Tri ân thế hệ 'nhà giáo - chiến sĩ' góp phần đấu tranh thống nhất đất nước

Ngày 26/4, tại Di tích Căn cứ kháng chiến chống Mỹ của tỉnh Đắk Lắk, thuộc xã Cư Pui, huyện Krông Bông, nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Hội Khuyến học Đắk Lắk và các đơn vị phối hợp tổ chức khánh thành 'Bia Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965-1975'.

Ông Hà Ngọc Đào (83 tuổi) Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Đắk Lắk, nguyên Trưởng Tiểu Ban Giáo dục thời chống Mỹ 1965-1975, phát biểu ôn lại những chiến công của ngành giáo dục tại căn cứ kháng chiến gian khổ Cư Pui. Ảnh: Thái Anh

Ông Hà Ngọc Đào (83 tuổi) Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Đắk Lắk, nguyên Trưởng Tiểu Ban Giáo dục thời chống Mỹ 1965-1975, phát biểu ôn lại những chiến công của ngành giáo dục tại căn cứ kháng chiến gian khổ Cư Pui. Ảnh: Thái Anh

Hội Khuyến học Đắk Lắk, Hội Cựu Giáo chức tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, các đơn vị của tỉnh Đắk Lắk và huyện Krông Bông, xã Cư Pui và nhà tài trợ - gia đình nhà giáo Võ Thành Công, Công ty TNHH xây dựng Phú Mỹ Quang cùng thực hiện dự án này.

"Bia Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965-1975" là Di tích lịch sử cấp Quốc gia (Theo Quyết định số 4241/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/12/2023, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia).

Dự lễ khánh thành có các bà Lê Thị Thanh Xuân, Tỉnh ủy viên, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Ông Hà Ngọc Đào, nguyên Trưởng Tiểu ban Giáo dục Đắk Lắk thời kỳ chống Mỹ, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh; Ông Phạm Đăng Khoa, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh và các ông (bà) đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Hội Khuyến học và Hội Cựu giáo chức huyện Krông Bông, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ xã Cư Pui. Ảnh: Thái Anh

Dự lễ khánh thành có các bà Lê Thị Thanh Xuân, Tỉnh ủy viên, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Ông Hà Ngọc Đào, nguyên Trưởng Tiểu ban Giáo dục Đắk Lắk thời kỳ chống Mỹ, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh; Ông Phạm Đăng Khoa, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh và các ông (bà) đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Hội Khuyến học và Hội Cựu giáo chức huyện Krông Bông, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ xã Cư Pui. Ảnh: Thái Anh

Trường THPT huyện Krông Bông, Trường THCS và Tiểu học thuộc xã Cư Pui và 35 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Cư Pui được nhận học bổng và quà nhân dịp này. Ảnh: Thái Anh

Trường THPT huyện Krông Bông, Trường THCS và Tiểu học thuộc xã Cư Pui và 35 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Cư Pui được nhận học bổng và quà nhân dịp này. Ảnh: Thái Anh

Bài phát biểu của ông Hà Ngọc Đào (84 tuổi), Nhà giáo lão thành, có mặt tại chiến trường Đắk Lắk từ năm 1965 cho đến kháng chiến thắng lợi, và có đóng to lớn cho công cuộc xây dựng nền móng giáo dục cách mạng từ căn cứ kháng chiến, đã tạo nhiều cảm xúc sâu sắc với bao thế hệ hôm nay.

Ông nói: Ngành giáo dục là ngành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng tỉnh. Trong 10 năm kháng chiến, Ban Giáo dục tuy ít cán bộ, giáo viên nhưng đã nỗ lực vượt bậc xây dựng được phong trào xóa mù chữ và phát triển tiểu học cho đồng bào các dân tộc các xã căn cứ, xã được giải phóng ở H1, H3 – 7, H10, H9, H5 (tên bí mật các huyện)…

Ban đã xây dựng được mạng lưới quản lý giáo dục ở các huyện kể trên, đồng thời xây dựng được trường bổ túc công nông của tỉnh, xây dựng trường sư phạm sơ cấp tỉnh, xây dựng trường nội trú nuôi dạy con em mồ côi, con em những gia đình liệt sĩ trong tỉnh.

Ban Giáo dục còn chỉ đạo viết và in tài liệu tiếng Êđê, M'Nông dạy cho đồng bào vùng giải phóng và các chiến sĩ quân giải phóng người dân tộc thiểu số trong tỉnh (chiến sĩ an ninh, quân sự tỉnh – huyện và đội công tác vũ trang của tỉnh - huyện).

Ban Giáo dục tỉnh trong kháng chiến đã có: 4 liệt sĩ được vinh danh ghi khắc tên ở Đồi 81 nghĩa trang Liệt sĩ Giáo dục toàn miền Nam ở tỉnh Tây Ninh và hàng chục thương binh các hạng. Trước ngày được giải phóng, ngành giáo dục Đắk Lắk đã được Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhì.

Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, là sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ nhà giáo, các bậc lão thành cách mạng, đồng bào các dân tộc Đắk Lắk mấy chục năm tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng quê hương đất nước.

Ba thế hệ nhà giáo (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Ngọc Đào, Phạm Đăng Khoa và Giám đốc Sở GDĐT – Tiến sĩ Lê Thị Thanh Xuân cùng các em học sinh xã Cư Pui bên Bia Tiểu ban Giáo dục, nơi đã từng đóng quân của cơ quan giáo dục tỉnh thời kháng chiến khói lửa. Ảnh: Thái Anh

Ba thế hệ nhà giáo (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Ngọc Đào, Phạm Đăng Khoa và Giám đốc Sở GDĐT – Tiến sĩ Lê Thị Thanh Xuân cùng các em học sinh xã Cư Pui bên Bia Tiểu ban Giáo dục, nơi đã từng đóng quân của cơ quan giáo dục tỉnh thời kháng chiến khói lửa. Ảnh: Thái Anh

Nhân dịp này, Hội Khuyến học tỉnh Đắk Lắk, huyện Krông Bông, gia đình nhà giáo Hà Ngọc Đào và các nhà tài trợ tặng 20 suất học bổng, mỗi suất 500.000 đồng (10 triệu đồng) và 35 phần quà (gồm 350 tập vở). Hội Khuyến học huyện Krông Bông tặng 15 suất học bổng mỗi suất 300.000 đồng cho các em học sinh Trung học cơ sở và Tiểu học có hoàn cảnh khó khăn của xã Cư Pui.

Đại đức Thích Minh Đăng, đại diện Chùa Hoa Nghiêm ở Cư M'gar ủng hộ các em ba lô nhiều phần quà khác. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tặng 3 gói học bổng cho 3 trường (Tiểu học Cư Pui 1, Trung học cơ sở Cư Pui, Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo), mỗi gói 5.000.000 đồng. Tổng chi phí tài trợ nhân dịp này cho học sinh khó khăn là gần 40.000.000 đồng.

Bia Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965-1975 không thể nói hết toàn bộ sự hy sinh của đồng bào, của các anh hùng, liệt sĩ.

Nhưng tấm bia hiện diện đã khẳng định Di tích Lịch sử - Di tích Cách mạng để giáo dục thanh niên, học sinh "uổng nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" nâng cao nhận thức về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, cho các thế hệ thanh - thiếu niên và cũng đóng góp vào chương trình "Du lịch về nguồn", "đi tìm địa chỉ đỏ" của thanh – thiếu nhi nhà trường, giúp các thế hệ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Trần Thái Anh, Hội Khuyến học tỉnh Đắk Lắk

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/tri-an-the-he-nha-giao-chien-si-gop-phan-dau-tranh-thong-nhat-dat-nuoc-179250426163021938.htm