vùng của Bình Thuận với khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và TP.Hồ Chí Minh, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch cho Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.

Theo ông Dũng, trong 3 dự án cao tốc thành phần qua địa bàn tỉnh, Vĩnh Hảo – Phan Thiết là đoạn có chiều dài dài nhất, đi qua nhiều huyện và thành phố của tỉnh Bình Thuận nhất. Do đó, các công tác chuẩn bị cho dự án triển khai rất khó khăn, phức tạp, nhất là giải phóng mặt bằng, bảo vệ an ninh trật tự công trường, giải quyết nguồn vật liệu thi công,…

Nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân, sự tập trung chỉ đạo, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các sở, ngành, địa phương và Bộ GTVT, tỉnh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, nhu cầu vật liệu, thỏa thuận kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật và công tác an ninh trật tự trong suốt quá trình thi công, góp phần quan trọng để hoàn thành dự án theo tiến độ được Chính phủ, Bộ GTVT giao.

16h20, tại điểm cầu Bình Thuận, thay mặt các nhà thầu tư vấn, ông Đặng Văn Bình - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long phát biểu

ông Đặng Văn Bình - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long phát biểu

ông Đặng Văn Bình - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long phát biểu

Ông Bình cho biết, sau quá trình nỗ lực thực hiện, dự án đã được cho phép thông xe và đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 19/5/2023. Trong suốt quá trình triển khai, tư vấn giám sát đã không kể ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn cùng các nhà thầu thực hiện tốt và đầy đủ các trách nhiệm được chủ đầu tư tin cậy, giao phó.

Dự án đã được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng, cũng như hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng tư vấn giám sát đã ký.

"Qua công tác giám sát dự án cao tốc là các dự án trọng điểm quốc gia, chúng tôi ấy rằng ngoài nhiệm vụ trọng tâm là công tác quản lý chất lượng và an toàn trên công trường. Tư vấn cần tiếp tục nâng cao hơn nữa về chất lượng chuyên môn, kinh nghiệm. Tập trung nghiên cứu và hiểu rõ, hiểu sâu về đồ án thiết kế, quy định kỹ vật, địa chất, địa hình, thủy văn, mỏ vật liệu xây dựng", ông Bình nói.

16h10, tại điểm cầu Khánh Hòa, ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hải chia sẻ về quá trình thi công dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hải phát biểu tại buổi lễ

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hải phát biểu tại buổi lễ

15h50, tại điểm cầu Khánh Hòa: Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ báo cáo quá trình triển khai hai dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi lễ

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt ngành GTVT, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km. Trong đó, có 8 dự án thành phần với chiều dài 477 km được đầu tư bằng hình thức đầu tư công và 3 dự án thành phần với chiều dài 177 km được đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Đến thời điểm hiện nay, đã hoàn thành và đưa vào khai thác 6 dự án thành phần dài 425km. Trong đó, có 2 dự án khánh thành ngày hôm nay, gồm dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101 km khởi công năm 2020 được đầu tư công và dự án Nha Trang - Cam Lâm dài 49km khởi công năm 2021 đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, dự án Nha Trang - Cam Lâm là một trong 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư được kêu gọi đầu tư trong bối cảnh chuyển tiếp áp dụng Luật PPP, nhiều nhà nhà đầu tư và tổ chức tín dụng có tâm lý e ngại. Nhưng với sự quyết tâm, kiên định, quyết liệt trong chỉ đạo cũng như sự tháo gỡ kịp thời về chính sách của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự án Nha Trang - Cam Lâm đã lựa chọn được nhà đầu tư, huy động được tín dụng của các ngân hàng.

Điều đó có ý nghĩa quan trọng, là minh chứng về sự thành công chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Trong quá trình triển khai thi công, bên cạnh những thuận lợi, 2 dự án đã rơi vào thời điểm gặp không ít những khó khăn như: Triển khai trong giai đoạn cả nước tập trung phòng chống đại dịch COVID-19, nhiều thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, không thể huy động nhân sự, vận chuyển máy móc vào công trường; Dự án trải dài qua nhiều khu vực có địa hình, địa chất phức tạp đòi hỏi phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời về thiết kế kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí; Giá nhiên liệu, vật liệu có những thời điểm tăng cao đột biến; Nguồn vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt là đất đắp nền đường đối với đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến đầu năm 2023 vẫn còn thiếu; Thời tiết, khí hậu cực đoan, mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn thường lệ,…

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt, sâu sát, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đã ban hành nhiều Nghị quyết với cơ chế đặc thù để giải quyết thiếu hụt nguồn vật liệu cho dự án.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, quyết liệt, vượt qua mọi khó khăn thách thức để giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền của mình.

Ngành GTVT cũng xác định, việc hoàn thành các dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng là danh dự, trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Từ Bộ trưởng đến các đồng chí lãnh đạo Bộ, các cơ quan trực thuộc, các chủ đầu tư/ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư/nhà thầu thi công đã quyết tâm với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: "Đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, xác định trọng tâm, trọng điểm để phân bổ nguồn lực thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra".

Bộ GTVT đã tổ chức phát động các phong trào thi đua với mục đích vừa động viên, cổ vũ, vừa là "mệnh lệnh" để các chủ thể tham gia dự án nỗ lực phấn đấu, tổ chức triển khai 3 ca 4 kíp, thi công xuyên lễ, xuyên Tết và đến ngày 19/5, đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 2 dự án đã được đưa vào khai thác phục vụ nhân dân. Đặc biệt, Dự án Nha Trang - Cam Lâm đã vượt tiến độ 3 tháng so với Hợp đồng.

Việc hoàn thành 2 dự án Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết tiếp tục nâng tổng số km đường cao tốc trục Bắc - Nam lên thành 950 km. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chỉ sau 3 năm, chúng ta đã hoàn thành, đưa vào khai thác 566km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc đến thời điểm hiện nay là 1.729 km.

Hai công trình khánh thành ngày hôm nay, sẽ góp phần kết nối các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gần hơn, nhanh hơn với thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tạo điều kiện mở rộng không gian phát triển, mở rộng hoạt động kinh tế, liên kết vùng, đồng thời giảm tải cho quốc lộ 1, nâng cao năng lực vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.

"Để có được kết quả ngày hôm nay, Bộ GTVT xin trân trọng cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự phát triển của ngành GTVT. Trân trọng cảm ơn Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan của Quốc hội đã luôn ủng hộ chủ trương, bố trí đủ nguồn vốn và dành sự quan tâm, giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện các dự án".

"Trân trọng cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều thời gian trực tiếp kiểm tra hiện trường, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, kịp thời để tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện", Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói và cho biết, sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn, tạo khí thế tích cực, quyết tâm đối với toàn ngành GTVT.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, những khó khăn mà chúng ta đã vượt qua sẽ là bài học kinh nghiệm hết sức quý báu đối với ngành GTVT; Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, các ban Quản lý dự án, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn cần tiếp tục phát huy và nỗ lực hơn nữa để triển khai các đoạn còn lại thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các dự án cao tốc khác hiện đang được triển khai đồng loạt trên cả nước đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn và hiệu quả.

Các đơn vị tư vấn cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán đảm bảo chất lượng, chặt chẽ về thủ tục, hạn chế tối đa việc điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công, không làm tăng tổng mức đầu tư dự án; chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực ngay từ khâu thiết kế và quản lý thi công.

"Toàn ngành phấn đấu đến cuối năm 2025, sẽ cơ bản hoàn thành toàn bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau; qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ đã đề ra", Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.

15h25, tại điểm cầu Khánh Hòa: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến tham dự buổi lễ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ khánh thành 2 dự án ở điểm cầu Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ khánh thành 2 dự án ở điểm cầu Khánh Hòa

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tham dự lễ khánh thành tại điểm cầu Khánh Hòa

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tham dự lễ khánh thành tại điểm cầu Khánh Hòa

Buổi lễ khánh thành 2 dự án đã chính thức được bắt đầu

Buổi lễ khánh thành 2 dự án đã chính thức được bắt đầu

15h05, tại điểm cầu Bình Thuận: Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã đến tham dự buổi lễ

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tại điểm cầu Bình Thuận

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tại điểm cầu Bình Thuận

14h45, tại điểm cầu Khánh Hòa: Công tác tổ chức cho buổi lễ khánh thành đã hoàn tất

Công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã hoàn tất

Công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã hoàn tất

Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là 1 trong 3 dự án PPP thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2017 - 2020. Dự án có chiều dài tuyến 49,1km. Trong đó, có 4 nút giao liên thông gồm: Nút giao QL27C tại Km5+783 (đầu tuyến, kết nối với QL1 thông qua QL27C); nút giao Suối Dầu tại Km15 kết nối với QL1 và TL3; nút giao Cam Lâm tại Km30 kết nối với QL1 và nút giao Cam Ranh tại Km52+892 kết nối với QL1 thông qua QL27B (cách điểm cuối tuyến khoảng 1,1km).

Dự án có điểm đầu (Km5+783 trùng với điểm cuối Dự án thành phần đoạn Vân Phong - Nha Trang), thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối (Km54+00 trùng với điểm đầu Dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo), thuộc xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng vốn thực hiện dự án khoảng 5.524,15 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 2.556,99 tỷ đồng (gồm: Vốn chủ sở hữu khoảng: 511,40 tỷ đồng; Vốn vay/vốn hợp pháp khác: 2.045,6 tỷ đồng); Nguồn vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng: 2.967,16 tỷ đồng

Nhà đầu tư dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải; Doanh nghiệp dự án: Công ty TNHH đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ GTVT; Ban QLDA đường Hồ Chí Minh được giao là đại diện Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dự án được khởi công tháng 9/2021, đến nay đã cơ bản hoàn thành tuyến chính với chiều dài 49,1 km, Bộ GTVT đã đưa vào khai thác tạm thời vào ngày 19/5/2023.

Dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết có chiều dài tuyến khoảng 100,8km đi qua tỉnh Bình Thuận. Dự án có 5 nút giao liên thông, gồm: Nút giao Vĩnh Hảo tại Km134+700, Nút giao Chợ Lầu tại Km162+777,78, nút giao Đại Ninh tại Km178+655,22, nút giao Ma Lâm tại Km208+701,74, nút giao Phan Thiết tại Km234+617,56.

Dự án có điểm đầu tại Km134+00,thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận kết nối với dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Điểm cuối tại Km235+00, thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận kết nối với dự án thành phần đoạn Dầu Giây - Phan Thiết.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 10.853,90 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chủ đầu tư dự án là Ban QLDA7 (Bộ GTVT). Dự án được khởi công tháng 9/2020, đến nay đã cơ bản hoàn thành tuyến chính với chiều dài 100,8 km. Bộ GTVT đã đưa vào khai thác tạm thời vào ngày 19/5/2023.

Nhóm PV

Nguồn GTVT: https://tapchigiaothong.vn/tong-thuat-khanh-thanh-hai-du-an-cao-toc-nha-trang-cam-lam-vinh-hao-phan-thiet-18323061814464918.htm