Trái đất bị đập vỡ sau 2 lần va chạm kinh hoàng nào?

Trong quá khứ, Trái đất đã phải chịu tới 2 lần bị va chạm khủng khiếp, điều này cũng chính là nguyên nhân khiến Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của chúng ta được hình thành.

Theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Phòng thí nghiệm Mặt trăng và hành tinh thuộc Đại học Arizona (Mỹ), Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất - được sinh ra trong một sự kiện va chạm thiên thể đầy bạo lực, là có thật.

Theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Phòng thí nghiệm Mặt trăng và hành tinh thuộc Đại học Arizona (Mỹ), Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất - được sinh ra trong một sự kiện va chạm thiên thể đầy bạo lực, là có thật.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, theo Giáo sư Erik Asphaug - tác giả chính của nghiên cứu, các mô hình cho thấy để Mặt trăng của chúng ta được sinh ra, nó cần được hình thành từ một vụ va chạm rất chậm.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, theo Giáo sư Erik Asphaug - tác giả chính của nghiên cứu, các mô hình cho thấy để Mặt trăng của chúng ta được sinh ra, nó cần được hình thành từ một vụ va chạm rất chậm.

Phân tích cấu tạo đồng vị giống nhau gần như tuyệt đối giữa Mặt trăng và Trái đất cũng là điều khá vô lý với một vụ va chạm thông thường.

Phân tích cấu tạo đồng vị giống nhau gần như tuyệt đối giữa Mặt trăng và Trái đất cũng là điều khá vô lý với một vụ va chạm thông thường.

Sau khi mô phỏng trên máy tính của nhóm nghiên cứu này đã khẳng định phải có tới 2 vụ va chạm. Vụ va chạm thứ nhất từ "hành tinh Theia" to bằng Sao Hỏa, đập thẳng vào ''tiền Trái Đất" còn non nớt, khiến vật chất từ 2 hành tinh bắt đầu hòa lẫn vào nhau.

Sau khi mô phỏng trên máy tính của nhóm nghiên cứu này đã khẳng định phải có tới 2 vụ va chạm. Vụ va chạm thứ nhất từ "hành tinh Theia" to bằng Sao Hỏa, đập thẳng vào ''tiền Trái Đất" còn non nớt, khiến vật chất từ 2 hành tinh bắt đầu hòa lẫn vào nhau.

Vụ va chạm thứ 2 xảy ra chỉ 100.000 đến 1 triệu năm sau đó, bởi một vật thể to bằng mặt trăng Phobos của Sao Hỏa ngày nay. Tuy nó khá nhỏ, nhưng đủ tạo nên một cú bồi làm vật chất của Trái Đất và Theia trộn đều vào nhau hơn.

Vụ va chạm thứ 2 xảy ra chỉ 100.000 đến 1 triệu năm sau đó, bởi một vật thể to bằng mặt trăng Phobos của Sao Hỏa ngày nay. Tuy nó khá nhỏ, nhưng đủ tạo nên một cú bồi làm vật chất của Trái Đất và Theia trộn đều vào nhau hơn.

Vụ va chạm này đã khiến số vật chất bị giải phóng lên quỹ đạo đồng nhất hơn với vật chất còn lại từ hành tinh ''hỗn hợp'' mới - Trái Đất ngày nay. Vật chất giải phóng lên quỹ đạo đó chính là những thứ sau này bồi tụ thành Mặt trăng.

Vụ va chạm này đã khiến số vật chất bị giải phóng lên quỹ đạo đồng nhất hơn với vật chất còn lại từ hành tinh ''hỗn hợp'' mới - Trái Đất ngày nay. Vật chất giải phóng lên quỹ đạo đó chính là những thứ sau này bồi tụ thành Mặt trăng.

Trước đây, trong một nghiên cứu được công bố trên Geophysical Research Letters, các nhà khoa học vừa tìm được chứng cứ cho thấy sự tồn tại của một hành tinh khác ngay trong lòng địa cầu.

Trước đây, trong một nghiên cứu được công bố trên Geophysical Research Letters, các nhà khoa học vừa tìm được chứng cứ cho thấy sự tồn tại của một hành tinh khác ngay trong lòng địa cầu.

Cụ thể, năm 2016, nhóm chuyên gia của Đại học California ở Los Angeles của Mỹ (UCLA) đưa ra giả thuyết cho rằng Trái Đất ngày nay là kết quả từ sự kết hợp của hai hành tinh: Địa cầu thuở sơ khai và Theia.

Cụ thể, năm 2016, nhóm chuyên gia của Đại học California ở Los Angeles của Mỹ (UCLA) đưa ra giả thuyết cho rằng Trái Đất ngày nay là kết quả từ sự kết hợp của hai hành tinh: Địa cầu thuở sơ khai và Theia.

Theia là cái tên giới khoa học đặt cho một hành tinh giả thuyết, to cỡ Sao Hỏa, từng đâm vào Trái Đất. Vụ va chạm lớn đến nỗi làm văng ra một khối đá bụi lớn, sau này tụ lại thành Mặt Trăng.

Theia là cái tên giới khoa học đặt cho một hành tinh giả thuyết, to cỡ Sao Hỏa, từng đâm vào Trái Đất. Vụ va chạm lớn đến nỗi làm văng ra một khối đá bụi lớn, sau này tụ lại thành Mặt Trăng.

Trong thần thoại Hy Lạp, Theia cũng chính là mẹ của nữ thần Mặt Trăng Selene. Những mảnh vỡ của hành tinh này được cho là vẫn còn hiện diện trong lòng Trái Đất.

Trong thần thoại Hy Lạp, Theia cũng chính là mẹ của nữ thần Mặt Trăng Selene. Những mảnh vỡ của hành tinh này được cho là vẫn còn hiện diện trong lòng Trái Đất.

Nhà nghiên cứu về địa động lực học Qian Yuan của Đại học bang Arizona và đồng sự mới tìm ra những mảng bám bí ẩn bên trong Lớp vỏ Manti của Trái Đất, mà họ cho có thể là tàn tích còn sót lại của Theia.

Nhà nghiên cứu về địa động lực học Qian Yuan của Đại học bang Arizona và đồng sự mới tìm ra những mảng bám bí ẩn bên trong Lớp vỏ Manti của Trái Đất, mà họ cho có thể là tàn tích còn sót lại của Theia.

Sau nhiều nỗ lực, đội ngũ của Yuan đã định vị được những mảnh vỡ được cho là tàn tích còn sót lại của hành tinh Theia, hiện diện dưới dạng tạm gọi là các lục địa khổng lồ trong lòng Trái Đất.

Sau nhiều nỗ lực, đội ngũ của Yuan đã định vị được những mảnh vỡ được cho là tàn tích còn sót lại của hành tinh Theia, hiện diện dưới dạng tạm gọi là các lục địa khổng lồ trong lòng Trái Đất.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trai-dat-bi-dap-vo-sau-2-lan-va-cham-kinh-hoang-nao-1600174.html