Top 6 cây cổ thụ có tuổi thọ cao nhất thế giới

Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài kỳ lạ, những cây như: Methuselah, Old Tjikko, Pando hay General Sherman... còn được biết tới là những loài cây cổ thụ có tuổi thọ cao nhất thế giới, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Cây Methuselah (thuộc loài thông Bristlecone), nằm sâu trong dãy núi trắng White Mountains, phía Đông bang California, Mỹ, được cho là cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Nó đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, ngay cả trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp

Cây Methuselah (thuộc loài thông Bristlecone), nằm sâu trong dãy núi trắng White Mountains, phía Đông bang California, Mỹ, được cho là cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Nó đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, ngay cả trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp

Cây được phát hiện vào năm 1957 bởi Tom Harlan và Edmund Schulman. Thời điểm được phát hiện, cây cổ thụ này đã được xác định có tuổi thọ lên đến 4.789 năm. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nó đã có 4.852 năm tuổi

Cây được phát hiện vào năm 1957 bởi Tom Harlan và Edmund Schulman. Thời điểm được phát hiện, cây cổ thụ này đã được xác định có tuổi thọ lên đến 4.789 năm. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nó đã có 4.852 năm tuổi

Cây cổ thụ này phát triển tại một vùng đất nghèo dinh dưỡng, gần như bị chôn vùi dưới tuyết quanh năm. Để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, cây phát triển chậm hơn với phần thớ gỗ rất dày giúp chống lại côn trùng và sâu bệnh

Cây cổ thụ này phát triển tại một vùng đất nghèo dinh dưỡng, gần như bị chôn vùi dưới tuyết quanh năm. Để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, cây phát triển chậm hơn với phần thớ gỗ rất dày giúp chống lại côn trùng và sâu bệnh

Để bảo tồn và gìn giữ loài cây cổ xưa này, vị trí chính xác của cây Methuselah vẫn là bí mật và không tiết lộ cho công chúng

Để bảo tồn và gìn giữ loài cây cổ xưa này, vị trí chính xác của cây Methuselah vẫn là bí mật và không tiết lộ cho công chúng

Với chiều cao chỉ khoảng 4,8m, cây Old Tjikko khá nhỏ bé so với những họ hàng 25m của mình ở núi Fulufjället, Thụy Điển. Tuy nhiên, cây tùng bách này được công nhận là cây vô tính đơn thân cổ xưa nhất thế giới

Với chiều cao chỉ khoảng 4,8m, cây Old Tjikko khá nhỏ bé so với những họ hàng 25m của mình ở núi Fulufjället, Thụy Điển. Tuy nhiên, cây tùng bách này được công nhận là cây vô tính đơn thân cổ xưa nhất thế giới

Năm 2004, nhà địa chất Leif Kullman đã phát hiện ra cây OldTjikko. Các nhà khoa học sau đó xác định nó đã sống qua 9.500 năm nhờ phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon (còn gọi là định tuổi bằng cacbon-14)

Năm 2004, nhà địa chất Leif Kullman đã phát hiện ra cây OldTjikko. Các nhà khoa học sau đó xác định nó đã sống qua 9.500 năm nhờ phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon (còn gọi là định tuổi bằng cacbon-14)

Tuy "lão làng" như vậy, nó lại không cao lớn như các cây cổ thụ khác mà giống một cây bonsai do điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên núi

Tuy "lão làng" như vậy, nó lại không cao lớn như các cây cổ thụ khác mà giống một cây bonsai do điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên núi

Trải qua 9.500 năm, cây Old Tjikko vẫn đang tiếp tục phát triển

Trải qua 9.500 năm, cây Old Tjikko vẫn đang tiếp tục phát triển

Với tuổi đời lên tới hơn 80.000 năm, cây Pando, sống tại rừng quốc gia Fishlake ở Utah, Mỹ, chính là cây già nhất thế giới

Với tuổi đời lên tới hơn 80.000 năm, cây Pando, sống tại rừng quốc gia Fishlake ở Utah, Mỹ, chính là cây già nhất thế giới

Nhìn từ xa, bạn có thể lầm tưởng đây là cả rừng cây nhưng thực chất chúng đều chung một hệ thống rễ dày đặc trong lòng đất

Nhìn từ xa, bạn có thể lầm tưởng đây là cả rừng cây nhưng thực chất chúng đều chung một hệ thống rễ dày đặc trong lòng đất

Không chỉ gây ấn tượng bởi tuổi thọ cao, Pando còn được coi là sinh vật nặng nhất thế giới với hơn 40.000 thân cây vỏ cứng có tổng khối lượng khoảng 6.000 tấn. Pando còn được gọi là "Người khổng lồ run rẩy". Chúng bao phủ diện tích 42 hecta và được cho là đang chết dần vì hạn hán, côn trùng xâm nhập và bệnh dịch

Không chỉ gây ấn tượng bởi tuổi thọ cao, Pando còn được coi là sinh vật nặng nhất thế giới với hơn 40.000 thân cây vỏ cứng có tổng khối lượng khoảng 6.000 tấn. Pando còn được gọi là "Người khổng lồ run rẩy". Chúng bao phủ diện tích 42 hecta và được cho là đang chết dần vì hạn hán, côn trùng xâm nhập và bệnh dịch

Sarv-e Abarqu hay còn có cái tên khác là Zoroastrian Sarv, là một trong những cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới

Sarv-e Abarqu hay còn có cái tên khác là Zoroastrian Sarv, là một trong những cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới

Được tìm thấy ở tỉnh Yazd ở Iran, cây có tuổi đời ít nhất 4.000 năm, rất gần với thời điểm hình thành nền văn minh của loài người. Cây Sarv-e Abarqu được xem là một di tích quốc gia ở Iran, đồng thời là sinh vật sống lâu đời nhất ở châu Á

Được tìm thấy ở tỉnh Yazd ở Iran, cây có tuổi đời ít nhất 4.000 năm, rất gần với thời điểm hình thành nền văn minh của loài người. Cây Sarv-e Abarqu được xem là một di tích quốc gia ở Iran, đồng thời là sinh vật sống lâu đời nhất ở châu Á

Được tìm thấy trên đảo Crete, Hy Lạp, cây ô liu Vouves được coi là một trong những cây ô liu già nhất thế giới

Được tìm thấy trên đảo Crete, Hy Lạp, cây ô liu Vouves được coi là một trong những cây ô liu già nhất thế giới

Mặc dù không thể xác nhận chính xác tuổi thọ của cây cổ thụ này, song theo ước tính các nhà khoa học, nó có tuổi thọ hơn 3.000 năm tuổi. Hiện tại, cây ô liu Vouves vẫn sống khỏe mạnh, ra hoa và kết trái bình thường

Mặc dù không thể xác nhận chính xác tuổi thọ của cây cổ thụ này, song theo ước tính các nhà khoa học, nó có tuổi thọ hơn 3.000 năm tuổi. Hiện tại, cây ô liu Vouves vẫn sống khỏe mạnh, ra hoa và kết trái bình thường

Vào năm 2012, lần đầu tiên chính quyền địa phương tổ chức sự kiện thu hoạch ô liu từ cây này và đã thu được 55kg quả ô liu. Ngoài ra, các nhánh cây ô liu cổ thụ này còn được sử dụng để dệt vòng hoa cho vận động viên chiến thắng trong Thế vận hội Athens 2004 và Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Vào mùa hè mỗi năm, hàng ngàn khách du lịch đến xem cây đều ngạc nhiên vì hình dáng to lớn và lịch sử của nó

Vào năm 2012, lần đầu tiên chính quyền địa phương tổ chức sự kiện thu hoạch ô liu từ cây này và đã thu được 55kg quả ô liu. Ngoài ra, các nhánh cây ô liu cổ thụ này còn được sử dụng để dệt vòng hoa cho vận động viên chiến thắng trong Thế vận hội Athens 2004 và Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Vào mùa hè mỗi năm, hàng ngàn khách du lịch đến xem cây đều ngạc nhiên vì hình dáng to lớn và lịch sử của nó

Được ước tính đã sống khoảng 2.500 năm, General Sherman là cây tùng bách khổng lồ nhất còn sống trên thế giới

Được ước tính đã sống khoảng 2.500 năm, General Sherman là cây tùng bách khổng lồ nhất còn sống trên thế giới

Cây cao gần 100m với chu vi thân khoảng 32m, đường kính tối đa 11,1m và nặng đến 2.000 tấn. Loài cây này có sức sống cao bởi cấu tạo đặc biệt của bộ rễ và cấu tạo thân cành chứa nhiều kháng thể. Bộ rễ cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, vì vậy thân cây sẽ không nấm mốc

Cây cao gần 100m với chu vi thân khoảng 32m, đường kính tối đa 11,1m và nặng đến 2.000 tấn. Loài cây này có sức sống cao bởi cấu tạo đặc biệt của bộ rễ và cấu tạo thân cành chứa nhiều kháng thể. Bộ rễ cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, vì vậy thân cây sẽ không nấm mốc

Để có thể chiêm ngưỡng cây General Sherman, du khách có thể ghé thăm Công viên quốc gia Sequoia ở California, Mỹ

Để có thể chiêm ngưỡng cây General Sherman, du khách có thể ghé thăm Công viên quốc gia Sequoia ở California, Mỹ

Kiều Phương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-top-6-cay-co-thu-co-tuoi-tho-cao-nhat-the-gioi-post442447.antd