Trách nhiệm dân sự và hình sự
Việc quy định về trách nhiệm pháp lý đã phản ánh sự phối hợp gắn kết chặt chẽ trách nhiệm dân sự, xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự. Cùng với việc sửa đổi và ban hành nhiều đạo luật về môi trường, chế tài cũng được siết chặt hơn nhằm tăng cường trách nhiệm pháp lý của người vi phạm.
Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm pháp lý dân sự được quy định duy nhất và cụ thể tại điều 76 Luật Nước năm 2002 như sau: Việc lưu trữ nước, thoát nước mà làm thiệt hại cho lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Nếu các hành vi cấu thành tội phạm phù hợp với các tội liên quan đến Luật hình sự thì phải chịu trách nhiệm theo luật định.
Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 quy định tại điều 44: Bất kể ai vi phạm những quy định của Luật này, phá hủy đất, rừng, đồng cỏ, nước, khoáng sản, thủy sản, động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm hành chính
Theo điều 65 của Luật Nước, các công trình xây dựng trên sông làm cản trở xả lũ, hoặc làm mất sự ổn định của dòng sông, có nguy hiểm tới sự an toàn của dòng sông và các hoạt động khác làm cản trở lũ sông thì chính quyền nhân dân cấp quận có quyền ra quyết định đình chỉ vi phạm, phá dỡ công trình trái phép, tất cả các chi phí phá dỡ đơn vị cá nhân có công trình đó phải chịu trách nhiệm và sẽ bị phạt từ một vạn đến mười vạn Nhân dân tệ (NDT).
Điều 66 quy định các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt từ một vạn đến năm vạn NDT: a) Trồng cây hoặc đóng cọc ở các sông, hồ, hồ chứa, kênh, mương, cống thoát nước làm cản trở dòng chảy của lũ; b) Cải tạo đất quanh hồ, sông mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền
Điều 75 quy định: Việc tranh chấp các khu vực hành chính, nếu có một trong các hành vi sau đây thì người phụ trách và nhân viên trực tiếp thi hành phải chịu xử phạt hành chính: a) Từ chối thực hiện kế hoạch và giao kế hoạch phân bổ nước b) Từ chối tuân theo điều tiết nước c) Từ chối thi hành phán quyết của cấp trên d) Giải quyết tranh chấp trước khi các bên đạt được thỏa thuận hoặc không chấp thuận, đơn phương vi phạm pháp luật về thay đổi trạng thái của nước.
Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm pháp lý về hình sự được thể hiện cụ thể tại hai luật chính đó là Luật Hình sự sửa đổi năm 2009 và Luật Nước năm 2002.
Theo Luật Hình sự năm 1979, sửa đổi năm 2009, nếu gây ra một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm tù: đơn vị cung cấp nước uống không đạt tiêu chuẩn y tế của Nhà nước; vi phạm các quy định của Nhà nước về; đất, nước, khí thải gây hậu quả nghiêm trọng.
Còn Luật Nước 2002 quy định: bộ phận quản lý hành chính về nước, cá nhân, đơn vị quản lý công trình nước lợi dụng chức vụ để thu thập tài sản của người khác, lợi ích khác hoặc lơ là trách nhiệm, cấp giấy phép cho cá nhân đơn vị không phù hợp với quy định của pháp luật, giao kế hoạch phân phối nước không phù hợp với lượng nước, thu lệ phí không phù hợp với các quy định về lệ phí tài nguyên nước, không thực hiện nhiệm vụ giám sát, hoặc phát hiện vi phạm mà không điều tra, gây hậu quả nghiêm trọng, cấu thành tội phạm thì nhân viên và người phụ trách phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật này và Luật hình sự; mức phạt hình sự hoặc hành chính tùy theo mức độ phạm tội.