Trung Đông căng như dây đàn khi tàu sân bay Mỹ áp sát Iran

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln bất ngờ đi qua eo biển Hormuz sát Iran. Động thái này được Mỹ tuyên bố nhằm 'thực thi các yêu cầu an ninh hàng hải'.

 Trong một động thái bất ngờ, Mỹ đã lệnh cho nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln băng qua eo biển Hormuz theo kế hoạch để tới vịnh Ba Tư hôm 19-11.

Trong một động thái bất ngờ, Mỹ đã lệnh cho nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln băng qua eo biển Hormuz theo kế hoạch để tới vịnh Ba Tư hôm 19-11.

 "Tàu sân bay sở hữu năng lực tác chiến đáng kinh ngạc. Chúng tôi sẽ hiện diện ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào cần thiết, nhằm thực thi toàn bộ yêu cầu an ninh hàng hải trong nhiệm vụ được giao", chuẩn đô đốc Michael Boyle, chỉ huy đơn vị tác chiến của tàu sân bay này cho hay.

"Tàu sân bay sở hữu năng lực tác chiến đáng kinh ngạc. Chúng tôi sẽ hiện diện ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào cần thiết, nhằm thực thi toàn bộ yêu cầu an ninh hàng hải trong nhiệm vụ được giao", chuẩn đô đốc Michael Boyle, chỉ huy đơn vị tác chiến của tàu sân bay này cho hay.

 Chuyến di chuyển qua eo biển Hormuz của nhóm tàu sân bay Abraham Lincoln diễn ra không lâu sau khi Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami cho rằng "tàu sân bay đối phương" sẽ không thể an toàn nếu áp sát bờ biển nước này.

Chuyến di chuyển qua eo biển Hormuz của nhóm tàu sân bay Abraham Lincoln diễn ra không lâu sau khi Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami cho rằng "tàu sân bay đối phương" sẽ không thể an toàn nếu áp sát bờ biển nước này.

 Tuy nhiên, Hạm đội 5 hải quân Mỹ khẳng định động thái của việc điều siêu tàu sân bay sẽ "không nhằm gia tăng căng thẳng hay thể hiện chính sách mới đối với Iran".

Tuy nhiên, Hạm đội 5 hải quân Mỹ khẳng định động thái của việc điều siêu tàu sân bay sẽ "không nhằm gia tăng căng thẳng hay thể hiện chính sách mới đối với Iran".

 Nhóm tác chiến của Mỹ tại vịnh Ba Tư gồm tàu sân bay USS Abraham Lincoln, tàu tuần dương USS Leyte Gulf và Không đoàn trên hạm số 7 với hàng chục máy bay các loại.

Nhóm tác chiến của Mỹ tại vịnh Ba Tư gồm tàu sân bay USS Abraham Lincoln, tàu tuần dương USS Leyte Gulf và Không đoàn trên hạm số 7 với hàng chục máy bay các loại.

 Lực lượng này được Mỹ triển khai đến Vùng Vịnh từ tháng 5, sau khi có tin tình báo rằng Iran đang chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn lên các tàu ở vịnh Ba Tư.

Lực lượng này được Mỹ triển khai đến Vùng Vịnh từ tháng 5, sau khi có tin tình báo rằng Iran đang chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn lên các tàu ở vịnh Ba Tư.

 Eo biển Hormuz nằm bên bờ biển Iran, nối vịnh Ba Tư và vịnh Oman, là thành phần quan trọng trong chiến lược đối phó với Mỹ của Tehran.

Eo biển Hormuz nằm bên bờ biển Iran, nối vịnh Ba Tư và vịnh Oman, là thành phần quan trọng trong chiến lược đối phó với Mỹ của Tehran.

 Đây là tuyến hàng hải duy nhất kết nối các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới như Kuwait, Bahrain, Iran, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) với Ấn Độ Dương, cũng là tuyến đường chở phần lớn khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar.

Đây là tuyến hàng hải duy nhất kết nối các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới như Kuwait, Bahrain, Iran, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) với Ấn Độ Dương, cũng là tuyến đường chở phần lớn khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar.

 Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gọi Hormuz là "yết hầu tồi tệ nhất thế giới", đánh giá nó quan trọng hơn cả eo biển Malacca ở Đông Nam Á và kênh đào Suez tại Ai Cập.

Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gọi Hormuz là "yết hầu tồi tệ nhất thế giới", đánh giá nó quan trọng hơn cả eo biển Malacca ở Đông Nam Á và kênh đào Suez tại Ai Cập.

 Chính vì vậy động thái điều siêu tàu sân bay USS Abraham Lincoln chất đầy máy bay đến vịnh Ba Tư tiếp tục cho thấy động thái cứng rắn của Mỹ trước Iran.

Chính vì vậy động thái điều siêu tàu sân bay USS Abraham Lincoln chất đầy máy bay đến vịnh Ba Tư tiếp tục cho thấy động thái cứng rắn của Mỹ trước Iran.

 USS Abraham Lincoln là siêu tàu sân bay thứ 5 thuộc lớp Nimitz của Mỹ, được biên chế năm 1989. Tàu dài 333m, rộng 76 m, có khả năng mang tối đa 90 máy bay và trực thăng, trang bị hai lò phản ứng hạt nhân cho phép di chuyển với tốc độ hơn 56 km/h.

USS Abraham Lincoln là siêu tàu sân bay thứ 5 thuộc lớp Nimitz của Mỹ, được biên chế năm 1989. Tàu dài 333m, rộng 76 m, có khả năng mang tối đa 90 máy bay và trực thăng, trang bị hai lò phản ứng hạt nhân cho phép di chuyển với tốc độ hơn 56 km/h.

 Vũ khí của USS Abraham Lincoln gồm hai bệ phóng tên lửa tầm trung RIM-7 Sea Sparrow, hai bệ tên lửa tầm ngắn RIM-116 và hai tổ hợp phòng thủ cực gần Phalanx. Chúng đủ sức tạo ra "lưới lửa" đánh chặn nhiều vũ khí của Iran trong trường hợp các quả đạn đối phương vượt qua lá chắn phòng thủ của các chiến hạm hộ tống.

Vũ khí của USS Abraham Lincoln gồm hai bệ phóng tên lửa tầm trung RIM-7 Sea Sparrow, hai bệ tên lửa tầm ngắn RIM-116 và hai tổ hợp phòng thủ cực gần Phalanx. Chúng đủ sức tạo ra "lưới lửa" đánh chặn nhiều vũ khí của Iran trong trường hợp các quả đạn đối phương vượt qua lá chắn phòng thủ của các chiến hạm hộ tống.

 Đi kèm USS Abraham Lincoln là Không đoàn tàu sân bay số 7. Đơn vị này được biên chế hàng chục máy bay các loại, trong đó một nửa là tiêm kích đa năng F/A-18E/F Super Hornet. Các phi đội F/A-18 thường nhận nhiệm vụ tấn công tầm xa, tuần tra và làm chủ không phận trong mọi chiến dịch của hải quân Mỹ.

Đi kèm USS Abraham Lincoln là Không đoàn tàu sân bay số 7. Đơn vị này được biên chế hàng chục máy bay các loại, trong đó một nửa là tiêm kích đa năng F/A-18E/F Super Hornet. Các phi đội F/A-18 thường nhận nhiệm vụ tấn công tầm xa, tuần tra và làm chủ không phận trong mọi chiến dịch của hải quân Mỹ.

 Không đoàn tàu sân bay số 7 còn sở hữu tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Glowler chuyên gây nhiễu, chế áp và tấn công hệ thống phòng không đối phương; và máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye đóng vai trò là tai mắt của cả nhóm tác chiến tàu sân bay, có nhiệm vụ phát hiện, truyền tham số mục tiêu và điều phối hoạt động trên không của Không đoàn. Đây được coi là một trong những siêu tàu sân bay mạnh nhất thế giới.

Không đoàn tàu sân bay số 7 còn sở hữu tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Glowler chuyên gây nhiễu, chế áp và tấn công hệ thống phòng không đối phương; và máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye đóng vai trò là tai mắt của cả nhóm tác chiến tàu sân bay, có nhiệm vụ phát hiện, truyền tham số mục tiêu và điều phối hoạt động trên không của Không đoàn. Đây được coi là một trong những siêu tàu sân bay mạnh nhất thế giới.

Việt Hùng (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-trung-dong-cang-nhu-day-dan-khi-tau-san-bay-my-ap-sat-iran/833692.antd