Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley được gọi là "cơn ác mộng" với xe tăng đối phương. Đặc biệt trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, đã có hàng trăm xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Iraq bị loại vũ khí này của Mỹ bắn hạ.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley gia nhập kho vũ khí của Quân đội Mỹ vào năm 1981 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng.
Khoang chở quân trên dòng xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley có thể chứa tới 7 lính đổ bộ.
Cửa đổ quân lớn được thiết kế phía sau khiến cho việc đổ và thu hồi quân trở nên dễ dàng.
Hiện phiên bản được sử dụng phổ biến nhất là M2A2, trong khi phiên bản mới nhất là M2A4 với nhiều cải tiến vượt trội.
Về hệ thống điện tử, xe được trang bị hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu cực kỳ hiện đại dựa trên công nghệ FLIR thế hệ 2 cùng một hệ thống quang-điện tử.
Điều này cho phép chúng nhanh chóng phát hiện và khóa bắn mục tiêu bất kể điều kiện thời tiết, ngày hay đêm.
M2 Bradley được trang bị pháo chính M242 cỡ nòng 25mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm.
Vũ khí uy lực nhất của dòng xe chiến đấu bộ binh này là tên lửa chống tăng có điều khiển TOW.
Bệ phóng tên lửa TOW được lắp ngay trên tháp pháo. Cơ số đạn của tên lửa chống tăng TOW ở thế sẵn sàng chiến đấu là 2 quả. Ngoài ra còn một số quả tên lửa được dự trữ bên trong xe.
Với sự kết hợp với hệ thống chỉ thị và điều khiển mục tiêu hiện đại, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoáng cách 5 km.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley sử dụng động cơ diesel VTA-903T công suất 600 mã lực giúp xe có thể cơ động với tốc độ tối đa 66 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.
Vai trò của xe chiến đấu bộ binh M2 là chuyên chở bộ binh trên chiến trường, tạo ra sự che chắn hỏa lực cho binh sỹ ngoài xe và chế áp xe tăng và xe chiến đấu của đối phương.
Xe M2 Bradley có kíp xe ba người: chỉ huy, pháo thủ và lái xe.
Xe M2 Bradley đảm nhận nhiệm vụ trinh sát với kíp xe ba người cộng với 2 lính trinh sát/thám báo
M2 Bradley đã trải qua một chương trình nâng cấp, bao gồm những cải tiến dựa trên kinh nghiệm hoạt động trong chiến tranh vùng Vịnh, cho đến nay trên 600 xe đã được nâng cấp.
Vỏ M2 Bradley được chế tạo bằng giáp hợp kim nhôm và giữa các lớp có khoảng trống được hàn ghép lại.
Ngoài ra, các biến thể M2A2/A3/A4 Bradley đã được lắp thêm giáp thụ động hoặc giáp phản ứng nổ (ERA).
Thiết giáp M2 Bradley còn được trang bị hai thùng phóng lựu khói M257, tổng cộng chứa 8 quả đạn.
Ngoài ra xe cũng trang bị một hệ thống tạo/phun khói động cơ.
Tất cả các xe M2 Bradley đều có khả năng lội nước. Các mẫu xe đầu tiên được trang bị một tấm cản nước, được kíp lái lắp đặt trước khi lội nước.
Các mẫu M2 Bradley sau này được trang bị một phao bơm hơi ở phía trước và hai bên sườn xe.
Việc bơi dưới nước được thực hiện bằng hai xích xe, tốc độ bơi nước tối đa có thể đạt 7,2 km/h.
Về hỏa lực phiên bản mới nhất M2A4 được trang bị tên lửa chống tăng TOW và có thể là Spike NLOS do Israel sản xuất.
Đầu năm 2023, Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao 109 chiếc M2 Bradley cho Ukraine. Một số chiếc được cho là đã được Kiev sử dụng.
Trang Avia Pro của Nga ngày 18/4 đưa tin, tài khoản Telegram Fighterbomber tiết lộ thiết giáp M2 Bradley đầu tiên của Mỹ sản xuất đã bị phá hủy tại khu vực thành phố Vuhledar, Ukraine.
Hình ảnh từ video cho thấy trực thăng Ka-52 của lực lượng không quân Nga đã tấn công và phá hủy thiết giáp M2 Bradley.
Hiện các bên liên quan chưa bình luận về thông tin được truyền thông Nga đưa ra.
Giới phân tích cho rằng, việc trực thăng tấn công Ka-52 tiêu diệt được thiết giáp M2 Bradley cũng là điều dễ hiểu, bởi dòng trực thăng này còn có thể loại khỏi vòng chiến đấu ngay cả xe tăng hiện đại.
So với xe tăng chủ lực, thì M2 Bradley có giáp mỏng hơn, hỏa lực yếu hơn, vì vậy nếu trúng hỏa lực từ trực thăng tấn công, chúng sẽ dễ dàng bị phá hủy.