Top 7 loại khí tài quân sự lợi hại nhất trong kho vũ khí của Mỹ
Quân đội Mỹ được coi là một trong những lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất thế giới, một phần nhờ sở hữu nhiều vũ khí tối tân với sức mạnh vượt trội.
Với gần 3 triệu binh sỹ trong quân ngũ, 4.800 căn cứ phòng thủ trên 7 lục địa và ngân sách hàng năm hơn 7 tỷ USD,
quân đội Mỹ được coi là một trong những lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn sở hữu nhiều loại vũ khí tối tân với sức mạnh vượt trội.
Máy bay ném bom B-52
Có khoảng 72 chiếc máy bay B-52 trong các phi đội đang hoạt động và phi đội dự bị của lực lượng không quân Mỹ. B-52 có thể mang theo số vũ khí có tải trọng 35 tấn, trong đó có các loại bom, mìn và tên lửa. Loại máy bay này được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1952, kể từ đó đến nay đã trải qua nhiều đợt nâng cấp để mang theo tên lửa hành trình phóng từ trên không. Mỗi chiếc B-52 có thể mang theo 20 tên lửa hành trình.
Sau khi được thả từ máy bay ném bom, tên lửa hành trình sử dụng hệ thống điều hướng được cài đặt sẵn cùng động cơ phản lực để lao tới và tấn công vào các mục tiêu độc lập với đầu đạn nổ nặng hơn 1,3 tấn.
Máy bay ném bom B-1
Mỹ có hơn 60 chiếc B-1 trong phi đội. B-1 là loại máy bay 4 động cơ, có thể mang theo tải trọng vũ khí lớn nhất trong số các máy bay đang phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ. Số vũ khí có thể nặng hơn 34 tấn, bao gồm tên lửa hành trình, bom trọng lực và ngư lôi hải quân. Trước đây, B-1 thường được sử dụng để thả bom thông minh JDAM – loại bom rơi tự do có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi, đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch dưới 5m.
Máy bay ném bom tàng hình B-2
Loại máy bay ném bom cánh dơi hạng nặng này có thể mang theo cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Phi đội gồm 20 chiếc B-2 của lực lượng không quân Mỹ hoạt động chủ yếu tại căn cứ không quân Whiteman ở Missouri nhưng chúng có thể bay tới các căn cứ khác như Diego Garcia hay căn cứ Guam ở Thái Bình Dương.
Trong một cuộc xung đột thông thường, máy bay ném bom B-2 4 động cơ này có thể mang theo 2 quả bom GBU-57 tiêu diệt hầm ngầm boongke. Đây là loại bom phi hạt nhân lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ, với trọng lượng 13,6 tấn, dài 9m, được thiết kế để tiêu diệt những mục tiêu nằm sâu trong lòng đất, các tổ hợp tên lửa và những căn cứ chỉ huy nằm ngoài tầm với của các loại vũ khí phi hạt nhân khác.
B-2 cũng có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác và máy bay này đã được thử nghiệm chiến đấu trong các cuộc xung đột tại Syria, Iraq và Afghanistan.
Tiêm kích tàng hình F-22
Không quân Mỹ có khoảng 180 chiếc tiêm kích tàng hình F-22, được coi là loại máy bay có khả năng chiến đấu ưu việt hơn cả. Ngoài khả năng tiếp cận và tấn công bất cứ loại máy bay chiến đấu nào của đối phương, F-22 có thể mang theo 2 quả bom thông minh JDAM và các tên lửa không đối đất có radar dẫn đưỡng.
Trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột có sự tham gia của quân đội Mỹ, F-22 với khả năng qua mặt các radar của đối phương, có thể nhắm vào các vị trí phòng không, giúp mở đường cho những máy bay ít có khả năng tàng hình và các tên lửa hành trình thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo.
Tên lửa dẫn đường và tàu ngầm tấn công
Hải quân Mỹ sở hữu hàng chục tàu ngầm có thể hoạt động lâu dài dưới nước và có khả năng phóng hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk vào các mục tiêu trên biển và trên bộ. Uy lực nhất trong số này phải kể đến là các tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Ohio, có thể mang tới 154 tên lửa Tomahawk. Mỗi tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân nặng 453kg, có khả năng tấn công các mục tiêu độc lập cách xa bãi phóng hơn 1.600 km.
Ngoài ra, mỗi tên lửa có thể chứa thông tin về 15 mục tiêu trong hệ thống dẫn đường, giúp nó có khả năng chuyển đổi mục tiêu khi đang bay. Ngoài tàu ngầm lớp Ohio, các tàu ngầm lớp Virginia và lớp Los Angeles cũng có thể mang tên lửa Tomahawks, mặc dù số lượng ít hơn.
Tàu sân bay
Hiện có 11 tàu sân bay đang hoạt động trong hạm đội của Hải quân Mỹ, trong đó có 10 chiếc thuộc lớp Nimitz và 1 chiếc thuộc lớp Ford. Dù con số này có vẻ nhiều nhưng chỉ có 3 đến 4 chiếc là có khả năng sẵn sàng chiến đấu bất cứ thời điểm nào.
Mỗi tàu sân bay có khả năng chứa hơn 60 máy bay, trong đó có máy bay chiến F/A-18, với phạm vi chiến đấu hơn 2.300km. Mỗi chiếc F/A-18 có thể năng mang theo 2 tên lửa đất đối không.
Ngoài nhóm tàu sân bay, Hải quân Mỹ cũng vận hành 9 tàu tấn công đổ bộ, về cơ bản đây là những tàu sân bay cỡ nhỏ. Những tàu này mang theo máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ, chẳng hạn như tiêm kích tàng hình F-35B có thể mang theo 2 quả bom dẫn đường với bán kính chiến đấu khoảng 805km. Giống như nhóm tàu sân bay, ít hơn 1 nửa số tàu đổ bộ của Mỹ có năng lực sẵn sàng tác chiến. Một trong số này là tàu tấn công đổ bộ USS Bataan đang được triển khai tại khu vực gần Trung Đông.
Tàu khu trục và tàu tuần dương
Hạm đội tàu tuần dương và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các tàu sân bay tạo thành nhóm tàu sân bay.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke với số lượng hơn 70 chiếc đang hoạt động đã tạo thành “xương sống” trong hạm đội của Hải quân. Mỗi chiếc có khả năng mang 56 tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. Các tàu tuần dương lớp Ticonderoga cũng mang được tên lửa hành trình nhưng với số lượng ít hơn tàu khu trục. Cả hai loại tàu này đều cung cấp cho Hải quân Mỹ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất AEGIS. Hệ thống AEGIS được lắp đặt để đối phó với các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm thấp đe dọa các tàu thuyền hoặc đối phó với những mục tiêu trên đất liền.