Top 10 loài thú ăn thịt kỳ lạ chỉ có ở đảo Madagascar

Đảo Madagascar đã tách khỏi các lục địa từ cách đây 100 triệu năm, do đó các loài thú ở đây tiến hóa theo một hướng độc lập. 10 loài thú ăn thịt Madagascar nằm trong một họ riêng, gọi là họ Cầy Madagascar (Eupleridae).

 Cầy fossa (Cryptoprocta ferox) dài 68-80 cm (chưa tính đuôi), được ghi nhận trên hầu khắp đảo Madagascar. Là loài thú ăn thịt lớn nhất Madagascar, chúng chủ yếu săn vượn cáo, nhưng cũng xơi hầu như bất kỳ loài động vật nhỏ nào khác mà chúng bắt được. Ảnh: Central Florida Zoo & Botanical Gardens.

Cầy fossa (Cryptoprocta ferox) dài 68-80 cm (chưa tính đuôi), được ghi nhận trên hầu khắp đảo Madagascar. Là loài thú ăn thịt lớn nhất Madagascar, chúng chủ yếu săn vượn cáo, nhưng cũng xơi hầu như bất kỳ loài động vật nhỏ nào khác mà chúng bắt được. Ảnh: Central Florida Zoo & Botanical Gardens.

Cầy falanouc (Eupleres goudotii) dài 45-50 cm, sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới vùng đất thấp phía đông Madagascar. Đây là loài hoạt động về đêm, sống trên mặt đất. Chúng sử dụng các bàn chân lớn để bới con mồi sống trong đất, chủ yếu là giun. Ảnh: iNaturalist.

Cầy falanouc (Eupleres goudotii) dài 45-50 cm, sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới vùng đất thấp phía đông Madagascar. Đây là loài hoạt động về đêm, sống trên mặt đất. Chúng sử dụng các bàn chân lớn để bới con mồi sống trong đất, chủ yếu là giun. Ảnh: iNaturalist.

Cầy falanouc miền Tây (Eupleres major) dài 50-55 cm, được tìm thấy ở phía tây bắc Madagascar. Chúng từng được coi là một phân loài của cầy falanouc trước khi được tách thành loài riêng năm 2010. Loài này có kích cỡ lớn hơn và màu lông nâu hơn so với người anh em của mình. Ảnh: Zach Farris/WCS Madagascar.

Cầy falanouc miền Tây (Eupleres major) dài 50-55 cm, được tìm thấy ở phía tây bắc Madagascar. Chúng từng được coi là một phân loài của cầy falanouc trước khi được tách thành loài riêng năm 2010. Loài này có kích cỡ lớn hơn và màu lông nâu hơn so với người anh em của mình. Ảnh: Zach Farris/WCS Madagascar.

Cầy hương Madagascar (Fossa fossana) dài 40-45 cm, cư trú trong các khu rừng ẩm phía Đông Madagascar. Loài thú nhỏ trông giống cầy này săn động vật không xương sống (côn trùng, giun, ốc, giáp xác...) cả ở trên cạn và dưới nước. Ảnh: Bernard Dupont.

Cầy hương Madagascar (Fossa fossana) dài 40-45 cm, cư trú trong các khu rừng ẩm phía Đông Madagascar. Loài thú nhỏ trông giống cầy này săn động vật không xương sống (côn trùng, giun, ốc, giáp xác...) cả ở trên cạn và dưới nước. Ảnh: Bernard Dupont.

Cầy mangut đuôi vòng (Galidia elegans) dài 30-38 cm, phân bố rộng ở phía Đông Madagascar. Loài này trông hơi giồng cầy lỏn (Herpestes javanicus) nhưng có màu lông hung đỏ và cái đuôi có các khoanh màu đen. Chúng hoạt động tích cực, ăn nhiều loại thức ăn, gồm động vật và thực vật. Ảnh: Jeff Gibbs.

Cầy mangut đuôi vòng (Galidia elegans) dài 30-38 cm, phân bố rộng ở phía Đông Madagascar. Loài này trông hơi giồng cầy lỏn (Herpestes javanicus) nhưng có màu lông hung đỏ và cái đuôi có các khoanh màu đen. Chúng hoạt động tích cực, ăn nhiều loại thức ăn, gồm động vật và thực vật. Ảnh: Jeff Gibbs.

Cầy mangut sọc rộng (Galidictis fasciata) dài 30-34 cm, cư trú trong các khu rừng phía Đông. Được nhận dạng nhờ các sọc đen chạy dọc thân, loài thú này săn con mồi là các loài gặm nhấm nhỏ. Ảnh: Форум - Наука.

Cầy mangut sọc rộng (Galidictis fasciata) dài 30-34 cm, cư trú trong các khu rừng phía Đông. Được nhận dạng nhờ các sọc đen chạy dọc thân, loài thú này săn con mồi là các loài gặm nhấm nhỏ. Ảnh: Форум - Наука.

Cầy mangut sọc lớn (Galidictis grandidieri) dài 34-36 cm, chỉ phân bố trong một khu vực rất hẹp ở phía Tây Nam Madagascar. Chúng có ngoại hình gần giống cầy mangut sọc rộng nhưng kích cỡ lớn hơn một chút. Ảnh: Nick Garbutt.

Cầy mangut sọc lớn (Galidictis grandidieri) dài 34-36 cm, chỉ phân bố trong một khu vực rất hẹp ở phía Tây Nam Madagascar. Chúng có ngoại hình gần giống cầy mangut sọc rộng nhưng kích cỡ lớn hơn một chút. Ảnh: Nick Garbutt.

Cầy mangut sọc hẹp (Mungotictis decemlineata) dài 25-35 cm, phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam Madagascar. Loài này sống trong các đàn có tổ chức chặt chẽ, thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng cũng ăn trứng chim và nhiều loại động vật nhỏ khác, gồm cả rắn. Ảnh: Heinonlein.

Cầy mangut sọc hẹp (Mungotictis decemlineata) dài 25-35 cm, phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam Madagascar. Loài này sống trong các đàn có tổ chức chặt chẽ, thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng cũng ăn trứng chim và nhiều loại động vật nhỏ khác, gồm cả rắn. Ảnh: Heinonlein.

Cầy mangut đuôi nâu (Salanoia concolor) dài 28-32 cm, sống trong các khu rừng nhiệt đới vùng đất thấp ẩm ướt ở Đông Bắc Madagascar. Loài thú này sống đơn độc và kín đáo, hoạt động vào ban ngày. Số lượng của chúng đang bị suy giảm mạnh do mất môi trường sống. Ảnh: Mahaliana.

Cầy mangut đuôi nâu (Salanoia concolor) dài 28-32 cm, sống trong các khu rừng nhiệt đới vùng đất thấp ẩm ướt ở Đông Bắc Madagascar. Loài thú này sống đơn độc và kín đáo, hoạt động vào ban ngày. Số lượng của chúng đang bị suy giảm mạnh do mất môi trường sống. Ảnh: Mahaliana.

Cầy mangut Durrell (Salanoia durrelli) dài 29-32 cm, chỉ sống ở vùng đất ngập nước quanh hồ Alaotra, hồ lớn nhất Madagascar. Loài này được phát hiện vào năm 2004 và công nhận là loài mới vào năm 2010. Chúng có bàn chân rộng có màng, phù hợp với việc di chuyển ở môi trường đầm lầy. Ảnh: Fidimalala Bruno Ralainasolo.

Cầy mangut Durrell (Salanoia durrelli) dài 29-32 cm, chỉ sống ở vùng đất ngập nước quanh hồ Alaotra, hồ lớn nhất Madagascar. Loài này được phát hiện vào năm 2004 và công nhận là loài mới vào năm 2010. Chúng có bàn chân rộng có màng, phù hợp với việc di chuyển ở môi trường đầm lầy. Ảnh: Fidimalala Bruno Ralainasolo.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-10-loai-thu-an-thit-ky-la-chi-co-o-dao-madagascar-2007157.html