TP.HCM họp khẩn về phòng chống nCoV

49 thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại TP.HCM đã có buổi họp khẩn nhằm phổ biến triển khai kế hoạch ứng phó với dịch bệnh.

Xác nhận thêm một trường hợp dương tính với nCoV

Tại cuộc họp, GS. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giảm đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến 1/2, ngoài 2 trường hợp dương tính người Trung Quốc điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (một người đã khỏi bệnh), TP.HCM còn có 5 người cùng gia đình ở Vũ Hán đi du lịch ở Cái Bè, Tiền Giang có dấu hiệu sốt, đang được theo dõi với dấu hiệu sức khỏe ổn định.

Ngoài ra, có một trường hợp khác có quá cảnh ở Vũ Hán sau đó đến TP.HCM sáng nay đã có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Trước đó, bệnh nhân này đã được thực hiện giám sát cách ly bệnh nhân và cả những người tiếp xúc.

Tại TP.HCM, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống bệnh hô hấp cấp do nCoV bao gồm ban chỉ là các đồng chí lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Y tế, Viện Pasteur, cùng các thành viên là đại diện của Kiểm dịch Quốc tế, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh, các bệnh viện, lực lượng vũ trang quân đội, công an, các sở ngành, đoàn thanh niên và các quận huyện...

Xử lý nghiêm cá nhân đưa tin thất thiệt gây hoang mang dư luận

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch hô hấp cấp do nCoV

Cũng tại cuộc này, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch hô hấp cấp do nCoV cho biết, trên cơ sở chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã có chỉ thị 03 về việc triển khai kế hoạch các chỉ thị của Chính phủ.

Theo đó, TP.HCM xây dựng mục tiêu huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị vào việc phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Thông tin kịp thời, chính xác để nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cho người dân dự phòng. Dự phòng cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, xử lý kịp thời không để xảy ra dịch trong trường hợp có xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.

Mục tiêu cụ thể thông qua hai tình huống. Nếu tiếp tục có ca bệnh xâm nhập vào thành phố sẽ tiến hành khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan. Huy động sự tham gia tích cực và chủ động của toàn xã hội, toàn hệ thống chính trị trong xử trí khi nhiễm bệnh. Phải xem chống dịch như chống giặc. Với tình huống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng cần đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng và hạn chế tử vong.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho rằng cần phải tuyên truyền rộng rãi đến người dân các kiến thức phòng bệnh để người dân có ý thức phòng bệnh chủ động. Các hộ dân phải ký cam kết thực hiện tinh thần các tờ rơi ban hành. Xử lý nghiêm các cá nhân đưa thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận.

Cũng tại cuộc họp, Dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP.HCM cho hay, sẽ rút giấy phép chứng nhận hành nghề dược của nhà thuốc nào dám đầu cơ tăng giá khẩu trang.

Dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP.HCM cho hay, sẽ rút giấy phép chứng nhận hành nghề dược của nhà thuốc nào dám đầu cơ tăng giá khẩu trang.

Dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP.HCM cho hay, sẽ rút giấy phép chứng nhận hành nghề dược của nhà thuốc nào dám đầu cơ tăng giá khẩu trang.

Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly, kiểm dịch người tiếp xúc với ca bệnh

Trong tình hình bệnh diễn biến phức tạp, việc cách ly kiểm dịch đối với người tiếp xúc ca bệnh tại TP.HCM sẽ được thực hiện nghiêm ngặt.

Ở cấp độ 1, cách ly tại nơi cư trú, áp dụng cho người tiếp xúc gián tiếp với ca bệnh, ít nguy cơ nhiễm bệnh. Người tiếp xúc phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác như đeo khẩu trang, không đi đến chỗ đông người, phải báo cáo ngay khi có dấu hiệu sốt.

Cấp độ 2, cách ly tại nơi cư trú, áp dụng cho nhiều người có nguy cơ mắc bệnh như người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh, người về từ vùng dịch. Người bị cách ly phải hạn chế tối đa đi lại trong 14 ngày để theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe.

Cấp độ 3, dùng để áp dụng cho cách ly riêng những người không tuân thủ cách ly cấp độ 2 hoặc những tập thể trở về từ vùng dịch. Những người này phải mang khẩu trang khi tiếp xúc với với tất cả mọi người và giám sát các dấu hiệu bệnh mỗi ngày.

Về việc cách ly người đến từ vùng có dịch hoặc quá cảnh tại vùng có dịch, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, thành phố có 17 công ty du lịch lớn có hành khách đến các vùng có dịch và tất cả các tua đã được chỉ đạo hoãn, bồi thường phí cho khách. Các khách sạn tại thành phố cũng được nhắc nhở để kịp thời thông báo các trường hợp khách đến ở có xuất xứ từ vùng dịch hoặc khách có dấu hiệu bệnh. Sở cũng chuẩn bị sẵn các khách sạn gần sân bay Tân Sơn Nhất để ứng phó với việc cách ly theo dõi những trường hợp nghi ngờ. Khi Khánh Hòa đã công bố dịch, TP.HCM cũng phải theo dõi sát để phòng những trường hợp có thể đã bị ca bệnh tiếp xúc, những người từ Nha Trang, Khánh Hòa đến TP.HCM.

Các sự kiện hoạt động văn hóa bắt buộc phải tổ chức, cần hạn chế danh sách khách đến dự, những hoạt động nào không cần thiết thì cân nhắc tụ tập ở mức tối đa.

Bên cạnh đó, công tác xử lý khử khuẩn tại các khu vực công cộng như bến xe cửa ngõ thành phố, các nhà ga bến bãi. Khuyến cáo 8.500 xe taxi, hơn 2.000 xe buýt và các phương tiện giao thông vận tải khử trùng khử khuẩn phương tiện. Tập huấn cho giáo viên trong việc xác định chẩn đoán đúng các học sinh sinh viên có dấu hiệu bệnh, các trường hợp học sinh du học, đi tham quan…

Ngoài khu cách ly của các bệnh viện đã được phân công, khu cách ly của các bệnh viện còn lại cũng phải được chuẩn bị sẵn sàng. Cần có sẵn bệnh viện dã chiến để ứng phó.

Được biết, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3500 người Trung Quốc sống và lao độnghiện đang trở về quê ăn Tết. Lượng người này khi trở lại Việt Nam sẽ được giám sát chặt chẽ.

THIÊN CHƯƠNG

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tphcm-hop-khan-ve-phong-chong-ncov-n168368.html