Trận đánh nhà kho Tứ Hành: Bên đánh nhau, bên hát hò nhảy múa!

Trận đánh nhà kho Tứ Hành diễn ra ngay cạnh sông Tô Châu - vốn là ranh giới chia cắt giữa Thượng Hải của Trung Quốc Đại lục, và Tô giới của người Anh - vốn là nơi không có chiến tranh - nên người dân vẫn sinh hoạt bình thường.

Tháng 10/1937 tại Thượng Hải, đã diễn ra trận đánh nhà kho Tứ Hành giữa Nhật Bản và quân đội Trung Quốc. Đây được đánh giá là trận chiến kỳ lạ nhất lịch sử, khi nó có hàng chục nghìn khán giả, theo dõi gần như cận cảnh, chỉ cách một bờ sông - là ranh giới chia cắt Tô giới của Anh với Thượng Hải của Trung Quốc.

Tháng 10/1937 tại Thượng Hải, đã diễn ra trận đánh nhà kho Tứ Hành giữa Nhật Bản và quân đội Trung Quốc. Đây được đánh giá là trận chiến kỳ lạ nhất lịch sử, khi nó có hàng chục nghìn khán giả, theo dõi gần như cận cảnh, chỉ cách một bờ sông - là ranh giới chia cắt Tô giới của Anh với Thượng Hải của Trung Quốc.

Tô giới - về cơ bản có thể hiểu là một vùng đất nằm trong lòng Trung Quốc, nhưng bị cắt cho Anh quản lý. Về mặt lý thuyết, vùng đất này thuộc lãnh thổ Anh ở nước ngoài, có quân đội Anh bảo vệ, nên cuộc chiến tranh Trung - Nhật không liên quan tới phần Tô giới, bất kể việc vùng đất này nằm cách cuộc chiến chỉ một con sông.

Tô giới - về cơ bản có thể hiểu là một vùng đất nằm trong lòng Trung Quốc, nhưng bị cắt cho Anh quản lý. Về mặt lý thuyết, vùng đất này thuộc lãnh thổ Anh ở nước ngoài, có quân đội Anh bảo vệ, nên cuộc chiến tranh Trung - Nhật không liên quan tới phần Tô giới, bất kể việc vùng đất này nằm cách cuộc chiến chỉ một con sông.

Ngày 26/10/1937, sau khi bị đánh thảm bại ở mặt trận Thượng Hải, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 524, Sư đoàn 88 Bộ binh Trung Quốc đã rút vào cố thủ ở nhà kho Tứ Hành, nằm ngay cạnh bờ sông Tô Châu.

Ngày 26/10/1937, sau khi bị đánh thảm bại ở mặt trận Thượng Hải, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 524, Sư đoàn 88 Bộ binh Trung Quốc đã rút vào cố thủ ở nhà kho Tứ Hành, nằm ngay cạnh bờ sông Tô Châu.

Địa thế của nhà kho này cực kỳ khó tấn công, với một mặt giáp sông, hai mặt bên có nhiều công trình chật hẹp, khó lòng sử dụng phương tiện hạng nặng, chỉ còn duy nhất một mặt - nơi Nhật có thể tấn công - và cũng là nơi diễn ra chiến sự ác liệt nhất.

Địa thế của nhà kho này cực kỳ khó tấn công, với một mặt giáp sông, hai mặt bên có nhiều công trình chật hẹp, khó lòng sử dụng phương tiện hạng nặng, chỉ còn duy nhất một mặt - nơi Nhật có thể tấn công - và cũng là nơi diễn ra chiến sự ác liệt nhất.

Hải quân đế quốc Nhật lúc này đang ở ngay ngoài biển, có thể dễ dàng cẩu pháo yểm trợ, đánh sập nhà kho Tứ Hành trong chớp mắt. Tuy nhiên, lo sợ cẩu pháo nhầm sang Tô giới của Anh, Nhật không dám sử dụng hải pháo.

Hải quân đế quốc Nhật lúc này đang ở ngay ngoài biển, có thể dễ dàng cẩu pháo yểm trợ, đánh sập nhà kho Tứ Hành trong chớp mắt. Tuy nhiên, lo sợ cẩu pháo nhầm sang Tô giới của Anh, Nhật không dám sử dụng hải pháo.

Nhà kho này cũng nằm quá sát Tô Giới, khiến quân Nhật không dám sử dụng khí độc như ở nhiều chiến trường khác dọc Trung Quốc. Cuối cùng, quân Nhật chỉ có thể lùa bộ binh tấn công, bất chấp hỏa lực và vị trí phòng thủ cực kỳ kiên cố của Trung Quốc.

Nhà kho này cũng nằm quá sát Tô Giới, khiến quân Nhật không dám sử dụng khí độc như ở nhiều chiến trường khác dọc Trung Quốc. Cuối cùng, quân Nhật chỉ có thể lùa bộ binh tấn công, bất chấp hỏa lực và vị trí phòng thủ cực kỳ kiên cố của Trung Quốc.

Tham gia trận đánh này, lữ đoàn 1 của sư đoàn 88 chỉ có 452 lính, tinh thần chiến đấu bệ rạc, họ đã thua liên tục suốt nhiều tháng, rút lui nhiều hơn tham chiến. Tuy nhiên, tình thế lại thay đổi khi giờ đây họ có hàng chục nghìn khán giả bất đắc dĩ ngay bên kia bờ sông.

Tham gia trận đánh này, lữ đoàn 1 của sư đoàn 88 chỉ có 452 lính, tinh thần chiến đấu bệ rạc, họ đã thua liên tục suốt nhiều tháng, rút lui nhiều hơn tham chiến. Tuy nhiên, tình thế lại thay đổi khi giờ đây họ có hàng chục nghìn khán giả bất đắc dĩ ngay bên kia bờ sông.

Người Trung Quốc ở Tô giới thuộc Anh, cùng các ký giả, chuyên gia quân sự và cả tùy viên quân sự của nhiều nước, đều lựa chọn những nóc nhà cao tầng ở Tô giới, quan sát từng chiến thuật tác chiến được Nhật sử dụng, và đánh giá sức mạnh của quân Trung Quốc đang phòng thủ tại đây.

Người Trung Quốc ở Tô giới thuộc Anh, cùng các ký giả, chuyên gia quân sự và cả tùy viên quân sự của nhiều nước, đều lựa chọn những nóc nhà cao tầng ở Tô giới, quan sát từng chiến thuật tác chiến được Nhật sử dụng, và đánh giá sức mạnh của quân Trung Quốc đang phòng thủ tại đây.

Trận chiến kéo dài nhiều ngày, nhiều đợt tấn công của Nhật bị đẩy lui, người dân Trung Quốc bên kia sông Tô Châu hoan hô ăn mừng, đốt pháo hoa cổ vũ binh lính Lữ đoàn 1. Đến tối, phía bên kia Tô giới vẫn sáng đèn, hát hò và nhảy múa, sòng bạc vẫn mở cửa, nhưng giờ đây họ lại cá cược xem bao giờ lính Trung Quốc sẽ thua.

Trận chiến kéo dài nhiều ngày, nhiều đợt tấn công của Nhật bị đẩy lui, người dân Trung Quốc bên kia sông Tô Châu hoan hô ăn mừng, đốt pháo hoa cổ vũ binh lính Lữ đoàn 1. Đến tối, phía bên kia Tô giới vẫn sáng đèn, hát hò và nhảy múa, sòng bạc vẫn mở cửa, nhưng giờ đây họ lại cá cược xem bao giờ lính Trung Quốc sẽ thua.

Sự chứng kiến tận mắt của người dân Trung Quốc và của cả thế giới, không cho phép lính Trung Quốc tại nhà kho Tứ Hành được phép thua, họ chiến đấu cầm cự suốt từ ngày 26/10 tới ngày 1/11, đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của binh lính Nhật.

Sự chứng kiến tận mắt của người dân Trung Quốc và của cả thế giới, không cho phép lính Trung Quốc tại nhà kho Tứ Hành được phép thua, họ chiến đấu cầm cự suốt từ ngày 26/10 tới ngày 1/11, đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của binh lính Nhật.

Tuy nhiên, những người nước ngoài ở Tô giới lại không muốn cuộc chiến xảy ra quá gần mình, việc đạn pháo của Nhật nổ ngay bên kia bờ sông, khiến nhiều nhà tài phiệt da Trắng ở Tô giới lúc bấy giờ lo ngại. Ngày 29/10, một phái đoán của Tô giới vượt sông tới nhà kho, yêu cầu lính Trung Quốc rút lui sang bên kia sông.

Tuy nhiên, những người nước ngoài ở Tô giới lại không muốn cuộc chiến xảy ra quá gần mình, việc đạn pháo của Nhật nổ ngay bên kia bờ sông, khiến nhiều nhà tài phiệt da Trắng ở Tô giới lúc bấy giờ lo ngại. Ngày 29/10, một phái đoán của Tô giới vượt sông tới nhà kho, yêu cầu lính Trung Quốc rút lui sang bên kia sông.

Việc rút lui sang phần Tô giới, đồng nghĩa với việc lính Trung Quốc sẽ được an toàn, chiến tranh với họ về cơ bản sẽ kết thúc. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ thua cuộc, rời bỏ trận địa. Người Anh hứa rằng, nếu họ chịu rút lui, sau này họ sẽ được tái nhập vào Sư đoàn 88 của Trung Quốc, lúc này đang có trận địa cách đó không quá xa.

Việc rút lui sang phần Tô giới, đồng nghĩa với việc lính Trung Quốc sẽ được an toàn, chiến tranh với họ về cơ bản sẽ kết thúc. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ thua cuộc, rời bỏ trận địa. Người Anh hứa rằng, nếu họ chịu rút lui, sau này họ sẽ được tái nhập vào Sư đoàn 88 của Trung Quốc, lúc này đang có trận địa cách đó không quá xa.

Đêm ngày 1/11, sau đợt tấn công không ngừng nghỉ của Nhật vào tối hôm trước, Trung Quốc quyết định rút lui. Chỉ huy của Nhật sau khi hội đàm, đồng ý cho phía Trung Quốc lui quân mà không nổ súng. Lính Trung Quốc rút lui qua cầu New Lese cách nhà kho Tứ Hành chỉ vài trăm mét.

Đêm ngày 1/11, sau đợt tấn công không ngừng nghỉ của Nhật vào tối hôm trước, Trung Quốc quyết định rút lui. Chỉ huy của Nhật sau khi hội đàm, đồng ý cho phía Trung Quốc lui quân mà không nổ súng. Lính Trung Quốc rút lui qua cầu New Lese cách nhà kho Tứ Hành chỉ vài trăm mét.

Tổng cộng có 376 lính Trung Quốc rút lui vào đêm 1/11/1937, 10 người đã hy sinh trong trận chiến, 27 người khác bị thương quá nặng và không thể di chuyển. Đáng lẽ ra, lính Trung Quốc có thể rút lui trong yên bình, tuy nhiên Nhật vẫn nổ súng, khiến 10 lính Trung Quốc bị thương trong quá trình lui quân.

Tổng cộng có 376 lính Trung Quốc rút lui vào đêm 1/11/1937, 10 người đã hy sinh trong trận chiến, 27 người khác bị thương quá nặng và không thể di chuyển. Đáng lẽ ra, lính Trung Quốc có thể rút lui trong yên bình, tuy nhiên Nhật vẫn nổ súng, khiến 10 lính Trung Quốc bị thương trong quá trình lui quân.

Trận đánh này được đánh giá là trận thắng hiếm hoi của Trung Quốc trong trận chiến Thượng Hải, có tới hơn 200 lính Trung Quốc bị thương, vài xe thiết giáp bị phá hủy, các chỉ huy Nhật bị khiển trách nặng nề, vì không thể chiếm nổi 1 cái nhà kho trước sự chứng kiến của báo chí toàn thế giới.

Trận đánh này được đánh giá là trận thắng hiếm hoi của Trung Quốc trong trận chiến Thượng Hải, có tới hơn 200 lính Trung Quốc bị thương, vài xe thiết giáp bị phá hủy, các chỉ huy Nhật bị khiển trách nặng nề, vì không thể chiếm nổi 1 cái nhà kho trước sự chứng kiến của báo chí toàn thế giới.

Tới nay, một phần di tích của nhà kho Tứ Hành vẫn được Trung Quốc giữ nguyên hiện trạng và trở thành địa điểm thăm quan du lịch. Trận đánh này, đã khiến cả thế giới biết tới cuộc chiến tranh Trung - Nhật, cũng như cho cả thế giới thấy sức mạnh của quân sự Trung Quốc - mảnh đất rất xa lạ với phương Tây ở thời điểm bấy giờ. Nguồn ảnh: Sinhan.

Tới nay, một phần di tích của nhà kho Tứ Hành vẫn được Trung Quốc giữ nguyên hiện trạng và trở thành địa điểm thăm quan du lịch. Trận đánh này, đã khiến cả thế giới biết tới cuộc chiến tranh Trung - Nhật, cũng như cho cả thế giới thấy sức mạnh của quân sự Trung Quốc - mảnh đất rất xa lạ với phương Tây ở thời điểm bấy giờ. Nguồn ảnh: Sinhan.

Lính Trung Quốc ôm lựu đạn tấn công cảm tử để ngăn chặn lính Nhật tiếp cận tường nhà kho trong trận đánh ở Tứ Hành, Thượng Hải. Nguồn: WM.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-danh-nha-kho-tu-hanh-ben-danh-nhau-ben-hat-ho-nhay-mua-1595913.html