Tránh ngay những điều 'đại kỵ' khi uống nước cam kẻo rước họa vào thân
Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống vào lúc nào cũng được. Thực tế, uống nước cam cũng cần phải khoa học, hợp lý.
Cam, quýt đều là những loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, như vitamin C, axit folic tốt cho da, xương, tăng sức khỏe tim, cơ bắp và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên ăn các loại quả này vào những thời điểm sau để tránh gây hại cho cơ thể.
Không uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh
Uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh là sai lầm. Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.
Không ăn cam cùng củ cải
Nếu đang ăn củ cải thì không nên dùng nước cam hoặc ăn cam. Bởi, hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ sản sinh ra chất sulfate. Chất này khi được chuyển hóa sẽ hình thành thioxianic axit. Đây là một chất chống tuyến giáp.
Bên cạnh đó, nếu ăn cam khi đang ăn củ cải thì còn khiến chất flavonoid trong cam bị phân hủy và biến đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai chất này có hả năng kích thích thioxianic axit hoạt động mạnh mẽ, gây hại cho tuyến giáp. Nếu duy trì thường xuyên mọi người có thể bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ.
Không nên uống nước cam khi ăn hải sản
Hải sản và nước cam đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng nước cam và hải sản lại là hai loại thực phẩm kỵ và không nên kết hợp với nhau bởi trong hải sản có chứa rất nhiều dưỡng chất asen pentavenlent, chất này rất tốt đối với sự phát triển của cơ thể nhưng khi kết hợp với những loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần vitamin C đặc biệt là nước cam.
Khi 2 loại dưỡng chất này kết hợp với nhau sẽ khiến cho asen pentavenlent chuyển hóa thành asen trioxide hay còn được gọi là thạch tín sẽ gây ra ngộ độc và nhiều trường hợp nặng dẫn tới tử vong đối với người sử dụng. Tình trạng ngộ độc này thường có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt khiến cho cơ thể người dùng bị mệt mỏi khó có thể kiểm soát được hành động của mình.
Chính vì vậy, không nên ăn hải sản kết hợp với uống nước cam, thay vào đó nên lựa chọn những loại đồ uống có chứa ít thành phần vitamin C để hạn chế những tác dụng phụ gây ra.
Không uống nước cam khi đang đói
Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Không uống nước cam khi bị cảm ho
Cam, quýt chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên những người đang bị cảm, ho lại không được khuyên dùng loại quả này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ăn cam, quýt trong lúc bị ho có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Phần vỏ quýt có thể dùng chữa ho, long đờm nhưng múi quýt có chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Trong lúc bị ho cảm, thay vì sử dụng cam, quýt có thể uống các loại nước hoa cả khác như dưa hấu, táo, lê.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Không uống nước cam trước khi đánh răng
Axit trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.
Chúng ta nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của a xít trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của axit với men răng.