Trạng nguyên nào khoét tường đến với người trong mộng?

Ông là một trong những trạng nguyên xuất sắc, đồng thời cũng là người sẵn sàng làm mọi thứ vì tình yêu.

 Theo sách Lan Trì kiến văn lục, vì say đắm con gái của Ngô Hiến Hầu, ban đêm, trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo đã vượt nhiều lớp rào, khoét tường để đến với người trong mộng. Nhờ sự liều lĩnh này, ông đã có được người vợ hằng mong muốn.

Theo sách Lan Trì kiến văn lục, vì say đắm con gái của Ngô Hiến Hầu, ban đêm, trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo đã vượt nhiều lớp rào, khoét tường để đến với người trong mộng. Nhờ sự liều lĩnh này, ông đã có được người vợ hằng mong muốn.

 Nguyễn Đăng Đạo quê ở làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ trạng khi 33 tuổi. Vì ngôi làng nơi ông sinh ra có tên Nôm là Bịu nên ông thường được gọi là trạng Bịu.

Nguyễn Đăng Đạo quê ở làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ trạng khi 33 tuổi. Vì ngôi làng nơi ông sinh ra có tên Nôm là Bịu nên ông thường được gọi là trạng Bịu.

 Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719) giành học vị trạng nguyên tại khoa thi năm Quý Hợi (1683), tức năm Chính Hòa thứ tư đời vua Lê Huy Tông thời Lê Trung hưng.

Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719) giành học vị trạng nguyên tại khoa thi năm Quý Hợi (1683), tức năm Chính Hòa thứ tư đời vua Lê Huy Tông thời Lê Trung hưng.

 Nguyễn Đăng Đạo sinh ra trong gia đình khoa bảng nức tiếng. Bố ông là Nguyễn Đăng Minh đỗ tiến sĩ. Chú ông là Nguyễn Đăng Cảo từng đỗ thám hoa, tài năng nổi tiếng đương thời. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.

Nguyễn Đăng Đạo sinh ra trong gia đình khoa bảng nức tiếng. Bố ông là Nguyễn Đăng Minh đỗ tiến sĩ. Chú ông là Nguyễn Đăng Cảo từng đỗ thám hoa, tài năng nổi tiếng đương thời. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.

 Trạng Bịu đã 2 lần được cử đi sứ sang nhà Thanh, lần nào cũng làm rạng rỡ cho hào khí Đại Việt. Lần đi sứ đầu tiên, trong cuộc thi làm thơ giữa sứ Việt với sứ Cao Ly (Triều Tiên), ông làm bài phú “Bái nguyệt” trong chốc lát. Vua nhà Thanh sau khi xem xong đã phê cho trạng Bịu là “Bắc triều đệ nhất trạng nguyên”. Từ đó, ông được gọi là Lưỡng quốc trạng nguyên.

Trạng Bịu đã 2 lần được cử đi sứ sang nhà Thanh, lần nào cũng làm rạng rỡ cho hào khí Đại Việt. Lần đi sứ đầu tiên, trong cuộc thi làm thơ giữa sứ Việt với sứ Cao Ly (Triều Tiên), ông làm bài phú “Bái nguyệt” trong chốc lát. Vua nhà Thanh sau khi xem xong đã phê cho trạng Bịu là “Bắc triều đệ nhất trạng nguyên”. Từ đó, ông được gọi là Lưỡng quốc trạng nguyên.

Giống như Nguyễn Đăng Đạo, Mạc Đĩnh Chi khi đi sứ sang Trung Quốc đã chứng minh được tài năng của mình. Nhờ đó, ông được phong là Trạng nguyên Bắc triều.

Giống như Nguyễn Đăng Đạo, Mạc Đĩnh Chi khi đi sứ sang Trung Quốc đã chứng minh được tài năng của mình. Nhờ đó, ông được phong là Trạng nguyên Bắc triều.

Trong một lần đi sứ sang nhà Nguyên, vì mến phục tài năng của Mạc Đĩnh Chi, sứ thần Cao Ly (Triều Tiên) đã mời ông về nước chơi và gả cháu gái cho.

Trong một lần đi sứ sang nhà Nguyên, vì mến phục tài năng của Mạc Đĩnh Chi, sứ thần Cao Ly (Triều Tiên) đã mời ông về nước chơi và gả cháu gái cho.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/nguoi-noi-tieng/trang-nguyen-nao-khoet-tuong-den-voi-nguoi-trong-mong-1463132.html