TP.Hồ Chí Minh chính thức tăng học phí tối đa gấp 5 lần

Năm học 2022-2023 vừa được Hội đồng nhân dân TP.Hồ Chí Minh thông qua với mức tăng học phí chính thức gấp 5 lần so với trước đây.

Mức tăng gấp 5 lần

Trong phiên họp sáng 11/10, Hội đồng nhân dân TP.Hồ Chí Minh vừa thông qua học phí năm học 2022-2023 chính thức tăng gấp 5 lần.

Cụ thể, mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.

Nhóm 2: Học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Quy định Khung học phí năm học 2022-2023 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP hiện tại quy định mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 ngàn đồng/học sinh/tháng đối với tất cả các bậc học.

Đồng thời, mức học phí dự kiến hạn chế thấp nhất mức chênh lệch tăng tuyệt đối so với mức thu của năm học 2021-2022.

So sánh mức chênh lệch của khung mức thu 2022-2023 đề xuất so với mức thu trước đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh nhận định khung thu học phí đang đề xuất thực hiện là đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng đóng góp của người học, việc thu học phí góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, khuyến khích và luôn tạo điều kiện cho học sinh thuộc các diện chính sách có điều kiện được đi học, tạo được đồng thuận của các tầng lớp xã hội.

Ngoài ra cũng góp phần với ngân sách nhà nước nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh, bên cạnh đó còn có tác động đến điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục.

Khung học phí năm học 2022-2023 và từ năm học 2023-2024 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, học phí không quá 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP;

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí không quá 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị đối với khoản a, điểm 2, điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP như sau:

Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bànTP.Hồ Chí Minh.

Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.

Cần có phương án hỗ trợ người thu nhập thấp

Việc đề xuất tăng học phí sau 2 năm diễn ra dịch bệnh là vấn đề hết sức nhạy cảm. Theo đó, nhiều người dân đã tỏ ra lo lắng. Chị Phan Thị Thảo (quận 1) cho biết, chị có hai con đang tuổi đi học, một bé năm nay đang học lớp 2, một bé đang học lớp 6, đều ở trường công lập. Chi phí gia đình chị bỏ ra hằng tháng để cho con học là khoảng 5 triệu đồng, từ học phí, buổi hai, học tiếng Anh, các khoản thu bán trú. Theo đó, việc tăng học phí khiến gia đình chị lại thêm lo lắng.

Song song việc tăng học phí, các cơ quan quản lý cần bàn thêm các phương án hỗ trợ học sinh ở các địa bàn đặc thù để có lộ trình phù hợp

Song song việc tăng học phí, các cơ quan quản lý cần bàn thêm các phương án hỗ trợ học sinh ở các địa bàn đặc thù để có lộ trình phù hợp

Theo chị Thảo: “Mặc dù việc tăng thêm vài ba trăm nghìn tuy không phải nhiều nhưng với mức lượng công nhăn, tằn tiện từng đồng mộtm, rồi trang trải cuộc sống, thêm chi phí là mất thêm khoản tiết kiệm hàng tháng. Thiết nghĩ nên có lộ trình tăng từ từ sẽ hợp lý hơn".

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Năm (có con đang học lớp 10 tại Trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức) cho hay, không chỉ học phí tăng, những người dân lao động như chúng tôi quanh năm buôn bán tích góp tằn tiện, giờ không theo kịp vật giá leo thang khi cái gì cũng tăng, từ sách vở cho con, quần áo, đồ dùng học tập, rồi cả chi phí sinh hoạt đều tăng. Chung quy lại, gánh nặng đối với lao động nghèo không hề nhỏ.

Nhận định về việc tăng học phí hiện nay, đại diện một số trường cho biết, việc tăng học phí ở một số nhòm là phù hợp để một ngôi trường hoạt động và cũng không phải quá cao đối với những người có mức thu nhập khá trở lên. Bên cạnh đó, việc đóng học phí cũng là một hình thức góp phần xã hội hóa để các trường đủ trang trải cho các hoạt động dạy và học trong trường.

Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh tổng quát, mức học phí này cũng còn là gánh nặng của nhiều trường hợp cha mẹ học sinh có thu nhập thấp, nhất là những hộ gia đình nhập cư, tạm trú không thuộc diện miễn, giảm học phí theo quy định. Theo đó, song song việc tăng học phí, các cơ quan quản lý cần bàn thêm các phương án hỗ trợ học sinh ở các địa bàn đặc thù để có lộ trình phù hợp, nhất là bậc Trung học cơ sở.

Ngọc Linh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tpho-chi-minh-chinh-thuc-tang-hoc-phi-toi-da-gap-5-lan-222863.html