Trụ sở xã bỏ hoang sau sáp nhập: Chủ tịch tỉnh Phú Thọ lên tiếng

Sau loạt bài phản ánh về tình trạng nhiều trụ sở xã bỏ hoang sau khi sáp nhập ở Phú Thọ, ông Bùi Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh đang có phương án xử lý dựa vào tình hình thực tế của từng xã để tránh tình trạng lãng phí.

Thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Phú Thọ sau khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp là 225 đơn vị, trong đó có 197 xã, 11 thị trấn và 17 phường. Như vậy số lượng xã, phường giảm do sắp xếp là 52 đơn vị, trong đó có 51 xã và 1 phường.

Thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Phú Thọ sau khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp là 225 đơn vị, trong đó có 197 xã, 11 thị trấn và 17 phường. Như vậy số lượng xã, phường giảm do sắp xếp là 52 đơn vị, trong đó có 51 xã và 1 phường.

Việc thực hiện đề án đã mang lại hiệu quả nhất định trong chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.

Việc thực hiện đề án đã mang lại hiệu quả nhất định trong chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang bị dư thừa các trụ sở UBND xã sau sáp nhập. Nhiều trụ sở không còn được sử dụng, cỏ mọc um tùm, biến thành nơi chăn thả trâu bò.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang bị dư thừa các trụ sở UBND xã sau sáp nhập. Nhiều trụ sở không còn được sử dụng, cỏ mọc um tùm, biến thành nơi chăn thả trâu bò.

Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: ''Sau khi sáp nhập xã xong, tỉnh cũng đang sắp xếp lại theo nhu cầu thực tế của từng địa phương." Về phương án sử dụng các trụ sở xã sau sáp nhập, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ cho biết tỉnh này không có chủ trương chung nào cho tất cả các xã trên địa bàn toàn tỉnh, vì vậy cần phải dựa vào đặc thù và nhu cầu mỗi xã, đơn vị địa phương để có phương án hợp lý.

Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: ''Sau khi sáp nhập xã xong, tỉnh cũng đang sắp xếp lại theo nhu cầu thực tế của từng địa phương." Về phương án sử dụng các trụ sở xã sau sáp nhập, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ cho biết tỉnh này không có chủ trương chung nào cho tất cả các xã trên địa bàn toàn tỉnh, vì vậy cần phải dựa vào đặc thù và nhu cầu mỗi xã, đơn vị địa phương để có phương án hợp lý.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Minh Tân, Cẩm Khê, (Phú Thọ) cho biết: ''Hiện nay, chúng tôi đang tạm thời cho các khu dân cư mượn khuôn viên hội trường để tổ chức hội họp. Xin ý kiến chỉ đạo của huyện để chuyển đổi sang mục đích khác''.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Minh Tân, Cẩm Khê, (Phú Thọ) cho biết: ''Hiện nay, chúng tôi đang tạm thời cho các khu dân cư mượn khuôn viên hội trường để tổ chức hội họp. Xin ý kiến chỉ đạo của huyện để chuyển đổi sang mục đích khác''.

Ông Hoàng Danh Ca - Chủ tịch UBND xã Thanh Nga (cũ) nay là thị trấn Cẩm khê chia sẻ, tỉnh có kê khai tài sản sau khi sáp nhập để tỉnh có hướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp nhất, hiện xã vẫn chờ chủ trương, chỉ đạo từ cấp trên.

Ông Hoàng Danh Ca - Chủ tịch UBND xã Thanh Nga (cũ) nay là thị trấn Cẩm khê chia sẻ, tỉnh có kê khai tài sản sau khi sáp nhập để tỉnh có hướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp nhất, hiện xã vẫn chờ chủ trương, chỉ đạo từ cấp trên.

Ông Phạm Đức Dũng - Chủ tịch UBND xã Hoàng Cương, Thanh Ba, (Phú Thọ) nói về phương án xử lý trụ sở bỏ không, hoang phí: ''Xã đã làm văn bản trình lên UBND huyện và tỉnh để cho bán đấu giá toàn bộ cơ sở vật chất của 2 trụ sở cũ Yên Nội, Hoàng Cương.''

Ông Phạm Đức Dũng - Chủ tịch UBND xã Hoàng Cương, Thanh Ba, (Phú Thọ) nói về phương án xử lý trụ sở bỏ không, hoang phí: ''Xã đã làm văn bản trình lên UBND huyện và tỉnh để cho bán đấu giá toàn bộ cơ sở vật chất của 2 trụ sở cũ Yên Nội, Hoàng Cương.''

Ông Lê Hồng Thuận - Chủ tịch UBND xã Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ cho biết: ”Sau sáp nhập 3 xã vào với nhau, hiện tại Hanh Cù đang dư thừa 2 trụ sở xã. Riêng trụ sở xã Thanh Vân (cũ) xã đang đầu tư, cải tạo, nâng xây dựng trạm y tế Hanh Cù để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân 3 xã”.

Ông Lê Hồng Thuận - Chủ tịch UBND xã Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ cho biết: ”Sau sáp nhập 3 xã vào với nhau, hiện tại Hanh Cù đang dư thừa 2 trụ sở xã. Riêng trụ sở xã Thanh Vân (cũ) xã đang đầu tư, cải tạo, nâng xây dựng trạm y tế Hanh Cù để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân 3 xã”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba - ông Nguyễn Trung Tình cho biết: ''Huyện Thanh Ba có 12 xã phải sáp nhập, cứ 3 xã vào một nên hiện nay tình trạng đang dư thừa trụ sở xã. Chúng tôi đã làm báo cáo lên tỉnh cho hướng xử lý''.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba - ông Nguyễn Trung Tình cho biết: ''Huyện Thanh Ba có 12 xã phải sáp nhập, cứ 3 xã vào một nên hiện nay tình trạng đang dư thừa trụ sở xã. Chúng tôi đã làm báo cáo lên tỉnh cho hướng xử lý''.

''Với lại đây cũng là tài sản công nên trách nhiệm về địa phương nào thì xã ấy quản lý, còn như thế nào thì cũng phải xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh xử lý tài sản công không thể nào làm khác được'' - ông Tình cho biết thêm.

''Với lại đây cũng là tài sản công nên trách nhiệm về địa phương nào thì xã ấy quản lý, còn như thế nào thì cũng phải xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh xử lý tài sản công không thể nào làm khác được'' - ông Tình cho biết thêm.

Hình ảnh tại một số trụ sở UBND xã tại Phú Thọ mà PV ghi nhận được.

Hình ảnh tại một số trụ sở UBND xã tại Phú Thọ mà PV ghi nhận được.

Tại huyện Cẩm Khê, ba xã Cát Trù, Hiền Đa, Tình Cương sáp nhập thành xã mới Hùng Việt. Sau sáp nhập, trung tâm hành chính của xã mới là trụ sở xã Hiền Đa cũ, dư thừa 1 trụ sở xã Cát Trù, còn trụ sở xã Tình Cương cũ đang làm điểm giao dịch ngân hàng xã Hùng Việt mới.

Tại huyện Cẩm Khê, ba xã Cát Trù, Hiền Đa, Tình Cương sáp nhập thành xã mới Hùng Việt. Sau sáp nhập, trung tâm hành chính của xã mới là trụ sở xã Hiền Đa cũ, dư thừa 1 trụ sở xã Cát Trù, còn trụ sở xã Tình Cương cũ đang làm điểm giao dịch ngân hàng xã Hùng Việt mới.

Trụ sở xã Cát Trù (cũ) vừa xây dựng, tu bổ lại đẹp khang trang nay bỏ hoang, chưa được sử dụng.

Trụ sở xã Cát Trù (cũ) vừa xây dựng, tu bổ lại đẹp khang trang nay bỏ hoang, chưa được sử dụng.

Sau khi sáp nhập xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga (cũ) vào thị trấn Sông Thao (cũ) nay là thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, (Phú Thọ). Hiện tại, thị trấn đang dư thừa 3 trụ sở xã còn mới toanh, chưa có phương án xử lý.

Sau khi sáp nhập xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga (cũ) vào thị trấn Sông Thao (cũ) nay là thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, (Phú Thọ). Hiện tại, thị trấn đang dư thừa 3 trụ sở xã còn mới toanh, chưa có phương án xử lý.

Trụ sở xã Mai Tùng (cũ) huyện Hạ Hòa cũng đang bỏ không.

Trụ sở xã Mai Tùng (cũ) huyện Hạ Hòa cũng đang bỏ không.

Nhiều trụ sở UBND xã sau sáp nhập chưa có kế hoạch sử dụng, bỏ không gây lãng phí.

Nhiều trụ sở UBND xã sau sáp nhập chưa có kế hoạch sử dụng, bỏ không gây lãng phí.

Lãnh đạo xã Phú Lâm, Đoan Hùng nói: ''Đối với các trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập nếu không kịp thời xử lý thì sẽ không tránh khỏi tình trạng xuống cấp, hư hỏng gây lãng phí. Đặc biệt là địa phương chúng tôi cũng đang triển khai bán đấu giá để lấy kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà văn hóa khu dân cư''.

Lãnh đạo xã Phú Lâm, Đoan Hùng nói: ''Đối với các trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập nếu không kịp thời xử lý thì sẽ không tránh khỏi tình trạng xuống cấp, hư hỏng gây lãng phí. Đặc biệt là địa phương chúng tôi cũng đang triển khai bán đấu giá để lấy kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà văn hóa khu dân cư''.

''Sau khi sáp nhập thì xã Phú Lâm cũng dưa thừa ra hai trụ sở xã Quế Lâm và Phong Phú. Riêng trụ sở xã Phong Phú (cũ) nay là xã Phú Lâm, thuộc huyện Đoan Hùng chính quyền địa phương đã sắp xếp và làm trụ sở Công an xã'' - vị lãnh đạo này cho biết thêm.

''Sau khi sáp nhập thì xã Phú Lâm cũng dưa thừa ra hai trụ sở xã Quế Lâm và Phong Phú. Riêng trụ sở xã Phong Phú (cũ) nay là xã Phú Lâm, thuộc huyện Đoan Hùng chính quyền địa phương đã sắp xếp và làm trụ sở Công an xã'' - vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Xem thêm Video: Ninh Bình- dự án trường học hơn 30 tỷ bỏ hoang

Sông Thao

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/tru-so-xa-bo-hoang-sau-sap-nhap-chu-tich-tinh-phu-tho-len-tieng-1513280.html