Hiệp sĩ thời Trung cổ nổi tiếng với hình ảnh chiến binh dũng mãnh, thiện chiến, cưỡi ngựa và mang theo bên người thanh kiếm sắc bén. Họ chiến đấu và phụng sự tầng lớp quý tộc, vua chúa.
Vào thời kỳ hưng thịnh, các hiệp sĩ đóng vai trò quan trọng trong nhiều trận chiến ở châu Âu. Mỗi lần thắng trận, họ được ban thưởng nhiều vàng bạc, châu báu, đất đai... Tuy nhiên, về sau, họ bị "đánh bại" bởi một số vũ khí.
Trong số này, nỏ là vũ khí khiến các hiệp sĩ thời Trung cổ tổn thất lớn vì đã xem thường uy lực của khí tài này. Khi ấy, các hiệp sĩ cho rằng việc sử dụng nỏ trong chiến đấu không phù hợp với hình ảnh và phong cách quý tộc, lịch lãm của mình.
Xuất phát từ điều này, lực lượng bộ binh ở nhiều nước châu Âu sử dụng rộng rãi nỏ. Với độ chính xác cao, nỏ giúp quân đội tiêu diệt được các hiệp sĩ ở khoảng cách xa dù họ mặc áo giáp.
Trường cung là một vũ khí lợi hại khiến các hiệp sĩ thời Trung cổ chịu nhiều thương vong. Thân cung vô cùng chắc chắn khi được làm từ gỗ tùng, gỗ tro, hồng bì, dâu...
Tương tự như nỏ, các binh sĩ sử dụng trường cung khi đối đầu với những hiệp sĩ cưỡi ngựa. Đầu mũi tên vô cùng sắc bén khi được làm từ sắt nên có thể xuyên thủng áo giáp của hiệp sĩ.
Trường thường là vũ khí nổi tiếng thời Trung cổ khiến các hiệp sĩ "khóc thét". Nguyên do là bởi trường thương có hình dáng khá giống cây giáo dài với phần mũi nhọn bằng sắt ở đầu trước.
Khi giao chiến, binh lính cầm trường thương tấn công vào ngựa chiến hoặc hiệp sĩ khi họ cưỡi ngựa. Không ít hiệp sĩ bị đánh bại và tử trận vì vũ khí này.
Sau khi thuốc súng ra đời, nhiều nước ở châu Âu sử dụng nó làm vũ khí như súng hỏa mai. Vũ khí này có khả năng gây thương vong lớn và có thể tiêu diệt kẻ địch từ khoảng cách xa.
Ngay cả khi hiệp sĩ mặc áo giáp dày đến đâu thì có thể bị tiêu diệt bằng súng hỏa mai. Ngoài ra, âm thanh khi súng khai hỏa khá lớn có thể khiến ngựa hoảng sợ. Kế đến, các con ngựa có thể hất ngã hiệp sĩ khiến họ bị thương. Nhân cơ hội đó, đối phương xông lên tấn công, tiêu diệt hiệp sĩ.
Mời độc giả xem video: Hiệp sĩ Bình Dương triệt phá lò tiêu thụ xe gian. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)