Tròn mắt ngạc nhiên những hành vi 'rất con người' của động vật

Các loài động vật đôi khi thể hiện những hành vi rất giống con người, khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về trí tuệ của chúng.

1. Lòng thương cảm: Động vật có khả năng thể hiện lòng thương cảm giống con người. Chó có thể ngáp lây lan từ người, chuột nhăn nhó khi thấy đồng loại đau đớn, và các loài linh trưởng như vượn bonobo cũng có hành vi tương tự.

1. Lòng thương cảm: Động vật có khả năng thể hiện lòng thương cảm giống con người. Chó có thể ngáp lây lan từ người, chuột nhăn nhó khi thấy đồng loại đau đớn, và các loài linh trưởng như vượn bonobo cũng có hành vi tương tự.

2. Hài hước: Động vật có thể thể hiện sự hài hước và vui đùa. Chuột tạo ra tiếng rúc khi được cù trêu, tương tự như tiếng cười ở con người. Tinh tinh cũng biết chơi đùa và có thể chọc cười đồng loại.

2. Hài hước: Động vật có thể thể hiện sự hài hước và vui đùa. Chuột tạo ra tiếng rúc khi được cù trêu, tương tự như tiếng cười ở con người. Tinh tinh cũng biết chơi đùa và có thể chọc cười đồng loại.

3. Thù dai, nhớ lâu: Quạ có trí nhớ rất tốt, chúng có thể nhận diện và nhớ mặt kẻ thù để trả đũa. Các nhà khoa học nhận thấy quạ tấn công những người đã từng bắt chúng ngay cả khi những người này đeo mặt nạ.

3. Thù dai, nhớ lâu: Quạ có trí nhớ rất tốt, chúng có thể nhận diện và nhớ mặt kẻ thù để trả đũa. Các nhà khoa học nhận thấy quạ tấn công những người đã từng bắt chúng ngay cả khi những người này đeo mặt nạ.

4. Chung thủy “một vợ một chồng”: Một số loài động vật, như chuột thảo nguyên và hạc xám, duy trì quan hệ một vợ một chồng và chia sẻ trách nhiệm nuôi con.

4. Chung thủy “một vợ một chồng”: Một số loài động vật, như chuột thảo nguyên và hạc xám, duy trì quan hệ một vợ một chồng và chia sẻ trách nhiệm nuôi con.

5. Quan hệ đồng giới: Nhiều loài động vật có hành vi đồng tính. Chim hải âu là một ví dụ, khi có tới 1/3 số cá thể cái trong đàn có quan hệ đồng tính, cùng nhau xây dựng tổ và chăm sóc con non.

5. Quan hệ đồng giới: Nhiều loài động vật có hành vi đồng tính. Chim hải âu là một ví dụ, khi có tới 1/3 số cá thể cái trong đàn có quan hệ đồng tính, cùng nhau xây dựng tổ và chăm sóc con non.

6. Để tang đồng loại: Tinh tinh và cáo có những hành vi tương tự con người khi chứng kiến cái chết của đồng loại. Tinh tinh kêu gào, nghiến răng, và trằn trọc mất ngủ. Cáo thì sủa một mình và di chuyển chậm hơn sau khi mất một con trong đàn.

6. Để tang đồng loại: Tinh tinh và cáo có những hành vi tương tự con người khi chứng kiến cái chết của đồng loại. Tinh tinh kêu gào, nghiến răng, và trằn trọc mất ngủ. Cáo thì sủa một mình và di chuyển chậm hơn sau khi mất một con trong đàn.

7. “Ngại khó, ngại khổ”: Chim bồ câu có khuynh hướng trì hoãn công việc khó khăn, ngay cả khi điều đó khiến chúng phải thực hiện những thứ còn khó hơn.

7. “Ngại khó, ngại khổ”: Chim bồ câu có khuynh hướng trì hoãn công việc khó khăn, ngay cả khi điều đó khiến chúng phải thực hiện những thứ còn khó hơn.

8. Tự kiểm soát: Tinh tinh và chó có khả năng kiềm chế trước cám dỗ. Tinh tinh có thể không vội vàng lấy kẹo ngọt và dùng đồ chơi hoặc tranh ảnh để mất tập trung vào những cám dỗ.

8. Tự kiểm soát: Tinh tinh và chó có khả năng kiềm chế trước cám dỗ. Tinh tinh có thể không vội vàng lấy kẹo ngọt và dùng đồ chơi hoặc tranh ảnh để mất tập trung vào những cám dỗ.

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài vật duy nhất khiến Trái đất rung chuyển mỗi lần "ân ái".

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tron-mat-ngac-nhien-nhung-hanh-vi-rat-con-nguoi-cua-dong-vat-1995135.html