Top loài khỉ kỳ lạ chỉ có ở châu Mỹ: Một loài nhỏ nhất TG

Sinh sống trong các khu rừng nguyên sinh của Nam Mỹ, khỉ vuốt lùn, khỉ sư tử vàng, khỉ xồm đầu to... là những loài khỉ 'dị' bậc nhất thế giới.

Khỉ vuốt bạc (Callithrix argentata) dài 20-23 cm, được ghi nhận ở phía Nam và phía Đông của sông Amazon ở Brazil. Loài khỉ vuốt này có lông sáng màu, chuyên ăn nhựa cây bằng cách dùng răng nanh xé vỏ cây cho nhựa chảy ra.

Khỉ vuốt bạc (Callithrix argentata) dài 20-23 cm, được ghi nhận ở phía Nam và phía Đông của sông Amazon ở Brazil. Loài khỉ vuốt này có lông sáng màu, chuyên ăn nhựa cây bằng cách dùng răng nanh xé vỏ cây cho nhựa chảy ra.

Khỉ vuốt Geoffroy (Callithrix geoffroyi) dài 20 cm, là loài lính trưởng đặc hữu của các khu rừng ở miền đông Brazil. Loài khỉ này tạo ra lỗ trên vỏ cây để lấy nhựa và đánh dấu bằng mùi quanh lỗ để ngăn các con khác xâm phạm.

Khỉ vuốt Geoffroy (Callithrix geoffroyi) dài 20 cm, là loài lính trưởng đặc hữu của các khu rừng ở miền đông Brazil. Loài khỉ này tạo ra lỗ trên vỏ cây để lấy nhựa và đánh dấu bằng mùi quanh lỗ để ngăn các con khác xâm phạm.

Khỉ vuốt lùn (Callithrix pygmaea) dài 12-15 cm, sống trong các khu rừng ngập nước theo mùa ở vùng thượng lưu sông Amazon. Đây là loài khỉ nhỏ nhất thế giới.

Khỉ vuốt lùn (Callithrix pygmaea) dài 12-15 cm, sống trong các khu rừng ngập nước theo mùa ở vùng thượng lưu sông Amazon. Đây là loài khỉ nhỏ nhất thế giới.

Khỉ vuốt hoàng đế (Saguinus imperator) dài 23-26 cm, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Peru, Brazil và Bolivia. Loài khỉ này có đặc điểm nhận dạng là bộ râu trắng rất dài.

Khỉ vuốt hoàng đế (Saguinus imperator) dài 23-26 cm, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Peru, Brazil và Bolivia. Loài khỉ này có đặc điểm nhận dạng là bộ râu trắng rất dài.

Khỉ vuốt môi trắng (Saguinus labiatus) dài 23-30 cm, sống ở khu vực Amazon của Brazil và Bolivia. Con cái đầu đàn của loài này tiết ra các tín hiệu hóa học pheremon, ức chế sinh sản ở các con cái khác trong nhóm.

Khỉ vuốt môi trắng (Saguinus labiatus) dài 23-30 cm, sống ở khu vực Amazon của Brazil và Bolivia. Con cái đầu đàn của loài này tiết ra các tín hiệu hóa học pheremon, ức chế sinh sản ở các con cái khác trong nhóm.

Khỉ vuốt mặt trụi (Saguinus bicolor) dài 21-28 cm, cư trú trong rừng đất thấp miền trung Amazon, Brazil. Loài khỉ này có cái đầu trụi lông màu xám tương phản với bộ trắng ở nửa thân trên. Nửa thân dưới có màu nâu vàng.

Khỉ vuốt mặt trụi (Saguinus bicolor) dài 21-28 cm, cư trú trong rừng đất thấp miền trung Amazon, Brazil. Loài khỉ này có cái đầu trụi lông màu xám tương phản với bộ trắng ở nửa thân trên. Nửa thân dưới có màu nâu vàng.

Khỉ vuốt tay vàng (Saguinus midas) dài 21-28 cm, phân bố ở phía Đông Bắc của Nam Mỹ. Loài khỉ này có các bàn tay và bàn chân màu vàng vàng tươi, tất cả các ngón có vuốt trừ ngón chân cái có móng.

Khỉ vuốt tay vàng (Saguinus midas) dài 21-28 cm, phân bố ở phía Đông Bắc của Nam Mỹ. Loài khỉ này có các bàn tay và bàn chân màu vàng vàng tươi, tất cả các ngón có vuốt trừ ngón chân cái có móng.

Khỉ sư tử vàng (Leontopithecus rosalia) dài 20-25 cm, sống ở rừng bờ biển Đại Tây Dương phía Đông Nam Brazil. Loài này cùng họ Khỉ sóc với các loài khỉ vuốt. Có ngoại hình rất ấn tượng, chúng là một trong những loài khỉ nguy cấp nhất thế giới.

Khỉ sư tử vàng (Leontopithecus rosalia) dài 20-25 cm, sống ở rừng bờ biển Đại Tây Dương phía Đông Nam Brazil. Loài này cùng họ Khỉ sóc với các loài khỉ vuốt. Có ngoại hình rất ấn tượng, chúng là một trong những loài khỉ nguy cấp nhất thế giới.

Khỉ sư tử đầu vàng (Leontopithecus chrysomelas) dài 20-34 cm, phân bố giới hạn trong rừng ven Đại Tây Dương ở Đông Bắc Brazil. Khi gặp nguy hiểm, các loài khỉ sư tử xù bờm lên để trông có vẻ to hơn, khiến đối phương dè chừng.

Khỉ sư tử đầu vàng (Leontopithecus chrysomelas) dài 20-34 cm, phân bố giới hạn trong rừng ven Đại Tây Dương ở Đông Bắc Brazil. Khi gặp nguy hiểm, các loài khỉ sư tử xù bờm lên để trông có vẻ to hơn, khiến đối phương dè chừng.

Khỉ xồm chỏm đen (Cebus olivaceus) dài 37-46 cm, là loài linh trưởng bản địa của khu vực trung và Bắc của Nam Mỹ. Loài này thường dùng đuôi nắm để bám vào cành cây khi ăn bằng tay.

Khỉ xồm chỏm đen (Cebus olivaceus) dài 37-46 cm, là loài linh trưởng bản địa của khu vực trung và Bắc của Nam Mỹ. Loài này thường dùng đuôi nắm để bám vào cành cây khi ăn bằng tay.

Khỉ xồm mặt trắng (Cebus capucinus) dài 31-57 cm, phân bố ở Trung Mỹ. Loài này được nhận dạng với phần đầu và vai màu trắng, đỉnh đầu và phần còn lại của cơ thể màu đen.

Khỉ xồm mặt trắng (Cebus capucinus) dài 31-57 cm, phân bố ở Trung Mỹ. Loài này được nhận dạng với phần đầu và vai màu trắng, đỉnh đầu và phần còn lại của cơ thể màu đen.

Khỉ xồm đầu to (Cebus apella) dài 33-57 cm, sống trong các khu rừng miền Tây của Nam Mỹ. Loài khỉ này nổi tiếng với kỹ năng sử dụng công cụ để mở các quả cứng.

Khỉ xồm đầu to (Cebus apella) dài 33-57 cm, sống trong các khu rừng miền Tây của Nam Mỹ. Loài khỉ này nổi tiếng với kỹ năng sử dụng công cụ để mở các quả cứng.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-loai-khi-ky-la-chi-co-o-chau-my-mot-loai-nho-nhat-tg-1865402.html