Trăn đất trong Sách Đỏ lạc vào nhà dân đã được trả về rừng

Mới đây, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang (Đà Nẵng) đã thả một cá thể trăn đất quý hiếm về môi trường tự nhiên sau khi phát hiện con trăn này 'lạc' vào vườn nhà dân.

Con trăn đất này nặng 0,7kg và chưa trưởng thành, xuất hiện trong khu dân cư tại thôn An Sơn, xã Hòa Ninh. Sau khi nhận thấy tình trạng sức khỏe ổn định, lực lượng chức năng đã tiến hành tái thả con trăn này về rừng tự nhiên tại xã Hòa Ninh. (Ảnh: Lao động)

Con trăn đất này nặng 0,7kg và chưa trưởng thành, xuất hiện trong khu dân cư tại thôn An Sơn, xã Hòa Ninh. Sau khi nhận thấy tình trạng sức khỏe ổn định, lực lượng chức năng đã tiến hành tái thả con trăn này về rừng tự nhiên tại xã Hòa Ninh. (Ảnh: Lao động)

Trăn đất có tên khoa học là Python molurus. Đây là loài bò sát có số lượng loài ngày càng suy giảm ngoài tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép và mất nơi cư trú.(Ảnh: Wikipedia)

Trăn đất có tên khoa học là Python molurus. Đây là loài bò sát có số lượng loài ngày càng suy giảm ngoài tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép và mất nơi cư trú.(Ảnh: Wikipedia)

Trăn đất thuộc nhóm IIB - nhóm loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Theo phân hạng về tình trạng bảo tồn, trăn đất được phân hạng CR - mức rất nguy cấp tại Sách Đỏ Việt Nam 2007 và NT - mức sắp bị đe dọa tại Danh lục Đỏ IUCN 2008.(Ảnh: Mongabay-India)

Trăn đất thuộc nhóm IIB - nhóm loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Theo phân hạng về tình trạng bảo tồn, trăn đất được phân hạng CR - mức rất nguy cấp tại Sách Đỏ Việt Nam 2007 và NT - mức sắp bị đe dọa tại Danh lục Đỏ IUCN 2008.(Ảnh: Mongabay-India)

Khi trưởng thành, mỗi cá thể trăn đất có kích thước trung bình 4 - 6m. Một số cá thể có thể dài khoảng 8m và nặng hơn 100 kg.(Ảnh: ResearchGate)

Khi trưởng thành, mỗi cá thể trăn đất có kích thước trung bình 4 - 6m. Một số cá thể có thể dài khoảng 8m và nặng hơn 100 kg.(Ảnh: ResearchGate)

Tại khu vực đồng bằng Nam Bộ, loài trăn đất thường sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, thỉnh thoảng bò vào những khu vực có vườn cây của người dân.(Ảnh: iNaturalist)

Tại khu vực đồng bằng Nam Bộ, loài trăn đất thường sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, thỉnh thoảng bò vào những khu vực có vườn cây của người dân.(Ảnh: iNaturalist)

Trong khi đó, vào mùa đông ở miền Bắc, trăn đất thường ở trong hang hốc vào ban ngày và chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm. Khi tới mùa hè, chúng thích ngâm mình trong nước.(Ảnh: ESF)

Trong khi đó, vào mùa đông ở miền Bắc, trăn đất thường ở trong hang hốc vào ban ngày và chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm. Khi tới mùa hè, chúng thích ngâm mình trong nước.(Ảnh: ESF)

Thức ăn chủ yếu của trăn đất gồm: loài gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát.(Ảnh: ZOOINSTITUTES)

Thức ăn chủ yếu của trăn đất gồm: loài gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát.(Ảnh: ZOOINSTITUTES)

Trong một trường hợp tương tự cách đây không lâu, một người dân ở Hà Tĩnh cũng đã tự nguyện giao nộp một cá thể trăn đất dài gần 4m, nặng hơn 7kg, để thả về tự nhiên. Cá thể trăn này được phát hiện trong vườn nhà của anh Đoàn Quốc Phong, tại thôn Tây Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà. Sau khi biết đây là loài động vật nguy cấp, anh Phong đã tự nguyện giao nộp cho Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà. (Ảnh: Tiền phong)

Trong một trường hợp tương tự cách đây không lâu, một người dân ở Hà Tĩnh cũng đã tự nguyện giao nộp một cá thể trăn đất dài gần 4m, nặng hơn 7kg, để thả về tự nhiên. Cá thể trăn này được phát hiện trong vườn nhà của anh Đoàn Quốc Phong, tại thôn Tây Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà. Sau khi biết đây là loài động vật nguy cấp, anh Phong đã tự nguyện giao nộp cho Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà. (Ảnh: Tiền phong)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tran-dat-trong-sach-do-lac-vao-nha-dan-da-duoc-tra-ve-rung-2052128.html