Trái cây tưởng tốt nhưng hại không tưởng nếu ăn theo cách này

Theo các chuyên gia, ăn trái cây tươi thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung nhiều vitamin nhưng ăn sai cách lại gây hại cho sức khỏe.

Mua trái cây đã cắt gọt sẵn

Nhiều loại trái cây là nguồn cung cấp chính vitamin C. Vitamin C dễ bị oxy hóa trong không khí, sẽ bị mất đi ở môi trường nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trái cây tươi đã được gọt vỏ hoặc cắt sẵn sẽ bị giảm hàm lượng dinh dưỡng.

Uống nước ép trái cây

Tốt nhất không nên ép trái cây mà ăn trực tiếp sẽ bổ dưỡng hơn, trừ những người có hàm răng yếu. Bởi vì chất xơ trong trái cây có thể kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện một cách hiệu quả nên việc uống nước ép trái cây sẽ làm giảm lượng chất xơ trong trái cây của mọi người.

Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Ăn trái cây ngay sau bữa ăn thường không hỗ trợ tiêu hóa và đôi khi gây đầy hơi và táo bón. Trái cây chỉ ăn sau bữa ăn 2 giờ hoặc 1 giờ trước bữa ăn.

Bảo quản trái cây quá lâu trong tủ lạnh

Sau khi trái cây được đông lạnh, nitrit dễ dàng được tạo ra. Tiêu thụ quá nhiều nitrit sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu và nôn mửa.

Không súc miệng sau khi ăn trái cây

Một số loại trái cây có chứa nhiều loại đường lên men có tính ăn mòn cao đối với răng.

Nếu không súc miệng sau khi ăn, cặn trái cây còn sót lại trong miệng rất dễ gây sâu răng.

Ăn trái cây bị thối rữa

Ăn trái cây hỏng hoặc chưa được rửa sạch, khử trùng kỹ lưỡng như dâu tây , dâu tằm dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, viêm dạ dày ruột cấp tính.

Ăn trái cây sau khi thức dậy vào buổi sáng

Hầu hết các loại trái cây đều là thực phẩm có tính lạnh, ăn ngay sau khi thức dậy sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa. Bạn có thể chọn ăn trái cây vào khoảng bốn giờ chiều, điều này càng có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng.

Theo aboluowang

Thanh Mẫn

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/trai-cay-tuong-tot-nhung-hai-khong-tuong-neu-an-theo-cach-nay-post654793.html