Top 10 tác phẩm ấn tượng nhất: Những khoảnh khắc đẹp, những kỷ niệm đáng nhớ qua từng trang viết

Từng câu chuyện, bài thơ, bức thư... trong Top 10 tác phẩm ấn tượng đều chứa đựng những tâm hồn trẻ thơ trong sáng, những tình cảm chân thành dành cho ngôi trường của các em. Khi đọc những tác phẩm này, độc giả như được sống lại những khoảnh khắc đẹp đẽ, những kỷ niệm đáng nhớ của các em qua từng trang viết.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ban Tổ chức đã công bố và trao tặng Top 10 tác phẩm ấn tượng nhất tại Lễ vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024.

Các tác phẩm dự thi không chỉ đa dạng về nội dung mà còn đa dạng về thể loại, từ văn xuôi, thơ ca đến bức thư tay. Mặc dù mỗi tác phẩm dự thi đều mang một nét riêng, nhưng tất cả đều có một điểm chung là đã khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng và những kỷ niệm đẹp về tuổi học trò.

Đây là dịp để các em học sinh được khích lệ, động viên và lan tỏa tinh thần tích cực, góp phần xây dựng một xã hội học tập hạnh phúc.

Đây là dịp để các em học sinh được khích lệ, động viên và lan tỏa tinh thần tích cực, góp phần xây dựng một xã hội học tập hạnh phúc.

1. Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) với tác phẩm: Mẹ bảo "Bố lên trời cao để xem con có ngoan và học giỏi không".

Tác phẩm của Bảo Ngọc là một bức thư em gửi nỗi nhớ tới tới bố đang ở trên thiên đường. Trong bức thư, Bảo Ngọc đã bộc lộ tình yêu và nỗi nhớ da diết về bố.

Dù bố đã không còn bên cạnh, nhưng tình yêu của bố vẫn luôn là động lực để em cố gắng học tập và trở thành một người con ngoan. Bảo Ngọc đã dùng những lời lẽ trong sáng, hồn nhiên để chia sẻ về cuộc sống thường nhật của mình. Mỗi ngày tới trường em đều thấy hạnh phúc, em thích cảm giác ngồi sau xe mẹ ngắm nhìn phố phường, thích mỗi buổi học được thỏa sức sáng tạo từng câu thơ, được ăn những món ăn ngon ở trường, được cô giáo quan tâm và vui chơi cùng các bạn. Từng niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày được bộc lộ trong từng câu, từng chữ như một cách để bố luôn đồng hành cùng em.

Bằng một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng rất sâu sắc, Bảo Ngọc đã dùng những hình ảnh, câu chuyện đời thường để vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống tại ngôi trường của mình qua bức thư viết tay. Và trong đó, tình yêu dành cho bố luôn là một mảnh ghép không thể thiếu.

Bảo Ngọc mong muốn chia sẻ giải thưởng và niềm vui này với tất cả các bạn và các anh chị đã thi chung với em. Với em, tất cả mọi thí sinh tham dự cuộc thi đều là những người chiến thắng (Ảnh: Hương Giang).

Bảo Ngọc mong muốn chia sẻ giải thưởng và niềm vui này với tất cả các bạn và các anh chị đã thi chung với em. Với em, tất cả mọi thí sinh tham dự cuộc thi đều là những người chiến thắng (Ảnh: Hương Giang).

Bảo Ngọc cho biết, em rất vui khi đạt giải thưởng này và muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo đã dạy dỗ em. Cô là người mà em cảm thấy biết ơn nhất, bên cạnh việc chăm sóc cho từng bữa ăn giấc ngủ, cô còn là người cổ vũ, khích lệ để em có đủ tự tin tham gia cuộc thi và nhận giải thưởng đáng quý này. Ngoài ra, em mong muốn chia sẻ giải thưởng và niềm vui này với tất cả các bạn và các anh chị đã thi chung với em. Với em, tất cả mọi thí sinh tham dự cuộc thi đều là những người chiến thắng.

2. Bùi Hạnh Nguyên, học sinh lớp 3D, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Ba Đình, Hà Nội) với tác phẩm: Mây lang thang đi học.

Hạnh Nguyên là một cô bé rất hiếu động. Trong tác phẩm của mình, em viết: “Chuyện đi học của con giống như chuyến du lịch khám phá đầy lạ lẫm”. Lần đầu tiên đến lớp, Hạnh Nguyên cảm thấy như lạc vào một thế giới hoàn toàn mới lạ và đáng sợ. Nhưng rồi, những lời nói dịu dàng của cô giáo, sự giúp đỡ của bác bảo vệ và cô lao công đã dần sưởi ấm trái tim em, giúp em cảm thấy an toàn và hạnh phúc.

Môi trường học đường ấm áp và thân thiện đã giúp Hạnh Nguyên vượt qua những khó khăn ban đầu và trở thành một học sinh hòa đồng, vui vẻ. Hành trình đến trường của Hạnh Nguyên giống như một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Dù đã có những lúc lạc lõng, nhưng nhờ có tình yêu thương bao la của mọi người, những đám mây lo âu trong lòng Hạnh Nguyên đã tan biến, nhường chỗ cho một bầu trời đầy nắng và hoa.

Hạnh Nguyên chia sẻ, cô giáo chính là nguồn cảm hứng để em viết nên tác phẩm này. Em muốn thông qua tác phẩm của mình để mọi người biết đến ngôi trường ấm áp và yêu thương của em (Ảnh: Hương Giang).

Hạnh Nguyên chia sẻ, cô giáo chính là nguồn cảm hứng để em viết nên tác phẩm này. Em muốn thông qua tác phẩm của mình để mọi người biết đến ngôi trường ấm áp và yêu thương của em (Ảnh: Hương Giang).

"Em chỉ là một trong số hàng chục nghìn nhiều bạn nhỏ tài năng khác tham gia, nên em không nghĩ bài viết của mình sẽ được Ban Giám khảo đánh giá cao. Em cảm thấy rất vinh dự khi được nhận giải thưởng quý giá này", Hạnh Nguyên nói.

Hạnh Nguyên mong muốn chia sẻ niềm vui và dành tặng phần thưởng này cho những người đã giúp đỡ em. Em rất biết ơn vì các bạn và cô giáo đã luôn bên cạnh và động viên em. Nhờ có mọi người, mỗi ngày đến trường của em đều là những tháng ngày hạnh phúc.

3. Nguyễn Phạm Nhật Linh, học sinh lớp 4A4, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Long Biên, Hà Nội) với tác phẩm: Thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước những thông tin về bạo lực học đường tràn lan trên báo chí, cùng những lời chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II đã chạm đến trái tim của Nhật Linh. Em vô cùng xúc động và cảm thấy mình cần phải hành động để góp phần giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Chính vì vậy, em đã quyết định chọn chủ đề này để có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình và kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh.

Nhật Linh chia sẻ, em rất may mắn khi được học tập trong một môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực. Cô hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm luôn đồng hành cùng chúng em trong từng bước đi, giúp chúng em trở thành những người con ngoan, trò giỏi. Nhờ có các cô, các bạn học sinh luôn biết giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói và sự kiên nhẫn, chứ không phải bằng vũ lực. Mỗi người trong chúng em đều hiểu được tầm quan trọng của việc sống hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau và nói không với bạo lực.

“Ngôi trường của em như một gia đình lớn. Cô hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm chính là những người mẹ, người cha luôn quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ chúng em. Nhờ có các cô, chúng em luôn cảm thấy an toàn và được bảo vệ”, Nhật Linh nói.

“Ngôi trường của em như một gia đình lớn. Cô hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm chính là những người mẹ, người cha luôn quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ chúng em. Nhờ có các cô, chúng em luôn cảm thấy an toàn và được bảo vệ”, Nhật Linh nói.

Theo Nhật Linh, một ngôi trường hạnh phúc là một ngôi trường không có bạo lực và bạn bè đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Bên cạnh đó, người thầy phải luôn quan tâm đến tâm tư, tình cảm của mỗi em học sinh và là cầu nối giúp các bạn học sinh chan hòa, yêu thương lẫn nhau. Với giải thưởng này, Nhật Linh cho biết, em sẽ sử dụng nó để tiếp tục theo đuổi con đường viết văn trong tương lai.

4. Đặng Thảo Nhi, học sinh lớp 4I Trường Tiểu học Lai Cách (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) với tác phẩm: Bí mật về cây bút chì.

Trong tác phẩm của mình, Thảo Nhi đã kể về một sai lầm nhỏ mà em đã từng phạm phải khi còn bé. Trong một lần tình cờ thấy cây bút chì mới mua của bạn, vì quá khao khát có được cây bút lấp lánh đó, em đã vô tình có một hành động không đúng khi lấy trộm nó. Thảo Nhi nhớ mãi cái cảm giác hồi hộp, lo lắng khi giấu cây bút trộm được. Khi thấy bạn khóc và tìm kiếm cây bút chì, em đã cảm thấy rất sợ hãi và ân hận.

Khi cô giáo tìm hiểu hoàn cảnh câu chuyện, em đã rất sợ bị mắng và bị bóc trần sự thật trước cả lớp. Tuy nhiên cô giáo đã không hề truy tìm nguyên nhân đến cuối cùng mà còn mua tặng bạn cùng lớp của em một cây bút mới. Với Thảo Nhi, cô biết lỗi lầm của em chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp em không bị bạn bè khinh thường hay xa lánh.

"Em rất yêu trường em và mong muốn tất cả các bạn đều cảm thấy hạnh phúc khi đến trường”, Thảo Nhi nói.

"Em rất yêu trường em và mong muốn tất cả các bạn đều cảm thấy hạnh phúc khi đến trường”, Thảo Nhi nói.

Đến ngày hôm nay, nhân dịp sắp 20/11, Thảo Nhi đã đủ can đảm để kể lại câu chuyện này và nó cũng như là một cách để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng của em đối với người đã dạy em bài học quý giá về sự bao dung, trung thực và cách ứng xử trong cuộc sống.

"Trước đây, em từng mắc một lỗi lầm nhỏ. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của người giáo viên của mình, em đã nhận ra lỗi sai của mình và cố gắng sửa chữa. Bây giờ, em luôn cố gắng trở thành một học sinh tốt”, Thảo Nhi bộc bạch.

5. Nguyễn Vương Thiên Quyền, học sinh lớp 3/8 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) với tác phẩm: Hương khói chiều.

Trong tác phẩm của mình, Thiên Quyền viết về mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các anh chị em của mình đi đốt cỏ sau vườn với ông bà nội. Khi khói bay là đà khắp khu vườn, lòng em lại dâng lên những cảm xúc ấm áp, nó khiến em nhớ tới những bữa ăn quây quần bên gia đình, mùi của thức quà ông bà ngoại gửi, mùi sau một ngày vất vả lao động của ba mẹ.

Tuy nhiên, trong lớp em, nhiều bạn học lại không có được sự may mắn như vậy, có bạn mồ côi cha, có bạn không có mẹ, nhiều bạn phải đi phụ cha mẹ bán tạp hóa, bán hàng, đi lấy rác và phải học bài bên chiếc xe đẩy hàng hay trên xe rác. Các bạn chưa bao giờ có được những buổi chiều êm đềm bên gia đình như Thiên Quyền.

Với em, những khoảnh khắc quây quần bên gia đình, những mùi hương quen thuộc gợi nhớ bao kỷ niệm đẹp. Khi biết có những bạn nhỏ không có được hạnh phúc như mình, em cảm thấy vô cùng đau lòng, em ước gì tất cả các bạn đều có được những giây phút thư giãn và hạnh phúc như vậy.

Em mong muốn gửi gắm thông điệp rằng, trong cuộc sống, không phải ai cũng đều có được những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Vì thế chúng ta hãy lan tỏa niềm vui của mình tới mọi người, nhất là những người kém may mắn xung quanh mình. Qua đó, niềm vui và hạnh phúc sẽ nhân lên và lan tỏa thật rộng như mùi hương bình dị và nồng nàn của khói.

"Em vô cùng phấn khích và háo hức vì đã lọt vào Top 10 của cuộc thi. Em cảm thấy thật may mắn khi có cơ hội được thể hiện bản thân. Giải thưởng này không chỉ là niềm vui của riêng em mà còn là niềm tự hào của cả gia đình, đặc biệt là ông nội - người đã truyền cảm hứng cho em”, Thiên Quyền chia sẻ.

"Em vô cùng phấn khích và háo hức vì đã lọt vào Top 10 của cuộc thi. Em cảm thấy thật may mắn khi có cơ hội được thể hiện bản thân. Giải thưởng này không chỉ là niềm vui của riêng em mà còn là niềm tự hào của cả gia đình, đặc biệt là ông nội - người đã truyền cảm hứng cho em”, Thiên Quyền chia sẻ.

“Em luôn nghĩ mọi người đều xứng đáng được tôn trọng, bất kể hoàn cảnh của họ như thế nào. Em muốn lan tỏa thông điệp về tình yêu thương và sự sẻ chia đến với mọi người. Em sẽ cố gắng làm những việc nhỏ bé để giúp đỡ những người xung quanh, để họ cảm thấy ấm áp và được yêu thương. Em tin rằng, khi chúng ta yêu thương và chia sẻ với nhau, mỗi ngày đến trường của chúng ta đều sẽ hạnh phúc hơn", Thiên Quyền bày tỏ.

Trong tác phẩm là chuyện kể của Quyền dựa trên những ghi chú trong sổ tay về những buổi chiều em được làm vườn với ông nội. Giải thưởng này sẽ giúp em thêm tự tin trong việc học tập theo phương pháp “sổ tay” này mà ông nội chỉ dạy. Ngoài ra, em cũng sẽ mạnh dạn hơn để tham gia thêm các kỳ thi viết khác trong tương lai.

6. Nguyễn Lê Hải Đăng, học sinh lớp 8A7 Trường THCS Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với tác phẩm: Ngoại lệ của A7.

"Ngoại lệ của A7" là câu chuyện cảm động về một tình bạn vượt qua mọi rào cản. Hải Đăng đã chia sẻ về người bạn đặc biệt của mình, một người bạn mang trong mình một trái tim ngây thơ và hồn nhiên. Do bị di chứng trong một lần sốt cao gây co giật, trí não của người bạn ấy chỉ dừng lại ở năm 4 tuổi.

“Cô giáo đã dặn chúng tôi hãy coi bạn như em của mình ở nhà mà yêu thương lấy bạn, nỗi khổ của bạn và gia đình có lẽ cả đời này các con sẽ không hiểu được, vậy tuổi thơ này hãy cho bạn một chút ký ức đẹp cùng những người bạn chân thành. Lời nói ấy của cô như đã mở ra một cánh cửa mới trong trái tim chật hẹp của chúng tôi - đó là tình yêu thương và sự cho đi”, Hải Đăng viết trong tác phẩm của mình

Lời dạy của cô giáo đã giúp Hải Đăng và các bạn nhận ra rằng, mỗi người đều có những giá trị riêng và chúng ta cần biết trân trọng và yêu thương nhau. Qua câu chuyện về người bạn đặc biệt của mình, Hải Đăng đã dần hiểu hơn về ý nghĩa của tình bạn và sự sẻ chia, hạnh phúc là khi ta biết cho đi và không ngừng tìm kiếm những giá trị tích cực mà cuộc sống ban tặng.

Thông qua tác phẩm, em mong muốn gửi gắm thông điệp rằng tình bạn không phân biệt hoàn cảnh, hãy giúp đỡ bạn bè trong học tập dù bạn có hoàn cảnh như thế nào.

"Hoàn cảnh của bạn đã để lại trong em nhiều cảm xúc. Em muốn thông qua tác phẩm này để nhắn nhủ rằng, dù cuộc sống có nhiều khó khăn, chúng ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa khi yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau", Hải Đăng nói.

"Hoàn cảnh của bạn đã để lại trong em nhiều cảm xúc. Em muốn thông qua tác phẩm này để nhắn nhủ rằng, dù cuộc sống có nhiều khó khăn, chúng ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa khi yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau", Hải Đăng nói.

7. Phạm Khánh An, học sinh lớp 6A2 Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với tác phẩm: Thư gửi bạn ở miền mây trắng.

Trong tác phẩm của mình, Khánh An đã chia sẻ những kỷ niệm đẹp về tình bạn với Sơn - một người bạn không chỉ học giỏi mà còn rất tốt bụng và nhiệt tình. Kể về người bạn thân của mình, Khánh An nói: “Sơn là một người bạn đa tài, học giỏi và khiêm tốn”. Sơn là một người luôn nhiệt tình hướng dẫn khi có ai nhờ giảng bài. Từ một học sinh nhút nhát với học lực trung bình, nhờ tiếp xúc với sự tích cực từ người bạn thân của mình, Khánh An đã trở thành một người sôi nổi, tràn đầy năng lượng, nằm trong Top đầu của lớp.

Niềm vui thường ngày của lớp học dần nhạt nhòa khi căn bệnh quái ác gõ cửa cuộc đời Sơn. Những ngày Sơn vắng mặt, lớp học như thiếu đi một mảnh ghép quan trọng. Tuy nhiên, chính trong những ngày tháng khó khăn ấy, tình bạn của các bạn học lại càng thêm bền chặt.

Khi Sơn đổ bệnh, Khánh An đã cùng các bạn sẻ chia những khó khăn mà Sơn đang phải đối mặt, từng người một thay phiên nhau chép bài cho Sơn, thường xuyên ghé thăm động viên và giảng bài lại cho bạn. Sợi dây liên kết thiêng liêng này đã làm Khánh An vô cùng xúc động và hạnh phúc. Dù căn bệnh đã cướp đi Sơn, nhưng tình bạn của em nhỏ và các bạn vẫn luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người. Sơn đã dạy cho các bạn học của mình rất nhiều điều về cuộc sống, về tình yêu thương và sự chia sẻ.

"Em xin cảm ơn Ban Tổ chức và Ban Giám khảo đã đánh giá cao bài viết này của em. Viết lách là niềm đam mê của em. Do đó, em chỉ mong muốn được chia sẻ những câu chuyện của mình với mọi người, đặc biệt là những câu chuyện về tình bạn và sự sẻ chia", Khánh An nói.

Khánh An hy vọng rằng, những câu chữ của em sẽ truyền cảm hứng cho các bạn học để mọi người cùng nhau xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc hơn.

Khánh An hy vọng rằng, những câu chữ của em sẽ truyền cảm hứng cho các bạn học để mọi người cùng nhau xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc hơn.

8. Bùi Thị Hải Anh, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Vệ An (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) với tác phẩm: Em trở thành đôi mắt dẫn đường cho bạn.

Khi chia sẻ về tác phẩm của mình, những giọt nước mắt đã lăn dài trên khuôn mặt của Hải Anh. Trong bài viết của mình, Hải Anh đã viết về hoàn cảnh của 2 bạn khiếm thị mắt bẩm sinh trong lớp của em. Vì các bạn không nhìn thấy nên các bạn học đã trở thành đôi mắt dẫn đường cho các em. Hàng ngày, các bạn học đã thay phiên nhau dắt 2 bạn vào lớp.

Em ví, Hải Anh và Nguyệt Ánh như những bông hoa nhỏ kiên cường, vươn lên tỏa sáng giữa bóng tối. "Em không thể quên ánh mắt đầy hy vọng của Hải Anh và Nguyệt Ánh khi nói về tương lai. Dù sinh ra với đôi mắt không nhìn thấy, nhưng hai bạn luôn khao khát được học tập và khám phá thế giới. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, các bạn đã vượt qua mọi khó khăn để hòa nhập với cuộc sống”, Hải Anh chia sẻ.

Theo Hải Anh, dù xa gia đình, 2 bạn luôn tự lập và là tấm gương sáng trong học tập và cuộc sống. Chính điều này đã giúp em hiểu sâu sắc giá trị của nghị lực. Các bạn đã chứng minh rằng, khuyết tật không phải là rào cản để vươn tới ước mơ.

Vì vậy, em dự định sẽ sử dụng phần thưởng này để quyên góp vào các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tìm được trường học hạnh phúc của riêng mình. Bởi: "Trường học không chỉ là nơi để học kiến thức mà còn là nơi để chúng ta nuôi dưỡng tình bạn và ước mơ". Chính ngôi trường Vệ An đã thắp lên trong em niềm hy vọng tốt đẹp về tương lai tươi sáng phía trước.

"Em vô cùng biết ơn thầy cô - người gieo hạt về lòng biết ơn, tình thầy trò vào lòng học sinh để các em khôn lớn thành người", Hải Anh nói.

"Em vô cùng biết ơn thầy cô - người gieo hạt về lòng biết ơn, tình thầy trò vào lòng học sinh để các em khôn lớn thành người", Hải Anh nói.

9. Đỗ Vũ Thanh Thảo, học sinh lớp 12D1 Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) với tác phẩm: Bác béo, bác gầy, bác già, bác trẻ.

Trong tác phẩm của mình, Thanh Thảo đã vẽ nên những chân dung sinh động về bốn bác bảo vệ trường học. Mỗi bác đều mang một nét tính cách riêng biệt. Bác béo với sự tỉ mỉ, bác gầy với sự ân cần, yêu thương, bác già với sự thấu hiểu, lắng nghe, và bác trẻ với sự tận tâm, trách nhiệm. Mỗi bác đều để lại trong em những ấn tượng sâu sắc và những kỷ niệm khó quên.

Những câu chuyện về các bác bảo vệ không chỉ đơn thuần là những câu chuyện về công việc, mà còn là những câu chuyện về tình cảm ấm áp giữa thầy trò, giữa những người làm công tác bảo vệ và các em học sinh. Chính những con người giản dị ấy đã mang đến cho Thanh Thảo niềm vui mỗi ngày đến trường.

"Không chỉ thầy cô và bạn bè, mà cả các bác bảo vệ cũng góp phần tạo nên một ngôi trường hạnh phúc. Chính sự quan tâm, chăm sóc của các bác đã khiến cho ngôi trường trở nên ấm áp và gần gũi hơn", em nói.

Thanh Thảo chia sẻ, em tham gia cuộc thi này chỉ với mong muốn được chia sẻ những tình cảm của mình với các bác bảo vệ. Khi biết tin bài viết được chọn, em vô cùng xúc động bởi đây là cơ hội để em nói lời cảm ơn đến những người đã âm thầm đóng góp cho ngôi trường thân yêu của mình. Sự đóng góp của mỗi người, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa và tạo nên một cộng đồng đoàn kết.

"Em rất trân trọng giải thưởng này. Khi biết có đến 80.000 bài dự thi, em thực sự bất ngờ và cảm thấy mình thật may mắn. Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực của cá nhân em mà còn là món quà gửi đến các bác bảo vệ của trường em", Thanh Thảo nói.

"Em rất trân trọng giải thưởng này. Khi biết có đến 80.000 bài dự thi, em thực sự bất ngờ và cảm thấy mình thật may mắn. Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực của cá nhân em mà còn là món quà gửi đến các bác bảo vệ của trường em", Thanh Thảo nói.

Đồng thời, Thanh Thảo muốn gửi gắm thông điệp rằng, hạnh phúc của ngôi trường không chỉ đến từ thầy cô, bạn bè mà còn từ những người thầm lặng phía sau góp phần tạo nên một môi trường học tập an toàn và thân thiện. Em hy vọng rằng, tác phẩm của em sẽ góp phần làm cho mỗi ngôi trường của các bạn học sinh ngày càng tốt đẹp hơn.

10. Nguyễn Linh Ngọc, học sinh lớp 11AB4 Trường THPT Wellspring (Hà Nội) với tác phẩm: Thư gửi thầy Brian

Linh Ngọc là một cô bé đã từng rất rụt rè, nhút nhát và em đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời học sinh nhờ vào bài văn đầu tiên khi mới vào ngôi trường cấp 2 của mình. Bài văn ấy như một chiếc cầu nối, giúp Linh Ngọc tìm thấy chính mình. Nhờ những lời nhận xét ấm áp và khích lệ của thầy giáo, Linh Ngọc đã khám phá ra khả năng viết lách và niềm yêu thích với môn ngôn ngữ Anh. Từ một cô bé e dè, Linh Ngọc đã dần trở nên tự tin, vượt qua rào cản của bản thân và trở nên năng động hơn rất nhiều.

"Em muốn gửi gắm đến tất cả các thầy cô lời tri ân sâu sắc. Nhờ có thầy cô, chúng em mới có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bước vào đời", Linh Ngọc nói.

"Em muốn gửi gắm đến tất cả các thầy cô lời tri ân sâu sắc. Nhờ có thầy cô, chúng em mới có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bước vào đời", Linh Ngọc nói.

"Thầy như một người thắp sáng ngọn lửa đam mê trong em. Nhờ thầy, em đã yêu thích môn ngôn ngữ Anh hơn bao giờ hết và khám phá ra những điều kỳ diệu ẩn chứa trong từng trang sách. Giờ học của thầy không chỉ là những giờ học khô khan mà còn là những buổi trò chuyện thú vị, nơi em được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình. Nhờ thầy, em đã cảm thấy mình được tôn trọng và khuyến khích, từ đó em đã mạnh dạn hơn trong việc khám phá kiến thức mới”, Linh Ngọc bày tỏ.

Theo Linh Ngọc, thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là những người bạn, người thầy, người truyền cảm hứng cho học sinh.

Hương Giang

Nguồn Trẻ em Việt Nam: https://treemvietnam.net.vn/top-10-tac-pham-an-tuong-nhat-song-lai-nhung-khoanh-khac-dep-nhung-ky-niem-dang-nho-qua-tung-trang-viet-d5680.html