Sau thắng lợi tại Stalingrad, Hồng quân bắt đầu mở rộng các chiến dịch phản công quy mô lớn, nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông. “Phòng tuyến xanh” của Đức quốc xã trên khu vực bán đảo Kuban, là một trở ngại rất lớn trong chiến dịch giành lại quyền kiểm soát khu vực dầu mỏ ở Bắc.
Trấn giữ tại “Phòng tuyến xanh” là Tập đoàn quân số 17 và Tập đoàn quân không quân số 4, Không quân Đức khống chế phần lớn không phận trên khu vực bán đảo Kuban, khiến các chiến dịch phản công của Hồng quân phải chịu tổn thất nặng.
Trước tình hình đó, Tướng Ivan Yefimovich Petrov, Tư lệnh Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu, Tập đoàn quân không quân số 4 giành lại quyền kiểm soát không phận, ngăn chặn Không quân Đức chi viện cho các lực lượng trên mặt đất. Tập đoàn quân không quân số 5 chuyển cho Phương diện quân Thảo Nguyên, đóng quân ở phía Đông vòng cung Kursh.
Về lực lượng, Tập đoàn quân không quân số 4 có khoảng 900 máy bay, trong đó có các loại mới nhất như Bf 109G và Hs 129, đặc biệt là sự có mặt của phi đoàn tiêm kích Jagdgeschwader 52 (JG 52), đơn vị không chiến số 1 của Đức.
Ban đầu Không quân Liên Xô tại mặt trận Bắc Caucasus có khoảng 600 máy bay, sau đó tăng lên 1.150 chiếc vào tháng 5/1944. Liên Xô đã điều động đến mặt trận này các mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của họ như IL-2, Yak-9D, Yak-3. Trong số các máy bay của Liên Xô tại đây có khoảng 60 chiếc P-39 Airacobra và một số chiếc P-40E của Mỹ viện trợ dưới hình thức cho thuê.
Ngày 15 đến hết ngày 16/4/1943, không quân Đức bất ngờ tăng số xuất kích lên đến 1.560 phi vụ. Lực lượng này đánh phá ác liệt vào thành phố Krasnodar, vừa bị Hồng quân chiếm giữ. Sáng ngày 17/4, không quân Đức tiếp tục tổ chức oanh tạc quy mô lớn vào Novorossiysk, với 120 phi vụ ném bom và 468 phi vụ cường kích để hỗ trợ cho lực lượng mặt đất.
Sự lão luyện và thiện chiến của các phi công Đức, đã gây nhiều tổn thất cho không quân Liên Xô. Đợt tổng công phá vào “Phòng tuyến xanh” bị chặn đứng. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 4, Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm, sửa đổi chiến thuật ngăn chặn có hiệu quả các đợt xuất kích của đối phương.
Đêm 23 rạng sáng ngày 24/4, Tập đoàn không quân số 4, 5, không quân hạm đội biển Đen và không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô, đã tổ chức một đợt không kích quy mô lớn vào căn cứ của Tập đoàn quân không quân số 4, Đức quốc xã, với 1.441 phi vụ xuất kích, đợt không kích đã gây thiệt hại nặng cho không quân Đức.
Sáng ngày 29/4, Tập đoàn không quân số 4, Đức dồn hết lực lượng mở cuộc tấn công trả đũa vào hầu hết các sân bay của Liên Xô. Tập đoàn không quân số 4, 5 bị bất ngờ trước đợt phản công và chịu thiệt hại nặng.
Giai đoạn 2 của chiến dịch bắt đầu vào những ngày đầu tháng 5/1943. Tâm điểm của các trận không chiến diễn ra trên bầu trời bán đảo Kuban. Không quân Đức chuyển sang sử dụng chiến thuật tập trung trong phạm vi hẹp, gây nhiều tổn thất cho lực lượng Hồng quân trên mặt đất.
Không quân Liên Xô phải thực hiện chiến thuật “nhử mồi câu”, để kéo giãn đội hình máy bay Đức. Ngày 26/5, Phương diện quân Bắc Caucasus mở đợt tổng công kích vào “Phòng tuyến xanh” lần thứ 2. Chỉ trong ngày hôm đó, hai bên đã điều động 700 chiếc máy bay xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu.
Trận không chiến tại Kuban lên đến đỉnh điểm vào ngày 28/5, đôi bên tung gần như toàn bộ lực lượng vào trận, nhằm chiếm ưu thế trên không. Không quân Đức xuất kích 785 phi vụ, không quân Liên Xô xuất kích 792 phi vụ. Những thay đổi về chiến thuật của không quân Liên Xô, đã phát huy tác dụng khiến không quân Đức mất dần thế chủ động.
Sang đầu tháng 6/1943, không quân Đức thu hẹp dần quy mô các chiến dịch không kích, do lực lượng bị tổn thất khá nặng trước đó, mặt khác thế chủ động đã dần chuyển sang phía Liên Xô nên họ không dám mạo hiểm. Các chiến dịch không chiến tại Kuban chấm dứt vào ngày 7/6/1943.
Trận không chiến tại bán đảo Kuban về quy mô không lớn bằng trận không chiến tại vòng cung Kursk tháng 7/1943, trận Baltic năm 1944, Berlin năm 1945 nhưng đây là trận không chiến dài nhất lịch sử kéo dài gần hai tháng.
Con số tổn thất của đôi bên trong trận không chiến Kuban có rất nhiều số liệu khác nhau. Trong cuốn Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945, phía Liên Xô công bố bắn rơi 1.100 máy bay đối phương trong đó có 800 chiếc trong không chiến. Phía Đức đưa ra con số bắn rơi 1.000 máy bay Liên Xô và chỉ thiệt hại 300 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không quân Nhật khiến Hải quân Mỹ "khốn khổ" chống đỡ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tiến Minh