Trực tuyến hình ảnh: Gần 300 công nhân lao động đối thoại về chế độ, chính sách

Sáng nay (9/7), báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến 'Giải đáp những vướng mắc về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động'.

Buổi giao lưu nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).

* 8h: Rất đông công nhân lao động đến tham dự buổi giao lưu

Gần 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động của các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tham dự buổi giao lưu.

Gần 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động của các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tham dự buổi giao lưu.

* 8h25: Khai mạc buổi giao lưu

Dự buổi giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Nguyễn Kim Hoàng - Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy; Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Đoàn Tuấn Anh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phúc Thọ; Nguyễn Văn Công - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ.

Dự buổi giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Nguyễn Kim Hoàng - Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy; Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Đoàn Tuấn Anh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phúc Thọ; Nguyễn Văn Công - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ.

* 8h30: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu

Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Chế độ chính sách đối với người lao động là một nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động. Nội dung này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Hiểu biết các chế độ, chính sách để làm đúng, vừa là nghĩa vụ thực hiện đúng luật, vừa là quyền tự bảo vệ mình. Chính vì những lẽ đó mà việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, hiểu biết cho người lao động, người sử dụng về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động là điều rất cần thiết.

Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Chế độ chính sách đối với người lao động là một nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động. Nội dung này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Hiểu biết các chế độ, chính sách để làm đúng, vừa là nghĩa vụ thực hiện đúng luật, vừa là quyền tự bảo vệ mình. Chính vì những lẽ đó mà việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, hiểu biết cho người lao động, người sử dụng về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động là điều rất cần thiết.

Cùng phát biểu tại buổi giao lưu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ Nguyễn Văn Công cho hay: Bên cạnh việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động; các cấp Công đoàn huyện cũng đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho người lao động. Qua đó, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

Cùng phát biểu tại buổi giao lưu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ Nguyễn Văn Công cho hay: Bên cạnh việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động; các cấp Công đoàn huyện cũng đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho người lao động. Qua đó, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

* 8h45: Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo

Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đánh giá giao lưu trực tuyến là hoạt động thiết thực và rất có ý nghĩa mà báo Lao động Thủ đô duy trì trong nhiều năm qua. Qua các buổi giao lưu đã nâng cao kiến thức, hiểu biết về chế độ, chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động. Rất mong sau những buổi giao lưu trực tuyến như thế này, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trở nên hài hòa hơn.

Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đánh giá giao lưu trực tuyến là hoạt động thiết thực và rất có ý nghĩa mà báo Lao động Thủ đô duy trì trong nhiều năm qua. Qua các buổi giao lưu đã nâng cao kiến thức, hiểu biết về chế độ, chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động. Rất mong sau những buổi giao lưu trực tuyến như thế này, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trở nên hài hòa hơn.

* 8h50: Tặng hoa các chuyên gia

Đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và huyện Phúc Thọ tặng hoa cho các chuyên gia.

Đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và huyện Phúc Thọ tặng hoa cho các chuyên gia.

* 8h55: Công nhân lao động đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia

(Xem toàn bộ nội dung câu trả lời tại Giao lưu trực tuyến: Giải đáp những vướng mắc về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động)

Trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến có: ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng Chính sách chế độ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội và Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.

Trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến có: ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng Chính sách chế độ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội và Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.

 Anh Nguyễn Ngọc Long (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Ngọc Tảo) đặt 2 câu hỏi: - Hiện nay, có một số giáo viên tham gia truy đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 1995 song chế độ thâm niên của họ chỉ được tính từ năm 2003? Xin hỏi các chuyên gia tại sao họ không được tính mức thâm niên từ năm 1995? - Một số đồng chí giáo viên nam tham gia đóng bảo hiểm từ năm 1990 - 1991. Đến năm 1993 tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy 2 năm tham gia nghĩa vụ có được tính bảo hiểm không?

Anh Nguyễn Ngọc Long (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Ngọc Tảo) đặt 2 câu hỏi: - Hiện nay, có một số giáo viên tham gia truy đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 1995 song chế độ thâm niên của họ chỉ được tính từ năm 2003? Xin hỏi các chuyên gia tại sao họ không được tính mức thâm niên từ năm 1995? - Một số đồng chí giáo viên nam tham gia đóng bảo hiểm từ năm 1990 - 1991. Đến năm 1993 tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy 2 năm tham gia nghĩa vụ có được tính bảo hiểm không?

Anh Khuất Duy Hải (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thượng Cốc) đặt câu hỏi: Xin các chuyên gia giải thích rõ hơn về chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ nghỉ phép năm, nếu không nghỉ hoặc nghỉ không hết số ngày phép theo quy định thì được thanh toán như thế nào và cơ quan nào chi trả? Đối với cá nhân vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình, các cấp có thẩm quyền khi xử lý kỷ luật, thời gian bao lâu sau mới xử lý?

Anh Khuất Duy Hải (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thượng Cốc) đặt câu hỏi: Xin các chuyên gia giải thích rõ hơn về chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ nghỉ phép năm, nếu không nghỉ hoặc nghỉ không hết số ngày phép theo quy định thì được thanh toán như thế nào và cơ quan nào chi trả? Đối với cá nhân vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình, các cấp có thẩm quyền khi xử lý kỷ luật, thời gian bao lâu sau mới xử lý?

Anh Kiều Cao Việt (Chủ tịch Công đoàn xã Tích Giang) đặt câu hỏi: Chủ sử dụng lao động có những trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn lao động? Những trường hợp nào người lao động vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động mà không phải bị tai nạn trong khi đang làm việc?

Anh Kiều Cao Việt (Chủ tịch Công đoàn xã Tích Giang) đặt câu hỏi: Chủ sử dụng lao động có những trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn lao động? Những trường hợp nào người lao động vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động mà không phải bị tai nạn trong khi đang làm việc?

Chị Nguyễn Thị Tuyết (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Thuận) đặt câu hỏi: Người tham gia bảo hiểm chưa đủ các mức theo quy định, có được đóng 1 lần để được hưởng chính sách khi về hưu? Mức tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Tuyết (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Thuận) đặt câu hỏi: Người tham gia bảo hiểm chưa đủ các mức theo quy định, có được đóng 1 lần để được hưởng chính sách khi về hưu? Mức tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định như thế nào?

Chị Đặng Thị Hồng Vân (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phương Độ): Theo quy định của ngành Giáo dục thì người lao động được nghỉ hè 2 tháng (6+7). Mặt khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Vậy nếu thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì người lao động sẽ được hưởng chế độ như thế nào?

Chị Đặng Thị Hồng Vân (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phương Độ): Theo quy định của ngành Giáo dục thì người lao động được nghỉ hè 2 tháng (6+7). Mặt khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Vậy nếu thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì người lao động sẽ được hưởng chế độ như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Thu Hường (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Sen Chiểu) đặt câu hỏi: Hiện nay có một số giáo viên mầm non học cao đẳng, đại học chính quy nhưng khi thi đỗ viên chức chỉ được hưởng lương theo mức trung cấp. Theo tôi nếu như vậy sẽ không thu hút được sinh viên tham gia vào học các trường cao đẳng, đại học mà học trung cấp để sớm ra trường và đi làm. Điều đó sẽ không thu hút được nhân lực chất lượng cao vào các trường mầm non. Xin hỏi các chuyên gia chính sách tiền lương như vậy có hợp lý không?

Chị Nguyễn Thị Thu Hường (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Sen Chiểu) đặt câu hỏi: Hiện nay có một số giáo viên mầm non học cao đẳng, đại học chính quy nhưng khi thi đỗ viên chức chỉ được hưởng lương theo mức trung cấp. Theo tôi nếu như vậy sẽ không thu hút được sinh viên tham gia vào học các trường cao đẳng, đại học mà học trung cấp để sớm ra trường và đi làm. Điều đó sẽ không thu hút được nhân lực chất lượng cao vào các trường mầm non. Xin hỏi các chuyên gia chính sách tiền lương như vậy có hợp lý không?

Chị Cao Thị Bích Duyên (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thị trấn Phúc Thọ) đặt câu hỏi: Đối với các giáo viên, nhân viên là lao động hợp đồng theo sự thỏa thuận của Ủy ban nhân dân huyện đã có thời gian công tác lâu năm có hưởng chế độ, ưu tiên, đã ngộ gì trong kỳ thi tuyển viên chức sắp tới? Thời hạn thi thăng hạn giáo viên?

Chị Cao Thị Bích Duyên (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thị trấn Phúc Thọ) đặt câu hỏi: Đối với các giáo viên, nhân viên là lao động hợp đồng theo sự thỏa thuận của Ủy ban nhân dân huyện đã có thời gian công tác lâu năm có hưởng chế độ, ưu tiên, đã ngộ gì trong kỳ thi tuyển viên chức sắp tới? Thời hạn thi thăng hạn giáo viên?

Ê kip truyền trực tuyến báo Lao động Thủ đô.

Ê kip truyền trực tuyến báo Lao động Thủ đô.

 Ông Định Trọng Xiển (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Liên Hiệp) đặt 2 câu hỏi: - Trong Luật lao động có quy định đi là ngày chủ nhật được trả 200% lương, ngày lễ được 300% lương. Đơn vị tôi phân công trực mùng 1 tết được trả 200.000 đồng? Vậy xin hỏi các chuyên gia như vậy có đúng không? - Theo Luật An toàn lao động, hàng năm, chủ sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khở định kỳ và kinh phí do chủ sử dụng lao động chi trả đảm bảo. Các đơn vị hành chính đã đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên đến ngày đi khám, chủ sử dụng lao động lại trả lời là không có kinh phí. Cách giải quyết trong trường hợp này như thế nào?

Ông Định Trọng Xiển (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Liên Hiệp) đặt 2 câu hỏi: - Trong Luật lao động có quy định đi là ngày chủ nhật được trả 200% lương, ngày lễ được 300% lương. Đơn vị tôi phân công trực mùng 1 tết được trả 200.000 đồng? Vậy xin hỏi các chuyên gia như vậy có đúng không? - Theo Luật An toàn lao động, hàng năm, chủ sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khở định kỳ và kinh phí do chủ sử dụng lao động chi trả đảm bảo. Các đơn vị hành chính đã đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên đến ngày đi khám, chủ sử dụng lao động lại trả lời là không có kinh phí. Cách giải quyết trong trường hợp này như thế nào?

 Ông Nguyễn Văn Lương (Chủ tịch Công đoàn Quỹ tín dụng Phúc Hòa) đặt 2 câu hỏi: - Người lao động có thời gian đi hợp tác lao động nước ngoài (từ 1987 - 1991), thời gian đó có được tính cộng vào thờ gian đóng nối Bảo hiểm xã hội sau này hay không? - Ủy viên Ban chấp hành công đoàn đảm nhận nhiệm vụ kế toán kiêm thủ quỹ công đoàn? Vậy cá nhân đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm có được hưởng them phụ cấp ủy viên Ban chấp hành công đoàn nữa không?

Ông Nguyễn Văn Lương (Chủ tịch Công đoàn Quỹ tín dụng Phúc Hòa) đặt 2 câu hỏi: - Người lao động có thời gian đi hợp tác lao động nước ngoài (từ 1987 - 1991), thời gian đó có được tính cộng vào thờ gian đóng nối Bảo hiểm xã hội sau này hay không? - Ủy viên Ban chấp hành công đoàn đảm nhận nhiệm vụ kế toán kiêm thủ quỹ công đoàn? Vậy cá nhân đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm có được hưởng them phụ cấp ủy viên Ban chấp hành công đoàn nữa không?

Anh Khuất Đình Tâm (Chủ tịch Công đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Tích Giang) đặt câu hỏi: Cơ quan tôi có một lao động nữ bị động thai nghỉ quá 20 ngày làm việc trong 1 tháng, với trường hợp này công ty có được quyền báo giảm Bảo hiểm xã hội của người lao động này không? Nếu báo giảm thì khi người lao động nộp giấy hưởng Bảo hiểm xã hội cho những ngày ốm đó có được Bảo hiểm xã hội duyệt không?

Anh Khuất Đình Tâm (Chủ tịch Công đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Tích Giang) đặt câu hỏi: Cơ quan tôi có một lao động nữ bị động thai nghỉ quá 20 ngày làm việc trong 1 tháng, với trường hợp này công ty có được quyền báo giảm Bảo hiểm xã hội của người lao động này không? Nếu báo giảm thì khi người lao động nộp giấy hưởng Bảo hiểm xã hội cho những ngày ốm đó có được Bảo hiểm xã hội duyệt không?

Anh Chu Đức Biên (Chủ tịch Công đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Thọ Lộc) đặt câu hỏi: Doanh nghiệp có 50 lao động làm việc thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội, nhưng công đoàn cơ sở chỉ mới kết nạp được 20 đoàn viên công đoàn. Đến kỳ trích đóng kinh phí công đoàn, doanh nghiệp chỉ trích đóng cho số đoàn viên đã kết nạp là 20 người. Việc trích đóng kinh phí công đoàn như vậy đúng hay sai?

Anh Chu Đức Biên (Chủ tịch Công đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Thọ Lộc) đặt câu hỏi: Doanh nghiệp có 50 lao động làm việc thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội, nhưng công đoàn cơ sở chỉ mới kết nạp được 20 đoàn viên công đoàn. Đến kỳ trích đóng kinh phí công đoàn, doanh nghiệp chỉ trích đóng cho số đoàn viên đã kết nạp là 20 người. Việc trích đóng kinh phí công đoàn như vậy đúng hay sai?

 Chị Hà Thị Thu Hương (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Long Xuyên) đặt 2 câu hỏi: - Xin hỏi các chuyên gia, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lao động nữ sau sinh con ngoài việc nghỉ theo quy định là 6 tháng thì còn được hưởng thêm chế độ gì? Lao động nam tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, có vợ sinh con thì được hưởng chế độ như thế nào? - Vào ngày nghỉ, lãnh đạo cơ quan điện thoại cho người lao động đến cơ quan làm gấp một số công việc mà không có thông báo hay biên bản gì. Không may người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc hoặc trên đường đi/về thì bị. Vậy người lao động có được hưởng chế độ gì không?

Chị Hà Thị Thu Hương (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Long Xuyên) đặt 2 câu hỏi: - Xin hỏi các chuyên gia, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lao động nữ sau sinh con ngoài việc nghỉ theo quy định là 6 tháng thì còn được hưởng thêm chế độ gì? Lao động nam tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, có vợ sinh con thì được hưởng chế độ như thế nào? - Vào ngày nghỉ, lãnh đạo cơ quan điện thoại cho người lao động đến cơ quan làm gấp một số công việc mà không có thông báo hay biên bản gì. Không may người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc hoặc trên đường đi/về thì bị. Vậy người lao động có được hưởng chế độ gì không?

* 9h55: Giao lưu với công nhân lao động

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nội Lê Đình Hùng tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nội Lê Đình Hùng tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc trao quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc trao quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Lãnh đạo huyện Phúc Thọ tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Lãnh đạo huyện Phúc Thọ tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ Nguyễn Văn Công tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ Nguyễn Văn Công tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu

* 10h05: Công nhân lao động tiếp tục đặt câu hỏi

Anh Hoàng Quang Long (Chủ tịch Công đoàn Công ty) đặt câu hỏi: Tại điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Vậy công ty tôi 3 tháng Giám đốc có thưởng cho công nhân lao động hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thì số tiền thưởng này có phải tính để đóng bảo hiểm xã hội không?

Anh Hoàng Quang Long (Chủ tịch Công đoàn Công ty) đặt câu hỏi: Tại điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Vậy công ty tôi 3 tháng Giám đốc có thưởng cho công nhân lao động hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thì số tiền thưởng này có phải tính để đóng bảo hiểm xã hội không?

Chị Dương Thị Vân (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phụng Thượng) đặt câu hỏi: Trường hợp người lao động viết đơn xin nghỉ việc sinh con vào ngày 15/4/2019 đến ngày 17/4/2019, nhưng công ty vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hết tháng 4. Vậy thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động do công ty hay người lao động tự đi làm? Nếu người lao động tự đi làm thì thủ tục như thế nào?

Chị Dương Thị Vân (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phụng Thượng) đặt câu hỏi: Trường hợp người lao động viết đơn xin nghỉ việc sinh con vào ngày 15/4/2019 đến ngày 17/4/2019, nhưng công ty vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hết tháng 4. Vậy thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động do công ty hay người lao động tự đi làm? Nếu người lao động tự đi làm thì thủ tục như thế nào?

Chị Khuất Thị Thìn (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cồn giấy rượu) đặt câu hỏi: Tôi làm việc qua 3 công ty và đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp chung 1 số sổ Bảo hiểm xã hội. Nhưng ở công ty đầu tiên, tôi không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội vì công ty nợ Bảo hiểm xã hội, sau đó bị phá sản. Vì vậy, đến khi nghỉ việc tại công ty thứ 2, tôi cũng không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. Hiện tại tôi vẫn đang làm ở công ty thứ 3 và tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội vào số sổ đó.Tôi xin hỏi các chuyên gia tôi phải làm thế nào để được chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Chị Khuất Thị Thìn (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cồn giấy rượu) đặt câu hỏi: Tôi làm việc qua 3 công ty và đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp chung 1 số sổ Bảo hiểm xã hội. Nhưng ở công ty đầu tiên, tôi không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội vì công ty nợ Bảo hiểm xã hội, sau đó bị phá sản. Vì vậy, đến khi nghỉ việc tại công ty thứ 2, tôi cũng không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. Hiện tại tôi vẫn đang làm ở công ty thứ 3 và tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội vào số sổ đó.Tôi xin hỏi các chuyên gia tôi phải làm thế nào để được chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Chị Trần Thị Hợp (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tam Hiệp): Tôi hiện đang là giáo viên. Do gia đình có việc nên tôi xin nghỉ không lương 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/5/2019. Vậy trong thời gian nghỉ không lương này tôi có được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không?

Chị Trần Thị Hợp (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tam Hiệp): Tôi hiện đang là giáo viên. Do gia đình có việc nên tôi xin nghỉ không lương 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/5/2019. Vậy trong thời gian nghỉ không lương này tôi có được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không?

Chị Hoàng Thị Duyên (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh Đa) đặt câu hỏi: Tháng 4 vừa rồi, trường tôi có 1 công đoàn viên xin nghỉ việc. Vậy cách tính mức hưởng Bảo hiểm thất nghiệp khi thôi việc như thế nào? Thủ tục để làm chế độ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp? Tôi phải đến đâu để làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp?

Chị Hoàng Thị Duyên (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh Đa) đặt câu hỏi: Tháng 4 vừa rồi, trường tôi có 1 công đoàn viên xin nghỉ việc. Vậy cách tính mức hưởng Bảo hiểm thất nghiệp khi thôi việc như thế nào? Thủ tục để làm chế độ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp? Tôi phải đến đâu để làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp?

Anh Đỗ Kim Thoan (Chủ tịch Trường Tiểu học Liên Hiệp) đặt câu hỏi: Trước đây, có một số nông dân có diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước thu hồi để phát triển công nghiệp, họ xin vào làm công nhân tại doanh nghiệp. Tuy nhiên do tuổi đã cao, nếu họ có tham gia đóng bảo hiểm thì cũng không đủ thời gian theo quy định để hưởng chế độ hưu trí. Doanh nghiệp có thỏa thuận với họ là không đóng Bảo hiểm xã hội, số tiền đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được cộng thêm vào lương. Xin hỏi các chuyên gia doanh nghiệp làm như vậy có được không?

Anh Đỗ Kim Thoan (Chủ tịch Trường Tiểu học Liên Hiệp) đặt câu hỏi: Trước đây, có một số nông dân có diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước thu hồi để phát triển công nghiệp, họ xin vào làm công nhân tại doanh nghiệp. Tuy nhiên do tuổi đã cao, nếu họ có tham gia đóng bảo hiểm thì cũng không đủ thời gian theo quy định để hưởng chế độ hưu trí. Doanh nghiệp có thỏa thuận với họ là không đóng Bảo hiểm xã hội, số tiền đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được cộng thêm vào lương. Xin hỏi các chuyên gia doanh nghiệp làm như vậy có được không?

Chị Lê Thị Lan Hương (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Trạch Mỹ) đặt câu hỏi: Theo tôi được biết, Ban thanh tra nhân dân của chính quyền nhà nước được chính quyền hỗ trợ kinh phí hoạt động trong ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên khối trường học, Ban thanh tra nhân dân vẫn chưa được cấp kinh phí hoạt động. Xin các chuyên gia cho biết kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được quy định như thế nào? Khoản kinh phí đó được chi trả từ nguồn nào?

Chị Lê Thị Lan Hương (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Trạch Mỹ) đặt câu hỏi: Theo tôi được biết, Ban thanh tra nhân dân của chính quyền nhà nước được chính quyền hỗ trợ kinh phí hoạt động trong ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên khối trường học, Ban thanh tra nhân dân vẫn chưa được cấp kinh phí hoạt động. Xin các chuyên gia cho biết kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được quy định như thế nào? Khoản kinh phí đó được chi trả từ nguồn nào?

Anh Đặng Huy Bảo (Chủ tịch Công đoàn xã Vân Phúc) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết những điểm quy định mới về chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong năm 2019? Khi nào thì triển khai việc trả lương cho công nhân viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm?

Anh Đặng Huy Bảo (Chủ tịch Công đoàn xã Vân Phúc) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết những điểm quy định mới về chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong năm 2019? Khi nào thì triển khai việc trả lương cho công nhân viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm?

Anh Kiều Trọng Thiết (Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Đình) đặt câu hỏi: Năm 1986 tôi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Sau đó tôi có tham gia nghĩa vụ quân sự, đến tháng 12/1988 tôi trở về và đi dạy. Hiện tại các bạn bè cùng khóa với tôi ở các huyện khác thuộc Hà Nội, thâm niên đều hơn tôi 2%. Lý do được đưa ra là Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ tính cho tôi năm 1989 và 1990 là thời gian thử việc, còn các huyện khác thì được tính thâm niên ngay. Xin các chuyên gia giải thích cụ thể cho tôi về vấn đề này?

Anh Kiều Trọng Thiết (Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Đình) đặt câu hỏi: Năm 1986 tôi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Sau đó tôi có tham gia nghĩa vụ quân sự, đến tháng 12/1988 tôi trở về và đi dạy. Hiện tại các bạn bè cùng khóa với tôi ở các huyện khác thuộc Hà Nội, thâm niên đều hơn tôi 2%. Lý do được đưa ra là Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ tính cho tôi năm 1989 và 1990 là thời gian thử việc, còn các huyện khác thì được tính thâm niên ngay. Xin các chuyên gia giải thích cụ thể cho tôi về vấn đề này?

* 10h50: Kết thúc buổi giao lưu

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-gan-300-cong-nhan-lao-dong-doi-thoai-ve-che-do-chinh-sach-93500.html