Trung Đông hoang tàn trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất

Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất; lực lượng liên quân với lực lượng quân sự vượt trội, đã áp đảo hoàn toàn Quân đội Iraq của Saddam Hussein.

Bị kiệt quệ trong cuộc chiến kéo dài 8 năm chống lại Iran, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã quyết định xâm lược quốc gia láng giềng giàu có là Kuwait, mở ra cuộc Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất. Saddam tuyên bố, Kuwait đang đánh cắp dầu từ mỏ dầu Rumaylah của Iraq ở biên giới hai nước. Ảnh: Xe tăng Quân đội Iraq áp sát Kuwait - Nguồn: Wikipedia.

Bị kiệt quệ trong cuộc chiến kéo dài 8 năm chống lại Iran, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã quyết định xâm lược quốc gia láng giềng giàu có là Kuwait, mở ra cuộc Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất. Saddam tuyên bố, Kuwait đang đánh cắp dầu từ mỏ dầu Rumaylah của Iraq ở biên giới hai nước. Ảnh: Xe tăng Quân đội Iraq áp sát Kuwait - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 15/7/1990, Saddam ra lệnh cho các đơn vị Vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ của mình áp sát biên giới Kuwait. Ngày 2/8, sau khi đánh lừa các quốc gia Ả Rập và phương Tây tin rằng, Iraq không có ý định thực sự xâm lược Kuwait, với lực lượng 100.000 quân và 200 xe tăng, Quân đội Iraq đã đánh chiếm Kuwait trong vòng 24 tiếng. Ảnh: Tổng thống Iraq Saddam nói chuyện với binh sĩ Iraq tại Kuwait - Nguồn: History.

Ngày 15/7/1990, Saddam ra lệnh cho các đơn vị Vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ của mình áp sát biên giới Kuwait. Ngày 2/8, sau khi đánh lừa các quốc gia Ả Rập và phương Tây tin rằng, Iraq không có ý định thực sự xâm lược Kuwait, với lực lượng 100.000 quân và 200 xe tăng, Quân đội Iraq đã đánh chiếm Kuwait trong vòng 24 tiếng. Ảnh: Tổng thống Iraq Saddam nói chuyện với binh sĩ Iraq tại Kuwait - Nguồn: History.

Hoàng gia Kuwait phải chạy sang Ả Rập Saudi tị nạn. Liên hợp quốc lập tức ra Nghị quyết 660 lên án Saddam xâm lược Kuwait với số phiếu đồng thuận 100% (trừ Iraq). Ngày 7/8, Mỹ đưa lực lượng đầu tiên đến Ả Rập Xê Út và nhân danh LHQ, kêu gọi thành lập lực lượng Liên quân, do Mỹ đứng đầu, với 670.000 quân, trong đó 425.000 quân của Mỹ. Ảnh: Xe tăng Mỹ tại Ả Rập Saudi - Nguồn: History.

Hoàng gia Kuwait phải chạy sang Ả Rập Saudi tị nạn. Liên hợp quốc lập tức ra Nghị quyết 660 lên án Saddam xâm lược Kuwait với số phiếu đồng thuận 100% (trừ Iraq). Ngày 7/8, Mỹ đưa lực lượng đầu tiên đến Ả Rập Xê Út và nhân danh LHQ, kêu gọi thành lập lực lượng Liên quân, do Mỹ đứng đầu, với 670.000 quân, trong đó 425.000 quân của Mỹ. Ảnh: Xe tăng Mỹ tại Ả Rập Saudi - Nguồn: History.

Ngày 29/11/1990, LHQ ra nghị quyết số 678, ấn định ngày 15/01/1991 là ngày Iraq phải rút khỏi Kuwait và bồi thường thiệt hại cho Kuwait; hoặc đối mặt với việc trục xuất vũ trang bởi liên minh do Mỹ dẫn đầu, có sự hỗ trợ của Liên hợp quốc. Tuy nhiên Saddam "bỏ ngoài tai" nghị quyết của LHQ. Ảnh: Quân Mỹ tập kết tại Ả Rập Saudi để chuẩn bị cho chiến dịch "Tự do bền vững" - Nguồn: History.

Ngày 29/11/1990, LHQ ra nghị quyết số 678, ấn định ngày 15/01/1991 là ngày Iraq phải rút khỏi Kuwait và bồi thường thiệt hại cho Kuwait; hoặc đối mặt với việc trục xuất vũ trang bởi liên minh do Mỹ dẫn đầu, có sự hỗ trợ của Liên hợp quốc. Tuy nhiên Saddam "bỏ ngoài tai" nghị quyết của LHQ. Ảnh: Quân Mỹ tập kết tại Ả Rập Saudi để chuẩn bị cho chiến dịch "Tự do bền vững" - Nguồn: History.

Ngày 16/1/1991 - Chiến dịch "Bão táp sa mạc" bắt đầu bằng một chiến dịch không kích lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng và lực lượng quân sự của Iraq. Lần đầu tiên máy bay tàng hình và tên lửa hành trình Tomahawk thực chiến. Trong khoảng thời gian 38 ngày, liên quân đã thực hiện hơn 110.000 phi vụ tiến công các mục tiêu trong lãnh thổ Iraq và Kuwait. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Liên quân trong Chiến dịch "Bão táp sa mạc" - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 16/1/1991 - Chiến dịch "Bão táp sa mạc" bắt đầu bằng một chiến dịch không kích lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng và lực lượng quân sự của Iraq. Lần đầu tiên máy bay tàng hình và tên lửa hành trình Tomahawk thực chiến. Trong khoảng thời gian 38 ngày, liên quân đã thực hiện hơn 110.000 phi vụ tiến công các mục tiêu trong lãnh thổ Iraq và Kuwait. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Liên quân trong Chiến dịch "Bão táp sa mạc" - Nguồn: Wikipedia.

Chiến dịch không kích lớn bao gồm phần lớn các cuộc ném bom bằng máy bay ném bom chiến lược B-52, phá hủy hệ thống thông tin liên lạc của Iraq, làm suy giảm lực lượng quân sự và làm mất tinh thần của binh sĩ. Nguồn ảnh: History

Chiến dịch không kích lớn bao gồm phần lớn các cuộc ném bom bằng máy bay ném bom chiến lược B-52, phá hủy hệ thống thông tin liên lạc của Iraq, làm suy giảm lực lượng quân sự và làm mất tinh thần của binh sĩ. Nguồn ảnh: History

Ngày 18/1, Tổng thống Saddam hạ lệnh đưa tên lửa SCUD tấn công các mục tiêu của Israel trong một nỗ lực tuyệt vọng, nhằm mở rộng cuộc chiến và ngăn cản các quốc gia Hồi giáo ủng hộ liên minh. Ảnh: Một quả tên lửa SCUD của Iraq sau khi phát nổ - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 18/1, Tổng thống Saddam hạ lệnh đưa tên lửa SCUD tấn công các mục tiêu của Israel trong một nỗ lực tuyệt vọng, nhằm mở rộng cuộc chiến và ngăn cản các quốc gia Hồi giáo ủng hộ liên minh. Ảnh: Một quả tên lửa SCUD của Iraq sau khi phát nổ - Nguồn: Wikipedia.

Để giảm áp lực tiến công của Liên quân, từ ngày 29/1 đến ngày 1/2/1991, Saddam đưa hai sư đoàn cơ giới và một sư đoàn thiết giáp đánh chiếm thị trấn Khafji ở phía đông bắc Ả Rập Saudi trên hướng Vịnh Ba Tư. Với sự yểm trợ trên không của Liên quân, các đơn vị mặt đất của Ả Rập Xê-út và Qatar đã đẩy lùi quân Iraq trong trận Khafji. Ảnh: Một đơn vị của Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: History

Để giảm áp lực tiến công của Liên quân, từ ngày 29/1 đến ngày 1/2/1991, Saddam đưa hai sư đoàn cơ giới và một sư đoàn thiết giáp đánh chiếm thị trấn Khafji ở phía đông bắc Ả Rập Saudi trên hướng Vịnh Ba Tư. Với sự yểm trợ trên không của Liên quân, các đơn vị mặt đất của Ả Rập Xê-út và Qatar đã đẩy lùi quân Iraq trong trận Khafji. Ảnh: Một đơn vị của Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: History

Đến ngày 24/2, nhận thấy tiềm lực quân sự của Iraq đã bị phá hủy phần lớn, chiến dịch trên bộ của liên quân bắt đầu. Liên quân tấn công bờ biển Kuwait, ý định đổ bộ của Thủy quân lục chiến, nhưng cuộc tấn công chính là vào đất liền, chống lại lực lượng của Saddam ở Kuwait và Iraq. Ảnh: Xe chiến đấu đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Kuwwait - Nguồn: History

Đến ngày 24/2, nhận thấy tiềm lực quân sự của Iraq đã bị phá hủy phần lớn, chiến dịch trên bộ của liên quân bắt đầu. Liên quân tấn công bờ biển Kuwait, ý định đổ bộ của Thủy quân lục chiến, nhưng cuộc tấn công chính là vào đất liền, chống lại lực lượng của Saddam ở Kuwait và Iraq. Ảnh: Xe chiến đấu đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Kuwwait - Nguồn: History

Lực lượng SAS của Anh là những người đầu tiên tiến vào Iraq, nhiều pháo phản lực bắn loạt M270 của Mỹ tấn công các vị trí của đóng quân của Quân đội Iraq, trong khi xe ủi đất thực hành "mở cửa", xé toạc khoảng trống trên các bức tường cát dọc biên giới giữa Ả Rập Xê-út và Kuwait để xe tăng của liên quân bước vào chiến đấu. Ảnh: Xe tăng của Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: History

Lực lượng SAS của Anh là những người đầu tiên tiến vào Iraq, nhiều pháo phản lực bắn loạt M270 của Mỹ tấn công các vị trí của đóng quân của Quân đội Iraq, trong khi xe ủi đất thực hành "mở cửa", xé toạc khoảng trống trên các bức tường cát dọc biên giới giữa Ả Rập Xê-út và Kuwait để xe tăng của liên quân bước vào chiến đấu. Ảnh: Xe tăng của Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: History

Ngày 25/2, một tên lửa SCUD của Iraq đã bắn trúng doanh trại của Quân đội Mỹ tại Dhahran (Ả Rập Xê Út), giết chết 28 lính Mỹ và làm gần 100 người bị thương. Đây là thiệt hại lớn nhất của Quân đội Mỹ trong chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ảnh: Xác một quả tên lửa SCUD phóng vào Ả Rập Xê Út - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 25/2, một tên lửa SCUD của Iraq đã bắn trúng doanh trại của Quân đội Mỹ tại Dhahran (Ả Rập Xê Út), giết chết 28 lính Mỹ và làm gần 100 người bị thương. Đây là thiệt hại lớn nhất của Quân đội Mỹ trong chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ảnh: Xác một quả tên lửa SCUD phóng vào Ả Rập Xê Út - Nguồn: Wikipedia.

Không thể chịu nổi sức tiến công của Liên quân, ngày 26/2/1991 - Saddam ra lệnh cho quân đội của mình bắt đầu rút khỏi Kuwait. Trước khi rút quân, Quân đội Iraq đã đốt 700 giếng dầu của Kuwait tạo những đám khói khổng lồ. Sự hoảng loạn bắt đầu xảy ra với lính Iraq. Ảnh: Một xe tăng của Iraq bị bắn cháy - Nguồn: History

Không thể chịu nổi sức tiến công của Liên quân, ngày 26/2/1991 - Saddam ra lệnh cho quân đội của mình bắt đầu rút khỏi Kuwait. Trước khi rút quân, Quân đội Iraq đã đốt 700 giếng dầu của Kuwait tạo những đám khói khổng lồ. Sự hoảng loạn bắt đầu xảy ra với lính Iraq. Ảnh: Một xe tăng của Iraq bị bắn cháy - Nguồn: History

Ngày 27/2 - Sư đoàn thiết giáp Số 1 của Mỹ tấn công Sư đoàn Medina của Vệ binh Cộng hòa Iraq tại Medina Ridge ở phía bắc Kuwait, nơi Iraq bố trí xe tăng T-72 phục kích. Sư đoàn Thiết giáp 1 đã phát hiện ra cuộc phục kích và xe tăng M-1 Abrams đã đấu tăng với T-72; cùng với sự hỗ trợ của pháo binh và không quân, sư đoàn tăng Medina đã bị xóa sổ hoàn toàn. Ảnh: Xe tăng của Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: History

Ngày 27/2 - Sư đoàn thiết giáp Số 1 của Mỹ tấn công Sư đoàn Medina của Vệ binh Cộng hòa Iraq tại Medina Ridge ở phía bắc Kuwait, nơi Iraq bố trí xe tăng T-72 phục kích. Sư đoàn Thiết giáp 1 đã phát hiện ra cuộc phục kích và xe tăng M-1 Abrams đã đấu tăng với T-72; cùng với sự hỗ trợ của pháo binh và không quân, sư đoàn tăng Medina đã bị xóa sổ hoàn toàn. Ảnh: Xe tăng của Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: History

Các cuộc không kích của Liên quân đã tiêu diệt hàng loạt đơn vị Iraq đang trên đường rút quân khỏi Kuwait. Trong khi đó, Thủy quân lục chiến Mỹ và Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân phía Đông tiến vào giải phóng Kuwait, mà không có bất kỳ sự kháng cự nào của Quân đội Iraq. Ảnh: Xác xe tăng, cơ giới của Iraq bị Liên quân phá hủy trên đường rút quân - Nguồn: History

Các cuộc không kích của Liên quân đã tiêu diệt hàng loạt đơn vị Iraq đang trên đường rút quân khỏi Kuwait. Trong khi đó, Thủy quân lục chiến Mỹ và Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân phía Đông tiến vào giải phóng Kuwait, mà không có bất kỳ sự kháng cự nào của Quân đội Iraq. Ảnh: Xác xe tăng, cơ giới của Iraq bị Liên quân phá hủy trên đường rút quân - Nguồn: History

Ngày 28/2 - Liên minh do Mỹ dẫn đầu, đàm phán về việc ngừng bắn. Các nhà lãnh đạo phương Tây quyết định không lật đổ Saddam với lý do nó sẽ gây mất ổn định khu vực. Nhưng hơn 10 năm sau đó, Mỹ đã dẫn đầu liên quân, chiếm đóng Iraq vào năm 2003 với chiến dịch "Tự do bền vững". Ảnh: Tù binh Quân đội Iraq - Nguồn: Alamy Stock

Ngày 28/2 - Liên minh do Mỹ dẫn đầu, đàm phán về việc ngừng bắn. Các nhà lãnh đạo phương Tây quyết định không lật đổ Saddam với lý do nó sẽ gây mất ổn định khu vực. Nhưng hơn 10 năm sau đó, Mỹ đã dẫn đầu liên quân, chiếm đóng Iraq vào năm 2003 với chiến dịch "Tự do bền vững". Ảnh: Tù binh Quân đội Iraq - Nguồn: Alamy Stock

Những hình ảnh hiếm hoi ghi lại cận chiến dịch Bão táp sa mạc của Mỹ và Liên Quân.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-dong-hoang-tan-trong-chien-tranh-vung-vinh-lan-thu-nhat-1484227.html