Trung Đông năm 2020, sẽ ra sao?

2019 là năm đáng ghi nhớ với các cuộc biểu tình rầm rộ không chỉ trong thế giới Arab mà còn khắp Trung Đông. Làn sóng nổi dậy thứ hai kìm hãm Iraq, Lebanon, Algeria, Sudan và Iran, làm dậy sóng những so sánh với “Mùa xuân Arab” của năm 2011. Nếu 2019 được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình phổ biến, năm 2020 sẽ chứng kiến sự tiếp tục của hỗn loạn và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia. Trái ngược với “Mùa xuân Arab” 2011, hầu hết các cuộc nổi dậy gần đây là diễn ra hòa bình.

Vậy Trung Đông, vốn chưa bao giờ yên ả, có thể diễn biến như thế nào trong năm 2020?

Người biểu tình chống chính phủ đốt lửa khi lực lượng an ninh phong tỏa tuyến đường Rasheed trong các cuộc đụng độ ở Baghdad, Iraq.

Người biểu tình chống chính phủ đốt lửa khi lực lượng an ninh phong tỏa tuyến đường Rasheed trong các cuộc đụng độ ở Baghdad, Iraq.

Iraq và Lebanon

Đặc điểm chung ở cả hai quốc gia này là cáo buộc của Mỹ và phương Tây về sự can thiệp bị cáo buộc của Iran vào nền chính trị. Ở Iraq, quốc gia có biên giới dài với Iran, người dân thuộc mọi giáo phái và sắc tộc kêu gọi chấm dứt tình trạng can dự của Tehran vào hệ thống chính trị hỗn loạn của đất nước. Cũng như Lebanon, người Iraq thấy mình được kết nối giữa hai thế lực thù địch: Iran và Mỹ. Iran không ngại sử dụng các lực lượng ủy nhiệm ở cả hai quốc gia: Hezbollah ở Lebanon và Lực lượng Huy động phổ biến (PMF) ở Iraq. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran sẽ cản trở nỗ lực đưa ra giải pháp chính trị ở cả hai nước trong ngắn hạn.

Trong khi đó, nhiều người lo ngại, nền kinh tế Lebanon có thể sụp đổ bất cứ lúc nào khi bế tắc chính trị kéo dài. Iran sẽ làm hỏng những nỗ lực giúp đáp ứng những gì người biểu tình muốn: Một luật bầu cử tiến bộ sẽ dẫn đến bầu cử sớm cho phép công dân ở cả hai nước lựa chọn các ứng viên độc lập, không phụ thuộc vào hệ thống hạn ngạch dựa trên giáo phái. Không đạt được mục tiêu này, khả năng xung đột dân sự sẽ leo thang. Một viễn cảnh nghiệt ngã cho cả hai nước là kịch bản hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Syria

Hy vọng về một thỏa thuận hòa bình tại Syria nhằm thông qua một hiến pháp mới đang mờ dần. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga dường như đã có mục tiêu mới khi Ankara sẽ từ bỏ Idlib trong khi tăng cường sự hiện diện quân sự ở đông bắc Syria và đẩy lùi lực lượng người Kurd. Syria sẽ vẫn là một điểm nóng trong khu vực khi Israel tiếp tục tấn công các căn cứ của Iran ở đó. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện mang tính biểu tượng ở các mỏ dầu ở phía đông và có những lo ngại, Washington có thể trao quyền cho một thực thể người Kurd ly khai ở khu vực đó.

Libya

Đất nước bị chiến tranh tàn phá này đang trở thành một điểm nóng sau thỏa thuận gây tranh cãi gần đây giữa Chính phủ Hiệp định quốc gia (GNA) ở Tripoli và Thổ Nhĩ Kỳ. Khi các lực lượng của quân đội quốc gia Libya, do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo, tiếp tục tiến về thủ đô, các cường quốc khu vực và thế giới phân thành hai phe: phe hỗ trợ GNA và phe ủng hộ tướng Haftar để thống nhất đất nước. Sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm phức tạp thêm tình hình và sẽ khiến khu vực phân cực hơn nữa.

Israel - Palestine

Thỏa thuận thế kỷ hiện đang bị trì hoãn trong khi chờ kết quả của cuộc tổng tuyển cử thứ ba của Israel chỉ trong một năm qua. Nhưng thông báo của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào tuần trước về việc sẽ mở một cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh của Israel và Palestine kể từ năm 2014, đã làm náo loạn các lãnh đạo chính trị và quân sự của Israel. Đây là một thách thức mới và chưa từng có đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã tấn công ICC, cáo buộc tổ chức này chống Do Thái. Ngay sau động thái ICC, Israel lập tức thông báo đang tạm dừng kế hoạch sáp nhập Thung lũng Jordan. Trong khi đó, sự chia rẽ sẽ tiếp tục làm khổ người Palestine ở Bờ Tây và Gaza. Mặc dù lên kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử lập pháp vào năm 2020, Hamas và Fatah dường như không đạt được một thỏa thuận nào. Mặt khác, khi ông Netanyahu quyết chiến đấu vì sự sống còn chính trị của mình, cũng như cố gắng tránh bị bỏ tù về tội tham nhũng, nhà lãnh đạo này cũng có thể kích hoạt một cuộc đối đầu quân sự với Hezbollah hoặc Hamas hoặc cả hai.

Nhìn chung, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy nhiều bất ổn sẽ xảy ra trong khu vực vào năm 2020. Trung Đông sẽ phải đối mặt với sự phân cực ngày càng tăng, nhất là trong mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Iran.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_218526_trung-dong-nam-2020-se-ra-sao-.aspx