Trong Tây Du Ký, tại sao Tôn Ngộ Không tìm Bồ Tát chứ không phải Ngọc Hoàng khi gặp nạn?
Các fan Tây Du Ký hẳn nhận ra số lần Tôn Ngộ Không đi cầu cứu Quan Âm Bồ Tát nhiều hơn hẳn các vị thần tiên khác, lý do thật sự là gì?
Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc và là tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên về thần và ác quỷ ở Trung Quốc cổ đại. Khi được chuyển thể thành phim truyền hình, tác phẩm trở thành một tượng đài trong lòng khán giả.
Nếu là fan của Tây Du Ký, bạn hẳn còn nhớ khi Tôn Ngộ Không gặp yêu quái gấu đen, quật ngã cây nhân sâm hay gặp Hồng Hài Nhi, anh đều đến nhờ Quan Thế Âm giúp đỡ. Gặp Linh Cảm Đại Vương, Tôn Ngộ Không giả..., đại thánh cũng không quên mời Quan Thế Âm Bồ Tát trong thời gian này.
Trước đây, Tôn Ngộ Không sau khi học Bồ Đề Tổ Sư trở về thì trở nên trở nên mạnh mẽ và thông minh hơn, nhưng vì tính cách bất kham và liều lĩnh mà đã làm loạn cõi trời. Lúc Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, hắn đã có biểu hiện rất xuất sắc, 10 vạn thiên binh thiên tướng cũng không thể làm gì được. Sau này, chính Phật Tổ Như Lai ra tay xử lý, nhốt Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm.
500 năm sau, Tôn Ngộ Không được Quan Thế Âm Bồ Tát giác ngộ, sẵn sàng đi theo bảo vệ Đường Tăng, theo ngài sang Tây Thiên thỉnh kinh. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là Tôn Ngộ Không từng làm loạn cõi trời gần như không có đối thủ, nhưng trên đường thỉnh kinh, mỗi khi gặp yêu quái có gốc gác, có pháp bảo thì đều trở nên bất lực, không dễ dàng hàng yêu phục quái. Trong nhiều trường hợp, Tôn Ngộ Không phải nhờ cứu viện. Và số lần đại thánh tìm đến Quan Thế Âm Bồ Tát để xin giúp đỡ là nhiều nhất.
Vậy trong Tây Du Ký, khi Tôn Ngộ Không gặp khó khăn, tại sao luôn cầu xin Quan Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ?
Lý do Tôn Ngộ Không thường xuyên tìm đến Quan Thế Âm là vì người là một thành viên quan trọng trong đội ngũ thỉnh kinh, mặc dù chỉ làm việc ở hậu trường, nhưng cũng là một trong những người lãnh đạo thực sự.
Đầu tiên, Đường Tăng là người đi thỉnh kinh được Phật Tổ Như Lai và Quan Thế Âm Bồ Tát chọn. Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đều đã từng mắc lỗi nhưng được Quan Thế Âm khai sáng. Điều này có nghĩa là đội ngũ thỉnh kinh được hình thành dưới sự thúc đẩy của Bồ Tát. Nói cách khác, mặc dù Đường Tăng là trưởng nhóm đi thỉnh kinh, nhưng Quan Thế Âm mới là một trong những lãnh đạo thực sự.
Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng giống như những người đi làm thuê, khi gặp khó khăn, tự nhiên họ sẽ tìm đến người lãnh đạo để xin giúp đỡ.
Thứ hai, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đi theo Đường Tăng để thỉnh kinh là do được Quan Thế Âm khai sáng, cũng có thể hiểu là do Ngài yêu cầu. Vì vậy, khi họ gặp khó khăn, việc tìm đến Ngài khi khó khăn là điều bình thường. Dù sao trong lòng họ, Quan Âm Bồ Tát chính là chỗ dựa.
Hơn nữa, chính Quan Thế Âm từng nói rằng trên đường thỉnh kinh mà gặp khó khăn, họ không chỉ có thể kêu trời, kêu đất mà còn có thể đếm tìm Ngài bất cứ lúc nào.
Cuối cùng, Tôn Ngộ Không theo Đường Tăng thực sự là do Quan Thế Âm truyền cảm hứng. Đáng tiếc Tôn Ngộ Không có năng lực cao cường, tính cách ngang ngạnh, khi ở cùng Đường Tăng lâu ngày không chịu nổi những lời càm ràm của sư phụ nên đã bỏ đi. Tôn Ngộ Không muốn đi, Đường Tăng không có khả năng ngăn cản.
Tất nhiên, Tôn Ngộ Không không phải thực sự một đi không về, hắn đi một vòng tới Long Cung rồi quay lại. Bồ Tát biết rằng Tôn Ngộ Không ngang ngược, không thể khống chế, Đường Tăng dù muốn cũng không làm gì được vị đệ tử này. Tuy nhiên, trong hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng lại có rất nhiều yêu quái, ông cần sự bảo vệ của Tôn Ngộ Không. Do đó, để kiểm soát được con khỉ này, Bồ Tát đã lừa hắn đeo lên đầu vòng kim cô và dạy cho Đường Tăng các niệm chú. Mỗi lần không nghe lời sư phụ, Tôn Ngộ Không sẽ bị niệm chú khiến đầu óc đau đớn, choáng váng.
Sau đó, Tôn Ngộ Không đến gặp Quan Âm Bồ Tát để "lý luận", yêu cầu gỡ bỏ vòng kim cô. Quan Âm khuyên hắn nên đi theo Đường Tăng lấy kinh, chỉ cần lấy được kinh Phật, tự nhiên tu thành chánh quả, lúc đó vòng kim cô tự biến mất.
Tôn Ngộ Không lại nói rằng trên đường sẽ gặp khó khăn, cũng như tình huống không thể tự mình chống đỡ. Quan Âm Bồ Tát bèn nói nếu có khó khăn có thể tìm Ngài. Quan Âm đã nói như vậy, việc Tôn Ngộ Không đến tìm Ngài để xin giúp đỡ cũng là điều hợp tình hợp lý.
Thêm nữa, Phật Tổ Như Lai giao việc lấy kinh cho Quan Âm Bồ Tát xử lý, còn nhóm lấy kinh lại do chính Bồ Tát lựa chọn. Điều này có nghĩa là dự án Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh thực chất là của Quan Âm Bồ Tát. Vì thế, dự án gặp khó khăn cũng như việc của Quan Âm gặp khó, Tôn Ngộ Không thường xuyên đến tìm Ngài là điều dễ hiểu.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.