Trái đất sẽ bước vào thời kỳ 'tiểu băng hà'?
Các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo rằng, trái đất sẽ chính thức bước vào thời kỳ nhiệt độ giảm mạnh - có thể coi là 'tiểu băng hà'.
Theo đó, nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm từ năm 2021, kéo dài đến ít nhất năm 2030. Ðây là nghiên cứu của nhóm giáo sư thuộc Ðại học Northumbria, Anh được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Geophysics.
Vậy
kỷ băng hà , tiểu băng hà là gì? Nguyên nhân và hậu quả nếu trái đất bước vào thời kỳ tiểu băng hà?
Theo các nhà khoa học, kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu trái đất, dẫn tới sự mở rộng ra toàn bộ lục địa Bắc Mỹ và Á-Âu của các dải băng
lục địa , các dải băng vùng cực và các sông băng trên núi. Khi đã là thời kỳ kỷ băng hà sẽ gây tình trạng lạnh trên toàn trái đất chứ không riêng một khu vực nào cả, kể cả khu vực miền núi lẫn khu vực đồng bằng.
Kỷ băng hà có 2 thời kỳ: giai đoạn lạnh được gọi là thời kỳ băng giá và giai đoạn nóng được gọi là thời kỳ gian băng. Thời kỳ chúng ta đang sống hiện nay chính là một giai đoạn gian băng.
Nguyên nhân của các kỷ băng hà được các nhà khoa học cho rằng, đó là tổng hợp của 3 yếu tố khác nhau gồm thành phần khí quyển (đặc biệt là tỷ lệ của CO2 và mêtan), những thay đổi của quỹ đạo trái đất quanh mặt trời và vị trí của các lục địa.
Khi bước vào thời kỳ này, gần như toàn bộ diện tích trái đất sẽ bị đóng băng, đồng nghĩa với việc có tuyết phủ sẽ gây ra các vấn đề về giao thông, sản xuất. Khi ấy giao thông sẽ bị ách tách bởi tuyết phủ, cây cối, hoa màu cũng sẽ kém hiệu quả, nền nông nghiệp sẽ kém phát triển, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, đặc biệt là ở những nước có nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam...
Nghe ra có vẻ rất đáng sợ nhưng cách đây khoảng hơn 10.000 năm, khi kỷ băng hà gần đây nhất xảy ra, con người vẫn sinh sống bình thường bằng việc săn bắn và hái lượm, xây dựng nơi trú ẩn bằng xương của loài voi ma mút và may vá quần áo ấm bằng lông thú vật... Chỉ có điều thời tiết sẽ giá rét hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học cho biết trong thời gian tới, nếu có thì đây cũng chỉ là thời kỳ kỷ băng hà mini mà thôi. Họ đưa ra lời cảnh báo để con người có sự chuẩn bị tốt hơn.
Hiện tượng "tiêu băng hà" xảy ra trong tương lai là do chu kỳ hoạt động của mặt trời. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2030, các chu kỳ hoạt động của mặt trời sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau, tạo thành một hiệu ứng phát điện trên hai lớp của mặt trời: một lớp bề mặt và một lớp sâu hơn, thuộc vùng đối lưu trong lòng mặt trời.
Đứng đầu nghiên cứu, nữ Giáo sư Valentina Zharkova của Đại học Northumbria, Anh là người xây dựng hệ thống dự đoán sóng điện từ của mặt trời trước kia, đó cũng là công cụ giúp bà đưa ra lời cảnh báo cho biết: hoạt động của mặt trời sẽ giảm tới 60% ngay từ những năm 2030 - giống hệt như những gì đã từng xảy ra trong kỷ băng hà mini vào năm 1645. Song có thể "tiểu băng hà" này sẽ không thực sự là kỷ băng hà, vì hiện tượng trái đất nóng lên đang ở ngưỡng nghiêm trọng. Nhưng bà tin rằng hiện tượng này có thể là một cơ hội lớn đối với trái đất trong công cuộc ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Giáo Zharkova chia sẻ: "Tôi hy vọng rằng hiện tượng tiểu băng hà sẽ góp phần ngăn cản quá trình nóng lên của trái đất, cho chúng ta thêm 30 năm để giải quyết các vấn đề liên quan". Bà cũng mong rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ có thể lấn át hiện tượng này và giữ cho trái đất trong trạng thái cân bằng hơn, cũng như tránh được thời kỳ tiểu băng hà sắp đến.