Mil Mi-8 (NATO định danh là HIP) là dòng trực thăng hạng trung hai động cơ tuabin được phát triển bởi Nhà máy trực thăng Mil Moscow vào cuối những năm 1950 của thế kỷ trước. Thời điểm phát triển, có lẽ chính các kỹ sư của Mil Moscow không nghĩ được rằng "đứa con tinh thần" của mình lại bay lâu tới vậy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngày 2/7/1961 (cách đây 58 năm), nguyên mẫu mang tên V-8 khi đó mới chỉ có một động cơ tuabin trục AI-24 2.700shp đã thực hiện lần bay đầu tiên trước công chúng trong "Ngày Không quân Xô Viết". Nguồn ảnh: Wikipedia
Kể từ ngày hôm đó tới nay, hơn 17.000 chiếc Mi-8 cùng hàng chục phiên bản cải tiến (gồm cả đời Mi-17) đã được chế tạo liên tục ở hai nhà máy Kazan và Ulan-Ude. Con số này đưa Mi-8 trở thành một trong những trực thăng sản xuất nhiều nhất thế giới. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ngoài Liên Xô (sau này là Nga), trực thăng Mi-8 được xuất khẩu tới khoảng 79 quốc gia trên thế giới, đến nay ước tính vẫn còn khoảng 50 nước sử dụng, số lượng này đang có dấu hiệu tăng nhẹ khi không ít quốc gia thân Mỹ đang dần chuyển hướng sang sử dụng Mi-8 và các thế hệ cải tiến của nó. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đơn giản, đa công năng, đáng tin cậy, dễ bảo trì bảo dưỡng là những điều người ta nói về Mi-8 và không ai có thể tranh cãi điều đó. Trong ảnh, buồng lái đơn giản của Mi-8 theo dòng máy bay này từ những năm 1960 tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Điều mà người ta thích ở Mi-8 chính là sự đa công năng của nó. Mi-8 có thể chở tới 24 binh sĩ đầy đủ vũ trang (với UH-1 cùng thời của Mỹ thấp hơn nhiều) hoặc 4-5 tấn hàng hóa bên trong hoặc 4-5 tấn thiết bị treo ngoài... Nguồn ảnh: Airliners.net
UH-1 có khả năng vũ trang bị thì Mi-8 cũng có, một trong các phiên bản sản xuất nhiều nhất của nó Mi-8T có thể trang bị 4 cụm phóng rocket UV-16-57 với rocket 57mm, ngoài ra còn trang bị thêm 1-2 khẩu PK 7,62mm - nhiều hơn rất nhiều so với vũ khí của trực thăng đa dụng UH-1. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài vai trò vận tải - chiến đấu, Mi-8 còn được phát triển nhiều hàng chục phiên bản dùng cho chỉ huy, trinh sát, rải mìn, cứu thương, cứu hỏa, chở khách thương mai - gần như không có gì là Mi-8 không làm được. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài những thay đổi khung thân, giá treo vũ khí, hệ thống điện tử cho từng nhiệm vụ, cơ bản động lực gồm động cơ tuabin trục, cánh quạt nâng của Mi-8 không thay đổi qua nhiều thời kỳ. Tới nay, đa số các phiên bản Mi-8 vẫn dùng cánh quạt 5 lá kết hợp cánh quạt đuôi 3 lá, động cơ tuabin trục TV3-117 Series. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việt Nam được Liên Xô cung cấp Mi-8 vào những năm 1980 và chúng nhanh chóng phát huy vai trò của mình trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và đặc biệt là cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia chống lại tàn quân Khmer Đỏ. Tại đó, các máy bay Mi-8 ngoài khả năng chở quân, tải thương, đã vô số lần trút bão lửa lên đầu quân địch. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hôm nay, Không quân Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến dòng trực thăng Mi-8 và mua thêm các phiên bản cải tiến Mi-17 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Airliners.net
Về cơ bản, Mi-17 dù mang tên gọi khác nhưng nó dùng chung khung thân với Mi-8 với hình dạng giống hệt, chỉ có điều nó sử dụng động cơ - hộp số tốt hơn tới từ thế hệ trực thăng săn ngầm Mi-14 cho phép đạt hiệu suất bay tốt hơn khi hoạt động ở điều kiện "nóng và cao". Nguồn ảnh: Airliners.net
Video trực thăng Mi-17 bay ra Trường Sa cứu hộ ngư dân. Nguồn: Kênh QPVN
Hoàng Lê