Trĩ cấp, độ 1 và 2 - Có thể điều trị hiệu quả nhanh, dứt điểm bằng thuốc thảo dược

Trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Theo thống kê có tới khoảng 50-60% người trưởng thành đang gặp phải tình trạng này. Một tin vui cho người bệnh đó là hiện nay trĩ cấp, độ 1 và 2 có thể điều trị hiệu quả nhanh, dứt điểm bằng thuốc thảo dược.

Hiểu rõ về trĩ cấp, độ 1 và 2

Bệnh trĩ xuất hiện do các tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn sưng lên hoặc giãn ra, làm cho máu đọng lại. Từ đó, các tĩnh mạch bắt đầu mở rộng, giãn ra và chèn ép vào màng xung quanh mô trực tràng và hậu môn. Kết quả gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Trĩ gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh (Ảnh minh họa)

Trĩ gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh (Ảnh minh họa)

Trĩ được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng phần lớn người bệnh gặp phải tình trạng trĩ cấp, độ 1 và 2. Trong đó:

Trĩ cấp

Trĩ cấp thường xuất hiện với 3 dấu hiệu rất rõ rệt, thường gặp đó là: Chảy máu khi đi đại tiện (có thể máu đỏ tươi hoặc dây máu lẫn trong chất thải), đau, sưng, ngứa hậu môn và khi nặng hơn còn có thể kèm theo sa búi trĩ. Những triệu chứng này thường rõ rệt, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Trĩ độ 1

Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ. Các búi trĩ có kích thước vừa phải nằm hoàn toàn bên trong hậu môn và không bị sa ra ngoài. Những triệu chứng bệnh không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn và khiến người mắc chủ quan dẫn tới bệnh tiến triển lên các giai đoạn tiếp theo.

Trĩ độ 2

Búi trĩ bắt đầu phát triển về kích thước do hệ thống tĩnh mạch bị gấp khúc, căng phình lên. Lúc này, các búi trĩ thường mềm, có màu hồng, không gây đau. Khi đi vệ sinh các búi trĩ có thể lòi ra nhưng vẫn có khả năng tự co hồi lại.

Ở độ 2, búi trĩ có thể lòi ra và tự co hồi lại sau khi đi vệ sinh (Ảnh minh họa)

Ở độ 2, búi trĩ có thể lòi ra và tự co hồi lại sau khi đi vệ sinh (Ảnh minh họa)

Nếu như trĩ cấp xuất hiện với những triệu chứng hết sức rõ ràng thì trĩ độ 1 và 2 lại âm thầm xuất hiện với những dấu hiệu dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung đó là sự hình thành của búi trĩ do giãn nở của tĩnh mạch, chèn ép cơ hậu môn và nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng dần lên, thậm chí phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

Bài thuốc điều trị trĩ được đánh giá hiệu quả

Theo y học cổ truyền, trĩ hình thành do sự hư yếu của tỳ vị dưới tác động của các yếu tố ngoại tà. Cụ thể các yếu tố ngoại tà như: Phong, nhiệt, táo, thấp,... hay nội tà do chế độ ăn uống kém khoa học, tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ,... sẽ gây tổn thương tràng vị, giảm lưu thông khí huyết, kinh lạc ứ trệ. Từ đó, khiến huyết dịch tại tĩnh mạch đại tràng ứ tắc và hình thành búi trĩ.

Để điều trị căn bệnh này, hiện nay phần lớn các phương pháp đều chỉ tập trung vào cải thiện các triệu chứng như chảy máu, ngứa ngáy, co búi trĩ,... mà không có tác động được vào nguyên nhân cốt lõi bên trong, chức năng tỳ, vị không được cải thiện. Do đó, hiệu quả điều trị thường không bền vững. Trong y học cổ truyền có bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm của gia đình PGS Mai Tất Tố trường ĐH Dược Hà Nội được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện bệnh trĩ khi tác động cả vào nguyên nhân sâu xa và triệu chứng của căn bệnh này.

Bổ trung ích khí thang gia giảm điều trị trĩ cấp, độ 1, 2 hiệu quả (Ảnh minh họa)

Bổ trung ích khí thang gia giảm điều trị trĩ cấp, độ 1, 2 hiệu quả (Ảnh minh họa)

Trong bài thuốc bao gồm nhiều loại vị dược liệu kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh trĩ:

- Bồi bổ tỳ vị, điều trị nguyên nhân: Bạch truật có tác dụng bổ dương khí của vị. Trong khi đó, hoàng kỳ và đẳng sâm có tác dụng bổ tỳ kiêm bổ phế. Cam thảo có tác dụng ôn trung và điều hòa các vị thuốc giúp các thảo dược này có thể phát huy tốt hoạt tính của mình.

- Co búi trĩ, co mạch máu: Các dược liệu như hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ phối hợp với nhau tạo nên tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức. Qua đó, giúp giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu do trĩ gây ra.

- Cầm máu và bổ máu: Trong những trường hợp bị chảy máu do trĩ thì hai vị thuốc liên tử có tác dụng cầm máu và đương quy có tác dụng bổ huyết sẽ giúp cải thiện tốt triệu chứng này cũng như hồi phục sức khỏe cho người bệnh.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tri-cap-do-1-va-2-co-the-dieu-tri-hieu-qua-nhanh-dut-diem-bang-thuoc-thao-duoc-n193991.html