Triết lý thâm thúy ẩn sau kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội

Chùa Một Cột chính là đài sen trong hình dạng một ngôi chùa. Hình ảnh này tôn lên một vẻ đẹp triết lý sâu xa về bản chất giác ngộ ẩn tàng trong mỗi cuộc đời chúng sinh...

Tọa lạc ở trung tâm quận Ba Đình, cạnh quảng trường Ba Đình lịch sử, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Tọa lạc ở trung tâm quận Ba Đình, cạnh quảng trường Ba Đình lịch sử, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Ngôi chùa này nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Phía sau công trình đặc biệt này là những hàm ý sâu xa, được lý giải trong bài viết "Chùa Một Cột - giai thoại và triết học" năm 2005.

Ngôi chùa này nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Phía sau công trình đặc biệt này là những hàm ý sâu xa, được lý giải trong bài viết "Chùa Một Cột - giai thoại và triết học" năm 2005.

Chuyện bắt đầu từ một truyền thuyết dân gian, theo đó, vào năm 1049, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen.

Chuyện bắt đầu từ một truyền thuyết dân gian, theo đó, vào năm 1049, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen.

Như vây, chùa Một Cột chính là đài sen trong hình dạng một ngôi chùa. Khi nói về “đài sen” thì quan niệm biểu trưng tinh thần bất nhiễm của Phật giáo được bộc lộ rõ nét. Chùa như một đóa sen tinh thần vĩ đại mọc lên giữa hồ Linh Chiểu và được một hồ sen tạo hóa bao trùm lấy nó.

Như vây, chùa Một Cột chính là đài sen trong hình dạng một ngôi chùa. Khi nói về “đài sen” thì quan niệm biểu trưng tinh thần bất nhiễm của Phật giáo được bộc lộ rõ nét. Chùa như một đóa sen tinh thần vĩ đại mọc lên giữa hồ Linh Chiểu và được một hồ sen tạo hóa bao trùm lấy nó.

Hình ảnh này tôn lên một vẻ đẹp triết lý sâu xa về bản chất giác ngộ ẩn tàng trong mỗi cuộc đời chúng sinh. Tuy rằng giữa cuộc đời, chúng ta thấy có tính cá biệt của người này người nọ, nhưng tinh thần Pháp vũ vô phân biệt của Phật giáo như một đóa sen bất nhiễm.

Hình ảnh này tôn lên một vẻ đẹp triết lý sâu xa về bản chất giác ngộ ẩn tàng trong mỗi cuộc đời chúng sinh. Tuy rằng giữa cuộc đời, chúng ta thấy có tính cá biệt của người này người nọ, nhưng tinh thần Pháp vũ vô phân biệt của Phật giáo như một đóa sen bất nhiễm.

Đóa sen thần thiêng ấy luôn tỏa hương thơm ngát, mang đến sự giải thoát cho chúng sinh và cứu vớt chúng sinh bằng tấm lòng bao dung, độ lượng không phân biệt sang hèn.

Đóa sen thần thiêng ấy luôn tỏa hương thơm ngát, mang đến sự giải thoát cho chúng sinh và cứu vớt chúng sinh bằng tấm lòng bao dung, độ lượng không phân biệt sang hèn.

Về phương diện đạo đức học thì dân tộc ViệtNam đã tiếp biến một phần giáo lý căn bản của Phật giáo thành nét tư duy đặc thù của mình. Do vậy, hình ảnh hoa sen lúc mới nở đã có “quả”, có “nhân” (nhân quả đồng thời), vốn là giáo lý nhân quả Phật giáo mà cũng là kiến thức dân gian của mọi người Việt.

Về phương diện đạo đức học thì dân tộc ViệtNam đã tiếp biến một phần giáo lý căn bản của Phật giáo thành nét tư duy đặc thù của mình. Do vậy, hình ảnh hoa sen lúc mới nở đã có “quả”, có “nhân” (nhân quả đồng thời), vốn là giáo lý nhân quả Phật giáo mà cũng là kiến thức dân gian của mọi người Việt.

Và hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, biểu trưng tinh thần cao đẹp về đạo lý truyền thống rằng, làm con người sống giữa trần gian, sống trong lao khó nhưng hãy luôn giữ tâm hồn mình trong sạch như hoa sen chẳng nhuốm mùi tục lụy: “Trong đầm gì đẹp bằng sen...”.

Và hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, biểu trưng tinh thần cao đẹp về đạo lý truyền thống rằng, làm con người sống giữa trần gian, sống trong lao khó nhưng hãy luôn giữ tâm hồn mình trong sạch như hoa sen chẳng nhuốm mùi tục lụy: “Trong đầm gì đẹp bằng sen...”.

Bên cạnh ý nghĩa Phật giáo và đạo lý truyền thống, kiến trúc chùa Một Cột còn mang dấu ấn của triết lý âm dương trong triết học Phương Đông, thể hiện ở hồ nước vòng ngoài hình vuông (tượng trưng cho âm ) và cột hình tròn (tượng trưng cho dương).

Bên cạnh ý nghĩa Phật giáo và đạo lý truyền thống, kiến trúc chùa Một Cột còn mang dấu ấn của triết lý âm dương trong triết học Phương Đông, thể hiện ở hồ nước vòng ngoài hình vuông (tượng trưng cho âm ) và cột hình tròn (tượng trưng cho dương).

Hai yếu tố âm – dương này hoán chuyển cho nhau mà Kinh Dịch gọi “dịch là giao dịch”, bao gồm các tính chất: “trong dương có âm, trong âm có dương; âm thịnh dương suy, dương thịnh thì âm suy”. Đó chính là quy luật tuần hoàn tương khắc, tương sinh của vũ trụ...

Hai yếu tố âm – dương này hoán chuyển cho nhau mà Kinh Dịch gọi “dịch là giao dịch”, bao gồm các tính chất: “trong dương có âm, trong âm có dương; âm thịnh dương suy, dương thịnh thì âm suy”. Đó chính là quy luật tuần hoàn tương khắc, tương sinh của vũ trụ...

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/triet-ly-tham-thuy-an-sau-kien-truc-chua-mot-cot-o-ha-noi-1961257.html