Trào lưu xây lâu đài xa hoa như cổ tích của người giàu Trung Quốc

Các chuyên gia về văn hóa cho biết, trào lưu mới của những người giàu ở Trung Quốc là xây lâu đài để thể hiện phong cách quý tộc và độ giàu có của mình.

Lâu đài đã trở thành hiện tượng internet ở Trung Quốc sau khi vlogger người Hà Bắc, Schlieffen đến thăm khuôn viên một lâu đài và đăng video trên weibo vào tháng 5.

Trong video có tựa đề "Hogwarts chi nhánh Hà Bắc", Schlieffen đã cho thấy, bộ sưu tập các vật phẩm trong khuôn viên trường, chẳng hạn như các kiệt tác đặt trong tầng hầm và thuyền cướp biển trong căng tin. Đoạn video chỉ dài 3 phút đã thu hút hơn 8,8 triệu lượt xem với 11.000 lượt bình luận trên Weibo.

Trước đó, lâu đài không phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công trình kiến trúc thời trung cổ hiện đại đã xuất hiện trên khắp đất nước này, một số trong số chúng sánh ngang với các công trình kiến trúc nguyên bản ở châu Âu về sự sang trọng và hùng vĩ.

Một cặp đôi chụp ảnh cưới trước lâu đài "Harry Potter" tại Học viện Mỹ thuật Hà Bắc ở tỉnh Hà Bắc, Bắc Trung Quốc.

Một cặp đôi chụp ảnh cưới trước lâu đài "Harry Potter" tại Học viện Mỹ thuật Hà Bắc ở tỉnh Hà Bắc, Bắc Trung Quốc.

Một cô gái có tên Vương Yến, 22 tuổi, đã thực hiện được ước mơ kết hôn trong lâu đài. Cô dâu trong bộ váy cưới màu trắng, tạo dáng trước lâu đài như một nàng công chúa thực thụ. Lâu đài theo phong cách Gothic có hàng chục ngọn tháp màu xám trải dài trên bầu trời sương khói của tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc.

Vương Yến và chồng chưa cưới của cô, họ Lý, sống cách nhau 25 km ở Hành Đường, một quận thuộc Thạch Gia Trang, thủ phủ của Hà Bắc. Họ đã phải trả 500 tệ (khoảng 1,8 triệu VNĐ) để được chụp ảnh cưới trong lâu đài. Tòa nhà là một phần của khuôn viên Học viện Mỹ thuật Hà Bắc.

Cơn sốt xây dựng lâu đài ở Trung Quốc

Các tòa tháp lâu đài tuyệt đẹp của Học viện Mỹ thuật Hà Bắc sẽ xuất hiện trong tầm mắt khi lái xe trên quốc lộ số 107, cách Sân bay Chính Định của Thạch Gia Trang khoảng 20 phút lái xe. Được đặt tên là Lâu đài Cinderella, nơi đây bao gồm một tập hợp các tòa nhà, mỗi tòa nhà có phong cách, màu sắc và vật liệu khác nhau.

Một trong những tháp lâu đài được sử dụng như khách sạn, được điều hành bởi một công ty khách sạn hoạt động ngoài trường học. Giá của 1 đêm nghỉ tại đây vào khoảng 100 nhân dân tệ (khoảng 360.000 VNĐ). Ở đây cũng có ký túc xá sinh viên, nhưng có nhiều người phàn nàn rằng, trường học cấm sinh viên phơi quần áo bên ngoài vì nó sẽ làm hỏng hình ảnh quý tộc của nơi này.

Nội thất của lâu đài tôn lên vẻ uy nghiêm bên ngoài của nó. Những mảng màu sơn theo phong cách Baroque đầy màu sắc mô tả các truyền thuyết châu Âu, các tác phẩm điêu khắc kích thước như người thật đứng bên bức tường và hàng trăm kiệt tác in ấn lấp đầy các hành lang.

Ngoài lâu đài, khuôn viên trường còn có các tòa nhà truyền thống của Trung Quốc và bản sao của các địa danh khác trên thế giới, chẳng hạn như chùa, đền Khổng Tử, Tượng Nữ thần Tự do và Cầu Tháp của London.

Lâu đài trong vườn Huasheng ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc.

Lâu đài trong vườn Huasheng ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc.

Lưu Vân Hạo, trợ lý giám đốc ủy ban quản lý của khu học xá cho biết rằng khuôn viên trường được xây dựng bắt đầu từ khoảng năm 2009 và một lâu đài lớn ở đó sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho học sinh. Ông nói thêm: "Các sinh viên nghệ thuật có thể tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật phương Tây. Họ cũng có thể vẽ phác thảo trong khuôn viên trường".

Trần Trọng Nhất, hiệu trưởng và một doanh nhân địa phương đã xây dựng tòa lâu đài này thông qua giáo dục nghệ thuật vào những năm 1990 trước khi xây dựng học viện. Tham vọng của ông là xây dựng ngôi trường thành một "đế chế nghệ thuật", theo China Newsweek.

"Các tòa nhà ở đây đã vay mượn một số thứ từ kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc và nước ngoài", ông Lưu nói: "Của chúng tôi là Gothic, và lâu đài Harry Potter nữa. Nhưng đó chỉ là một phong cách. Chúng tôi đã thực hiện những thay đổi của riêng mình dựa trên phong cách đó. Chúng tôi không sao chép. Về cơ bản, tất cả các lâu đài cổ của châu Âu đều theo phong cách đó, Gothic hoặc Baroque".

Ông Lưu nói rằng sẽ mất 27 năm để xây dựng xong toàn bộ khuôn viên. Dự án đã giành được sự ủng hộ từ chính phủ. "Nhưng sự hỗ trợ tài chính không nhiều đối với chúng tôi, vì khoản đầu tư của chúng tôi đã quá lớn." Ông nói rằng 2 tỷ nhân dân tệ đã được đưa vào dự án và ước tính sẽ phải mất thêm 3 tỷ nữa để hoàn thành.

Vương Đệ Lâm, một sinh viên ngành truyền thông tại Học viện Mỹ thuật Hà Bắc, cho biết: “Tôi đã xem các quảng cáo về trường học và nghĩ rằng lâu đài này quá đẹp. Tất cả chúng ta đều là Harry Potter.

Lâu đài Cát Long, một khách sạn 4 sao, nằm ở trung tâm của một hồ nước hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc.

Lâu đài Cát Long, một khách sạn 4 sao, nằm ở trung tâm của một hồ nước hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc.

Lâu đài Cát Long, một khách sạn 4 sao nằm ở trung tâm của một hồ nước hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, trông rất giống với lâu đài Bavarian Neuschwanstein nổi tiếng, từng là nguồn cảm hứng cho Disney.

"Có thể có một trường học phép thuật bên trong", cư dân mạng đoán. Lưu trú một đêm tại lâu đài chỉ tốn 262 nhân dân tệ (khoảng 940.000 đồng).

Tuy nhiên, không phải câu chuyện cổ tích nào cũng có thể thành hiện thực với mức giá bèo bọt như vậy. Tại khách sạn Castle ở Đại Liên, một thành phố ven biển ở tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, các phòng có giá ít nhất 1.248 nhân dân tệ mỗi đêm (gần 4.500.000 đồng).

Khách sạn sang trọng, nằm trên một ngọn núi ở trung tâm thành phố, đã trở thành một trong những địa điểm bắt mắt nhất ở Đại Liên. Bên cạnh các phòng tiêu chuẩn, khách sạn khai trương vào năm 2014 còn có Castle Suite, Knight Suite và Noble Suite. Suite Tổng thống, có giá 59.396 nhân dân tệ một đêm (hơn 210 triệu đồng), rộng tới 620m2.

Khách sạn Castle ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc.

Khách sạn Castle ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc.

Lâu đài Văn Thành ở Bành Lai thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc trở nên nổi tiếng trong năm nay sau khi xuất hiện trong bộ phim hài Trung Quốc "Xin chào ông tỷ phú".

Được xây dựng vào năm 2011 bởi kiến trúc sư Lý Văn Thành, lâu đài là một lâu đài theo phong cách Baroque. Bây giờ nó đã trở thành một thắng cảnh thu phí 60 nhân dân tệ (210.000 đồng) mỗi vé vào cửa.

Ngay từ thời nhà Tần (221 TCN-206 TCN) không giống như ở châu Âu thời trung cổ, Trung Quốc cổ đại cấm các tù trưởng địa phương xây dựng lâu đài vì chủ nghĩa tập trung. Các lâu đài của Trung Quốc đã được thay thế bằng các bức tường thành và hào để chống đỡ các cuộc tấn công của các lực lượng nước ngoài.

Kể từ khi cải cách và mở cửa, người Trung Quốc đã làm quen với các tòa nhà kiểu lâu đài khi giao tiếp giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng tăng, Đối với nhiều người Trung Quốc, lâu đài có sức hút kỳ lạ và hấp dẫn nên chúng được xây dựng để thu hút khách du lịch.

Trong khi xây lâu đài mới, giới nhà giàu Trung Quốc cũng đang mua chúng ở nước ngoài. Cheng Haiyan, một chủ công ty rượu đến từ Thanh Đảo, Sơn Đông, đã mua lại Latour Laguens, một lâu đài cổ ở Bordeaux, để nâng cấp hoạt động kinh doanh của mình. Trương Nhân, hiện là người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, cũng đã mua một lâu đài trong khu vực.

Trong xã hội tiêu dùng hiện nay, lâu đài không còn là biểu tượng của chiến tranh và pháo đài nữa, mà nó đại diện cho tinh thần, lối sống "quý tộc" và một số khách sạn, trường học và danh lam thắng cảnh đã áp dụng biểu tượng này và xây dựng các tòa nhà giống như lâu đài.

Tuy nhiên, cho dù họ chọn giới quý tộc theo phong cách phương Tây hay Trung Quốc, điều đó cho thấy những người mới giàu có muốn tự gói mình như một tầng lớp thượng lưu truyền thống hơn.

Trung Quốc đang quảng bá văn hóa truyền thống và không nên khuyến khích việc xây dựng các lâu đài, vì nhiều lâu đài trông kỳ quặc - không phải của Trung Quốc hay thực sự của phương Tây. Một nhà phê bình chia sẻ: “Bất kể tính nghệ thuật, phong cách hay thiết kế, điều quan trọng nhất đối với một tòa nhà là nó phải thực tế và phù hợp với môi trường xung quanh nó".

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/chuyen-la/trao-luu-xay-lau-dai-xa-hoa-nhu-co-tich-cua-nguoi-giau-trung-quoc-cVeOS0aMR.html