TP.HCM: 2 mô hình, 1 quyết tâm

TP.HCM chọn quận 7 và huyện Củ Chi để thí điểm các kịch bản bình thường mới. Dù hai mô hình khác nhau do đặc thù địa phương nhưng có thể khẳng định cả hai cùng một quyết tâm: Đưa cuộc sống người dân ở TP.HCM trở lại trạng thái bình thường sớm nhất có thể.

Ngày 5-9, khi làm việc với quận 7 về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định TP không thể siết chặt giãn cách xã hội mãi được, vậy nên sẽ tính đến chuyện bình thường mới. Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh và đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP chọn quận 7 và huyện Củ Chi thí điểm kịch bản bình thường mới của TP sau ngày 15-9.

Nhìn một cách bao quát, có thể thấy TP đã chọn hai địa phương có đặc thù rất khác nhau cho lộ trình sắp tới. Về phía huyện Củ Chi (và cả huyện Cần Giờ), đây là những địa phương có diện tích rộng nhưng mật độ dân số thấp. Các yếu tố nguy cơ như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư, chợ, trung tâm thương mại, trường học, khu vui chơi giải trí… đều thp hơn so vớicác qun khu vc trung tâm. Điu đó phn nào giúp các huyn này thun li trong kim soát ca nhim bnh, truy vết, cách ly trong giai đoan trước.

Chính vì vậy, sau ngày 15-9, các địa phương này sẽ tiếp tục chiến thuật bảo vệ vùng xanh, hạn chế tối đa số ca nhiễm dựa vào ưu thế địa lý của vùng; đồng thời đảm bảo duy trì sản xuất và cung ứng hàng hóa theo đặc thù kinh tế địa phương.

Trong khi đó, tình hình dịch của quận 7 đòi hỏi một cách tiếp cận khác. Quận 7 có dân số đông, mật độ dân cư nhiều nơi rất cao. Tuy có những vùng có cấu trúc đô thị hiện đại nhưng cũng tồn tại nhiều khu nhà lụp xụp, nhà kênh rạch, xóm trọ, nơi người dân khó thực hiện giãn cách hiệu quả. Ở đây cũng là một trung tâm dịch vụ nên sự di chuyển và tương tác của người dân cao, mang tính điển hình cho địa bàn quận nội thành của TP.

Bí thư Thành TP.HCM Nguyễn Văn Nên: TP không thể siết chặt giãn cách mãi, mà phải mở dần ra… Ảnh: ĐỖ THIỆN

Bí thư Thành TP.HCM Nguyễn Văn Nên: TP không thể siết chặt giãn cách mãi, mà phải mở dần ra… Ảnh: ĐỖ THIỆN

Vì vậy, quậnnày phải áp dụng chiến thuật chủ động “đánh chặn”. Phải đảm bảo vaccine phủ nhanh và rộng, hệ thống y tế công cộng phản ứng nhanh, số giường bệnh đảm bảo trong trường hợp phát sinh F0 cần chữa trị. Cùng với đó, các tổ tự quản về y tế và an sinh trong cộng đồng phải hoạt động hiệu quả, gắn kết và chia sẻ thông tin, nguồn lực; người dân giảm thói quen tụ tập, thay vào đó trang bị tốt kỹ năng tự xét nghiệm, cách ly, chăm sóc và điều trị tại nhà
khi nhiễm; ứng dụng công nghệ vào quản lý dịch tễ và y tế của từng cá nhân… Khi đó, người dân có thể dần thích nghi với môi trường sống tồn tại virus, luôn biết cách ngăn ngừa, ứng phó và tự quản trị được rủi ro của mình.

Dù là phương thức nào đi nữa thì nói như Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, việc nới lỏng giãn cách, chuyển sang cuộc sống bình thường mới đều phải dựa trên những cơ sở chắc chắn về mặt khoa học, thực tiễn và bài học từ những địa phương, quốc gia đi trước. Phải có vaccine, có thuốc, có hệ thống y tế đủ mạnh, có hệ thống an sinh hữu hiệu. Các quận, huyện đã và đang làm tốt cũng cần hết sức thận trọng, nới dần từng bước, làm đến đâu thì an toàn, chc chn ti đó. Cn xem các qun, huyn đã làm tt là động lc để tng bước mrng vùng xanh các địa phương còn li.

Bên cạnh đó, tâm thế hòa nhập, thích nghi và ý thức của từng cá nhân người dân là quan trọng nhất. Điều này thể hiện qua sự tự giác tham gia xét nghiệm, tự giác tiêm vaccine theo khuyến cáo; bỏ dần thói quen không phù hợp, tụ tập đông người không cần thiết sau khi TP nới lỏng giãn cách; tạo nên “bức tường thành ý thức” để vào giai đoạn mới.

TS TRƯƠNG MINH HUY VŨ, ĐH Quốc gia TP.HCM

Nguồn PLO: https://plo.vn/thoi-su/tphcm-2-mo-hinh-1-quyet-tam-1013378.html