Trở lại đường đua sau dịch: Biết 7 cách này, bạn sẽ lấy lại đà nhanh và ít mất sức hơn!

Liệu có được như trước kia? Liệu mình có làm được không? Nếu là từ từ như vầy biết đến chừng nào mới nên cơm cháo?

Sau một thời gian gián đoạn mọi thứ vì tránh dịch, không ít thì nhiều chúng ta cũng bị mất đà. Việc tìm cách thoải mái khi làm ít hơn đã khiến chúng ta thích nghi với cường độ làm việc thấp. Cho nên khi cần tăng tốc trở lại sẽ chới với và có cảm giác trì trệ. Nhưng nếu biết cách điều hướng nguồn lực thì không cần tốn sức mà hiệu quả lại cao. Trái lại, nếu quá dồn ép bản thân sẽ gây nên thất vọng, chán nản dẫn đến bỏ cuộc. Cho nên vừa thong thả mà lại tiến bộ thượng sách hơn nhiều.

Không ảo tưởng dời sông lấp bể

Khi đã trở lại đường đua, dù là làm ăn kinh doanh hay đi học đi làm, bạn đều mong muốn nó phải phát triển tốt như chưa từng dừng lại. Nhưng xung quanh mọi thứ đều trống hoác. Mọi lịch trình đều gấp gáp, những trợ lực thoải mái xung quanh cũng thưa thớt. Bạn không thể dùng đũa phép thay đổi những điều này. Điều duy nhất có thể tập trung lả nỗ lực và sự siêng năng của bản thân mỗi ngày một chút một mà khoan nhìn vào kết quả mà mình kỳ vọng đạt được. Chỉ hoàn thành từng ngày thôi!

Người kiên nhẫn rất thực tế về những gì bản thân có sức để thay đổi.

Người kiên nhẫn rất thực tế về những gì bản thân có sức để thay đổi.

Không thể thay đổi tác động lên mọi thứ, nên hãy tập trung năng lượng và nguồn lực vào những thứ có thể kiểm soát được.

Lập ra một lộ trình buổi sáng

Lập ra mục tiêu mỗi ngày chứ đừng dài hơn. Nhìn vào danh sách những điều thật sự bắt buộc hoàn thành trong ngày, nó không qua 5 gạch đầu dòng đâu. Sẽ ổn hơn khi thức dậy và biết hôm nay bạn muốn gì. Sau đó hãy chăm sóc bản thân theo sở thích dù thời gian eo hẹp 10 hay 15 phút cũng tự thưởng mình thứ gì đó mình thích như món ăn sáng ngon hay đọc cái gì đó hay hay để tạo hứng khởi đầu ngày. Điều này rất quan trọng vì bạn sẽ có sức chạy cho cả ngày.

Tận hưởng buổi sáng rất quan trọng, dù là 10 hay 15 phút thôi!

Tận hưởng buổi sáng rất quan trọng, dù là 10 hay 15 phút thôi!

Học cách hài lòng với hiện trạng khác với lười biếng không làm gì cả

Dù cho bạn nghĩ tương lai sẽ tốt hơn, bạn cho rằng mình sẽ còn hơn thế này hoặc mơ ước của bạn hơn những gì đang có thì bạn cũng cần học cách thoải mái với “phần chia” hiện tại cuộc sống dành cho bạn. Nghĩa là thay vì cảm thấy xui rủi thì bạn cần học cách trân trọng và biết ơn những gì đang có, những gì còn lại sau mất mát việc thất thoát không tránh khỏi. Rồi từ mức này muốn có thêm điều gì thì phải bỏ sức ra và đánh đổi để được thứ đó. Ai cũng muốn tiến lên, cũng muốn phát triển nhưng hãy coi chừng mong muốn biến tướng thành tham lam vô lý. Nôn nóng gấp gáp như vậy sẽ dễ dẫn đến thất vọng, chán nản và muốn bỏ cuộc.

Giảm lại để tăng lên. Giảm lại một cách chủ động có đánh giá.

Danh sách lẽ ra bạn muốn làm sẽ rất dài nếu không phải dừng lại trước đó. Nhưng trong đó sẽ có những điều ít quan trọng hơn. Hành động loại bỏ bớt những điểm không mấy quan trọng làm bạn có thêm thời gian, tiền bạc và năng lượng để tập trung vào những điều thực sự quan trọng với bạn. Làm điều này một cách có chiến lược, chủ động suy nghĩ và đưa ra lựa chọn không hề là mất mát bớt đi, trái lại, những hoa trái bạn được nhận lại từ sự loại bỏ có suy nghĩ cân nhắc sẽ hoàn toàn xứng đáng.

Loại bỏ có chủ động suy nghĩ không hề là mất mát bớt đi

Loại bỏ có chủ động suy nghĩ không hề là mất mát bớt đi

Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ!

Nếu bạn gặp vấn đề với việc gạch bỏ bớt việc trong danh sách, hãy phân chia ra 4 loại danh sách:

1. Việc quan trọng và gấp.

2. Việc quan trọng nhưng không gấp.

3. Việc gấp nhưng không quan trọng.

4. Việc không gấp cũng không quan trọng.

Mục số 3 nếu có thể giao phó hoặc nhờ ai làm thay được thì nên giao người khác. Và gạch bỏ hoàn toàn danh sách số 4.

Kêu gọi sự giúp đỡ nếu cần thiết

Luôn có những thời điểm bạn cảm thấy bị cạn kiệt nguồn lực và phải dựa vào ai đó để tiếp tục. Nhờ người khác một cách có chủ đích, có mục đích và đã suy xét khác với sự yếu đuối dựa dẫm hay lười biếng. Một đằng là có xác định mục tiêu trước, một đằng là đột nhiên tùy hứng tùy cảm xúc, khác nhau hoàn toàn đấy!

Kêu gọi giúp đỡ có chiến lược khác với ỷ lại hay lười biếng

Kêu gọi giúp đỡ có chiến lược khác với ỷ lại hay lười biếng

Quản lý sự mong đợi, kỳ vọng của bản thân.

Không phải loại bỏ, mà là quản lý nhé! Bạn có khuynh hướng mong cầu rất cao, và không thực tế. Nếu khoảng cách quá lớn giữa những gì bạn mơ, những gì bạn muốn so với thực tại sẽ dẫn đến lo lắng, thất vọng và mất cân bằng. Bạn có thể có ước mơ, hi vọng và niềm tin. Nhưng nên hợp lý một chút. Nghĩa là "Muốn quá nhiều cũng được luôn!", nhưng nếu vậy thì phải chấp nhận mất thời gian để đạt được. Muốn nhiều mà muốn liền là ảo tưởng. Nên nhưng chia nhỏ hành trình ra, từng ngày, từng tuần, từng tháng sẽ có mức kỳ vọng nhỏ hơn tương ứng, hoàn thành từng cột mốc như vậy.

Trong quá trình làm tất cả những điều này, nỗi sợ sẽ kéo đến: Liệu có được như trước kia? Liệu mình có làm được không? Nếu là từ từ như vầy biết đến chừng nào mới nên cơm cháo?

Nghĩa là chúng ta đoán trước một kịch bản tồi tệ dù đã cố gắng. Bạn nghĩ bạn đoán đúng không? Không ai đoán được tương lai theo kiểu đó cả nên đừng bi quan. Bởi vì trong khi chúng ta làm chuyện mình phải làm, những cơ hội sẽ đến. Và nỗ lực của bạn được “bỏ ống” đều đặn như vậy sẽ có ngày sinh lãi cấp số nhân y như quy luật đầu tư vậy đó!

Lam Lam

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/hht-doi-song/tro-lai-duong-dua-sau-dich-biet-7-cach-nay-ban-se-lay-lai-da-nhanh-va-it-mat-suc-hon-1656272.tpo