Triều cường đạt đỉnh, nhiều tuyến đường ở TP.HCM bị ngập

Chiều 20-9, một số khu vực ở TP.HCM xuất hiện triều cường đạt đỉnh, nhiều tuyến đường ngập nước, người dân vất vả lưu thông.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong 24 giờ qua, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai tiếp tục lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng Tám (âm lịch) và mức cao. Mực nước đạt đỉnh trong ngày 20-9 ở mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu ở cấp độ 2.

Cụ thể, tại trạm Phú An, Nhà Bè ở mức 1,60-1,65m (xấp xỉ hoặc cao hơn báo động III 0,05m), thời gian xuất hiện 17-18 giờ; trạm Thủ Dầu Một (sông Sài Gòn) ở mức 1,65-1,70m (cao hơn báo động III 0,05-0,10m); trạm Biên Hòa (sông Đồng Nai) ở mức 2,00-2,05m (xấp xỉ hoặc trên báo động II 0,05m).

Dự báo đến ngày 21 và 22-9 mực nước sẽ xuống chậm, đỉnh triều cao trên báo động I duy trì hết ngày 23-9.

Mực nước đỉnh triều ở mức cao có khả năng gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp và ven sông và ảnh hưởng đến giao thông, các hoạt động đời sống, kinh tế - xã hội trên khu vực TP.HCM.

Một vài tuyến đường tại TP.HCM có thể bị ngập như: đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình, Lê Văn Lương, Quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu (tập trung nhiều tại quận 7 và huyện Nhà Bè).

 Từ khoảng 17 giờ ngày 20-9, nhiều khu vực ở TP.HCM đã bắt đầu ngập do triều cường dâng cao.

Từ khoảng 17 giờ ngày 20-9, nhiều khu vực ở TP.HCM đã bắt đầu ngập do triều cường dâng cao.

 Đơn cử như đường Trần Xuân Soạn (quận 7), khu vực bờ kè Thanh Đa (quận Bình Thạnh).

Đơn cử như đường Trần Xuân Soạn (quận 7), khu vực bờ kè Thanh Đa (quận Bình Thạnh).

 Cũng trong ngày 20-9, nhiều khu vực ở TP.HCM tiếp tục xuất hiện cơn mưa lớn khiến tình trạng ngập úng gia tăng.

Cũng trong ngày 20-9, nhiều khu vực ở TP.HCM tiếp tục xuất hiện cơn mưa lớn khiến tình trạng ngập úng gia tăng.

 Người dân vất vả di chuyển qua đoạn đường ngập nước.

Người dân vất vả di chuyển qua đoạn đường ngập nước.

 Đến khoảng 17 giờ 30, nhiều đoạn đường Trần Xuân Soạn nước ngập gần hết bánh xe.

Đến khoảng 17 giờ 30, nhiều đoạn đường Trần Xuân Soạn nước ngập gần hết bánh xe.

 Nhiều phương tiện lưu thông chết máy do di chuyển qua điểm ngập nặng, phải dẫn bộ.

Nhiều phương tiện lưu thông chết máy do di chuyển qua điểm ngập nặng, phải dẫn bộ.

 Triều cường dâng cao vào giờ tan tầm khiến giao thông hỗn loạn, nhiều khu vực ùn ứ do mật độ phương tiện lưu thông cao.

Triều cường dâng cao vào giờ tan tầm khiến giao thông hỗn loạn, nhiều khu vực ùn ứ do mật độ phương tiện lưu thông cao.

 Một chiếc xe đạp bị sóng đánh ngã khi đậu trên vỉa hè.

Một chiếc xe đạp bị sóng đánh ngã khi đậu trên vỉa hè.

 Nhiều hộ dân, hàng quán kinh doanh phải kê đồ đạc lên cao vì đường ngập nước, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt.

Nhiều hộ dân, hàng quán kinh doanh phải kê đồ đạc lên cao vì đường ngập nước, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt.

 Các hàng quán kinh doanh ế ẩm trong ngày triều cường dâng cao.

Các hàng quán kinh doanh ế ẩm trong ngày triều cường dâng cao.

 Ông Đặng Thành An, người dân sống trên đường Trần Xuân Soạn cho biết: "Sinh sống hơn 30 năm trên tuyến đường này, tôi đã quen với việc đường ngập nước mỗi tháng. Người dân ở đây cũng chủ động xây bậc thềm cao, nâng nền để sống chung với ngập. Chỉ có điều các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn, nhiều người tay lái không vững rất dễ té ngã".

Ông Đặng Thành An, người dân sống trên đường Trần Xuân Soạn cho biết: "Sinh sống hơn 30 năm trên tuyến đường này, tôi đã quen với việc đường ngập nước mỗi tháng. Người dân ở đây cũng chủ động xây bậc thềm cao, nâng nền để sống chung với ngập. Chỉ có điều các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn, nhiều người tay lái không vững rất dễ té ngã".

 Mỗi khi có xe container, xe tải chạy ngang tạo thành những đợt sóng tràn vào nhà, các phương tiện lưu thông cũng bị ảnh hưởng.

Mỗi khi có xe container, xe tải chạy ngang tạo thành những đợt sóng tràn vào nhà, các phương tiện lưu thông cũng bị ảnh hưởng.

 Càng về tối, nước càng dâng cao, đường ngập nước sâu hơn khiến các phương tiện vất vả lưu thông.

Càng về tối, nước càng dâng cao, đường ngập nước sâu hơn khiến các phương tiện vất vả lưu thông.

 Tương tự, tại khu vực bờ kè Thanh Đa (quận Bình Thạnh) triều cường dâng cao khiến khu vực ngập úng.

Tương tự, tại khu vực bờ kè Thanh Đa (quận Bình Thạnh) triều cường dâng cao khiến khu vực ngập úng.

 Từ 18 giờ, nước sông Sài Gòn bắt đầu dâng cao do mưa và triều cường. Nước từ sông tràn vào khiến đường ngập nước, người dân phải kê đồ đạc lên cao.

Từ 18 giờ, nước sông Sài Gòn bắt đầu dâng cao do mưa và triều cường. Nước từ sông tràn vào khiến đường ngập nước, người dân phải kê đồ đạc lên cao.

 Các tuyến hẻm nằm trong khu vực bờ kè sụt lún cũng bị ngập.

Các tuyến hẻm nằm trong khu vực bờ kè sụt lún cũng bị ngập.

 Tại khu vực trạm bơm cầu Kinh (Thanh Đa), mực nước sông Sài Gòn ghi nhận chiều 20-9 đạt gần 1.6m.

Tại khu vực trạm bơm cầu Kinh (Thanh Đa), mực nước sông Sài Gòn ghi nhận chiều 20-9 đạt gần 1.6m.

NHƯ NGỌC - HỒNG THẮM

Nguồn PLO: https://plo.vn/trieu-cuong-dat-dinh-nhieu-tuyen-duong-o-tphcm-bi-ngap-post811118.html