Top sự kiện lịch sử chấn động thế giới năm Mậu Tý 1948

Trong năm Mậu Tý 1948, thế giới xảy ra một số sự kiện quan trọng gây chấn động dư luận và ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của nhiều nước. Thậm chí, có sự kiện còn ảnh hưởng đến ngày nay.

 Năm Mậu Tý 1948 là một năm đầy biến động với nhiều sự kiện quan trọng xảy ra ở các nước trên thế giới. Trong số này, năm 1948 diễn ra vụ ám sát Mahatma Gandhi - lãnh tụ chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ.

Năm Mậu Tý 1948 là một năm đầy biến động với nhiều sự kiện quan trọng xảy ra ở các nước trên thế giới. Trong số này, năm 1948 diễn ra vụ ám sát Mahatma Gandhi - lãnh tụ chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ.

Cụ thể, vào ngày 30/1/1948, Mahatma Gandhi bị Nathuram Godse - một kẻ cuồng tín theo đạo Hindu ám sát khi đang trên đường tới buổi cầu nguyện thường nhật ở New Delhi.

Cụ thể, vào ngày 30/1/1948, Mahatma Gandhi bị Nathuram Godse - một kẻ cuồng tín theo đạo Hindu ám sát khi đang trên đường tới buổi cầu nguyện thường nhật ở New Delhi.

Nathuram Godse ôm lòng thù hận Mahatma Gandhi vì ông ủng hộ đoàn kết giữa những người Ấn Độ theo đạo Hindu và đạo Hồi. Do đó, Godse ra tay giết hại Mahatma Gandhi khiến dư luận Ấn Độ và thế giới rúng động.

Nathuram Godse ôm lòng thù hận Mahatma Gandhi vì ông ủng hộ đoàn kết giữa những người Ấn Độ theo đạo Hindu và đạo Hồi. Do đó, Godse ra tay giết hại Mahatma Gandhi khiến dư luận Ấn Độ và thế giới rúng động.

Một sự kiện nổi tiếng xảy ra năm Mậu Tý là vào ngày 14/5/1948, nước Anh chính thức từ bỏ sự bảo hộ đối với Palestine sau khi Liên Hợp Quốc đưa ra một nghị quyết về phân chia lãnh thổ giữa người Ảrập và người Do Thái.

Một sự kiện nổi tiếng xảy ra năm Mậu Tý là vào ngày 14/5/1948, nước Anh chính thức từ bỏ sự bảo hộ đối với Palestine sau khi Liên Hợp Quốc đưa ra một nghị quyết về phân chia lãnh thổ giữa người Ảrập và người Do Thái.

Ngay sau đó, những người theo chủ nghĩa phục quốc Zion nắm lấy cơ hội và thành lập nhà nước Israel. Tuyên ngôn độc lập của nhà nước Israel được đọc tại Tel Aviv ngay trong ngày 14/5.

Ngay sau đó, những người theo chủ nghĩa phục quốc Zion nắm lấy cơ hội và thành lập nhà nước Israel. Tuyên ngôn độc lập của nhà nước Israel được đọc tại Tel Aviv ngay trong ngày 14/5.

Ngày 26/7/1948, Tổng thống Mỹ Harry Truman sử dụng quyền lực hành pháp của mình ký sắc lệnh 9981 nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội.

Ngày 26/7/1948, Tổng thống Mỹ Harry Truman sử dụng quyền lực hành pháp của mình ký sắc lệnh 9981 nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội.

Tổng thống Truman ký sắc lệnh này sau khi đề xuất trên bị nghị sĩ các bang miền Nam đe dọa ngăn cản tại Quốc hội. Đây là một trong những sắc lệnh hành pháp quan trọng nhất mà ông Truman ban hành khi đương nhiệm có ảnh hưởng lớn đến tình hình nước Mỹ kể từ đó cho đến nay.

Tổng thống Truman ký sắc lệnh này sau khi đề xuất trên bị nghị sĩ các bang miền Nam đe dọa ngăn cản tại Quốc hội. Đây là một trong những sắc lệnh hành pháp quan trọng nhất mà ông Truman ban hành khi đương nhiệm có ảnh hưởng lớn đến tình hình nước Mỹ kể từ đó cho đến nay.

Vào ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.

Vào ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.

Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền gắn liền với tên tuổi các nhà làm luật, các nhà ngoại giao đến từ nhiều nước, đặc biệt là tên tuổi của Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt (1884 - 1962).

Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền gắn liền với tên tuổi các nhà làm luật, các nhà ngoại giao đến từ nhiều nước, đặc biệt là tên tuổi của Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt (1884 - 1962).

Theo đó, Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới cho đến ngày nay.

Theo đó, Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới cho đến ngày nay.

Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Mỹ đề cử Bộ trưởng Quốc phòng mới (nguồn: VTC1).

Tâm Anh (theo Infoplease)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/top-su-kien-lich-su-chan-dong-the-gioi-nam-mau-ty-1948-1322711.html