Trận tập kích thảm bại của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Với gần 100 máy bay ném bom bị bắn hạ, hơn 300 phi công và binh sĩ thiệt mạng, đây được xem là phi vụ ném bom tồi tệ nhất trong suốt lịch sử của không quân Mỹ.

 Chiến tranh thế giới thứ 2 có thể được kết thúc sớm hơn nhiều, nếu như chiến dịch tập kích năm 1943 của không quân Mỹ thành công khi nhắm vào nơi được coi là vùng nhiên liệu phục vụ cho chiến tranh của phát xít Đức.

Chiến tranh thế giới thứ 2 có thể được kết thúc sớm hơn nhiều, nếu như chiến dịch tập kích năm 1943 của không quân Mỹ thành công khi nhắm vào nơi được coi là vùng nhiên liệu phục vụ cho chiến tranh của phát xít Đức.

Vài tháng sau thất bại nặng nề của phát xít Đức ở mặt trận Stalingrad, quân đội Mỹ cũng đã lên kế hoạch tuyệt mật, có tên là “chiến dịch Sóng thủy triều”, huy động 178 máy bay ném bom B-24, tập kích bằng đường không, nhằm phá hủy 12 nhà máy lọc dầu của Đức ở Ploiesti, Romania.

Vài tháng sau thất bại nặng nề của phát xít Đức ở mặt trận Stalingrad, quân đội Mỹ cũng đã lên kế hoạch tuyệt mật, có tên là “chiến dịch Sóng thủy triều”, huy động 178 máy bay ném bom B-24, tập kích bằng đường không, nhằm phá hủy 12 nhà máy lọc dầu của Đức ở Ploiesti, Romania.

Mục đích của chiến dịch không quân quy mô lớn này là, phá hủy toàn bộ nguồn cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh của phát xít Đức, cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của Mỹ và phe Đồng minh nhằm đánh bại phe phát xít.

Mục đích của chiến dịch không quân quy mô lớn này là, phá hủy toàn bộ nguồn cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh của phát xít Đức, cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của Mỹ và phe Đồng minh nhằm đánh bại phe phát xít.

Trước khi chiến dịch bắt đầu, phe Đồng Minh luôn đánh giá thấp năng lực phòng không của phát xít Đức, đó là một nhận định sai lầm lớn dẫn đến hậu quả nặng nề cho chiến dịch sau này.

Trước khi chiến dịch bắt đầu, phe Đồng Minh luôn đánh giá thấp năng lực phòng không của phát xít Đức, đó là một nhận định sai lầm lớn dẫn đến hậu quả nặng nề cho chiến dịch sau này.

Đức Quốc xã đã xây dựng khu vực này thành một mạng lưới phòng không dày đặc nhất châu Âu lúc bấy giờ, với 150 pháo phòng không cỡ lớn và các loại súng máy cỡ nhỏ, chúng được bố trí cất giấu trong tàu hỏa hoặc ngụy trang trên cánh đồng và các tòa nhà bỏ hoang.

Đức Quốc xã đã xây dựng khu vực này thành một mạng lưới phòng không dày đặc nhất châu Âu lúc bấy giờ, với 150 pháo phòng không cỡ lớn và các loại súng máy cỡ nhỏ, chúng được bố trí cất giấu trong tàu hỏa hoặc ngụy trang trên cánh đồng và các tòa nhà bỏ hoang.

Bên cạnh đó, còn có 4 phi đội máy bay chiến đấu, luôn sẵn sàng xuất kích trong trường hợp bị tấn công. Như vậy, phát xít Đức đã có sự chuẩn bị trước đợt tập kích bằng 178 máy bay ném bom của Mỹ.

Bên cạnh đó, còn có 4 phi đội máy bay chiến đấu, luôn sẵn sàng xuất kích trong trường hợp bị tấn công. Như vậy, phát xít Đức đã có sự chuẩn bị trước đợt tập kích bằng 178 máy bay ném bom của Mỹ.

Sáng ngày 1/8/1943, sau 3 tuần chuẩn bị 178 máy bay ném bom B-24 đã xuất kích. Lực lượng ném bom được chia thành 5 nhóm, xuất phát từ sân bay Bengazi, tại Libya châu Phi.

Sáng ngày 1/8/1943, sau 3 tuần chuẩn bị 178 máy bay ném bom B-24 đã xuất kích. Lực lượng ném bom được chia thành 5 nhóm, xuất phát từ sân bay Bengazi, tại Libya châu Phi.

Ngay từ đầu, đã có nhiều tình huống khó khăn xảy ra, vài máy bay rơi do hạn chế về tầm nhìn, nhiều máy bay khác không thể tiếp tục chiến dịch và phải quay về, chỉ có 157 trên 178 máy bay ném bom tiếp cận được mục tiêu.

Ngay từ đầu, đã có nhiều tình huống khó khăn xảy ra, vài máy bay rơi do hạn chế về tầm nhìn, nhiều máy bay khác không thể tiếp tục chiến dịch và phải quay về, chỉ có 157 trên 178 máy bay ném bom tiếp cận được mục tiêu.

Lúc này, hỏa lực từ mặt đất bắn dữ dội vào đội hình máy bay Mỹ, làm cho các phi công rất khó khăn tiếp cận và tấn công mục tiêu. Nhiều máy bay ném bom Mỹ trúng đạn bốc cháy, các máy bay ném bom còn lại cố gắng rút chạy khỏi vùng chiến sự, nhưng bị bay phát xít Đức truy đuổi, lại thêm một số bị bắn rơi.

Lúc này, hỏa lực từ mặt đất bắn dữ dội vào đội hình máy bay Mỹ, làm cho các phi công rất khó khăn tiếp cận và tấn công mục tiêu. Nhiều máy bay ném bom Mỹ trúng đạn bốc cháy, các máy bay ném bom còn lại cố gắng rút chạy khỏi vùng chiến sự, nhưng bị bay phát xít Đức truy đuổi, lại thêm một số bị bắn rơi.

Đợt tấn công diễn ra theo cách hỗn loạn, tồi tệ đến mức các sử gia Mỹ sau này gọi đây là sự kiện “Ngày Chủ nhật đen tối”. Hệ thống phòng không của quân Đức phát huy hiệu quả cùng với các chiến đấu cơ Bf-109 đã khiến không quân Mỹ không đạt được mục đích.

Đợt tấn công diễn ra theo cách hỗn loạn, tồi tệ đến mức các sử gia Mỹ sau này gọi đây là sự kiện “Ngày Chủ nhật đen tối”. Hệ thống phòng không của quân Đức phát huy hiệu quả cùng với các chiến đấu cơ Bf-109 đã khiến không quân Mỹ không đạt được mục đích.

“Chiến dịch Sóng thủy triều” kết thúc thất bại nặng nề, chỉ còn 85 máy bay B-24 trở về căn cứ, còn lại bị bắn cháy và hư hại, hơn 300 phi công Mỹ thiệt mạng, 108 người khác bị bắt sống.

“Chiến dịch Sóng thủy triều” kết thúc thất bại nặng nề, chỉ còn 85 máy bay B-24 trở về căn cứ, còn lại bị bắn cháy và hư hại, hơn 300 phi công Mỹ thiệt mạng, 108 người khác bị bắt sống.

Chiến dịch ném bom cũng không đạt được mục tiêu phá hủy 12 nhà máy lọc dầu của phát xít Đức như theo kế hoạch. Chỉ có 4 trong số 12 nhà máy lọc dầu bị hư hại.

Chiến dịch ném bom cũng không đạt được mục tiêu phá hủy 12 nhà máy lọc dầu của phát xít Đức như theo kế hoạch. Chỉ có 4 trong số 12 nhà máy lọc dầu bị hư hại.

Phát xít Đức đã nhanh chóng khôi phục lại hoạt động của 12 nhà máy lọc dầu trên, nó vẫn là trạm xăng khổng lồ, cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ các chiến dịch quân sự của phát xít Đức trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu, cho đến khi rơi vào tay Liên Xô vào năm 1944.

Phát xít Đức đã nhanh chóng khôi phục lại hoạt động của 12 nhà máy lọc dầu trên, nó vẫn là trạm xăng khổng lồ, cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ các chiến dịch quân sự của phát xít Đức trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu, cho đến khi rơi vào tay Liên Xô vào năm 1944.

Quân đội Mỹ trong các cuộc chiến đã thực hiện nhiều chiến dịch, mức độ thành công đều khác nhau. Nhưng “Chiến dịch Sóng thủy triều” cho đến nay vẫn được coi là trận tập kích đường không bi thảm nhất của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai nói riêng, và trong toàn bộ lịch sử Không quân Mỹ kể từ khi ra đời tới nay nói chung. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quân đội Mỹ trong các cuộc chiến đã thực hiện nhiều chiến dịch, mức độ thành công đều khác nhau. Nhưng “Chiến dịch Sóng thủy triều” cho đến nay vẫn được coi là trận tập kích đường không bi thảm nhất của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai nói riêng, và trong toàn bộ lịch sử Không quân Mỹ kể từ khi ra đời tới nay nói chung. Nguồn ảnh: Warhistory.

Máy bay ném bom B-24 huyền thoại của Không quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng là loại máy bay ném bom được sản xuất với số lượng nhiều nhất lịch sử. Nguồn: Military.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-tap-kich-tham-bai-cua-my-trong-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-1521122.html