Theo ông Asok Khosla, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) Trái đất đã bước vào giai đoạn tuyệt chủng thường kỳ của sinh quyển, kết quả là hàng nghìn loài sẽ bị diệt vong.
Sự đa dạng sinh học trên hành tinh đang có khuynh hướng giảm xuống. Mỗi ngày khoảng 100 loài sinh vật biến mất không thể phục hồi. Hiện nay 19,6 nghìn loài động và thực vật đang – chiếm 1/3 tổng số loài sinh vật trên Trái Đất - đang bên bờ vực tuyệt chủng.
Ông Aosok Khosla nói thêm, đến năm 2050 nguồn cá sẽ cạn kiệt, ngành kinh tế ngư nghiệp cũng sẽ biến mất theo.
Trong thời gian tới, một số đảo quốc có thể sẽ bị chìm do nước ở Thái Bình Dương dâng lên.
Lịch sử hình thành tự nhiên có 5 cuộc đại diệt chủng lớn. Cuộc đại diệt chủng cuối cùng đã dẫn tới sự biến mất của loài khủng long 65 triệu năm về trước.
Ngoài ra mỗi ngày do nạn cháy và phá rừng mất đi 60 hecta rừng tự nhiên và khoảng 20 hecta đất có thể dùng cho nông nghiệp. Kết quả là hiện tượng sói mòn và bỏ hoang hóa, nhiều vùng đất biến thành sa mạc.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 1,5 độ C khoảng năm 2030, và chạm mốc 2 độ C khoảng năm 2045 (trước đây dự báo là năm 2100 - PV), thúc đẩy bởi tình trạng phát thải nhân tạo, hệ sinh khí giảm và dòng chảy đại dương thay đổi.
Kịch bản "diệt vong" 30 năm tới được các nhà khoa học gọi là "Trái đất nhà kính", trong đó 35% diện tích đất liền của Trái đất và 55% dân số toàn cầu sẽ bị "thiêu đốt" hơn 20 ngày/năm trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, vượt quá khả năng sinh tồn.
Báo cáo của Breakthrough được đích thân Đô đốc Chris Barrie - cựu Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF) ủng hộ. Thông điệp rất đơn giản: nếu con người không hành động trong 30 năm tới, nhiều khả năng hành tinh sẽ ấm thêm 3 độ C và nền văn minh sẽ sụp đổ.
Nền nhiệt chết người sẽ duy trì hơn 100 ngày/năm tại các khu vực Tây Phi, Nam Mỹ, Trung Đông và Đông Nam Á, buộc khoảng 1 tỉ người phải di cư khỏi vành đai nhiệt đới.
Thậm chí khi nhiệt độ chỉ tăng 2 độ C, khoảng 2 tỉ người trên Trái đất sẽ mất nhà cửa. Các nhà khoa học cho rằng giải pháp duy nhất là con người phải xây dựng một hệ thống công nghiệp không phát thải ngay lập tức.
Hệ sinh thái sẽ đổ vỡ, bao gồm các rạn san hô, rừng mưa Amazon và Bắc Cực. Vùng Bắc Mỹ sẽ bị cháy rừng, các đợt nóng dữ dội và hạn hán... hoành hành. Các vùng châu thổ quan trọng về nông nghiệp như sông Mekong, sông Hằng, sông Nile sẽ bị chìm dưới nước.
Thùy Dung